nic_1176

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Xác định mối quan hệ đời sống xã hội đối với sự chuyển biến của thơ ca về nội dung cũng như hình thức. Trình bày về nội dung và hình thức cảm hứng thế sự đời tư trong thơ 1975 - 2000 ở cả phương diện đồng đại và lịch đại
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006

PHẦN MỞ ĐẦU
1, L‎ý do chọn đề tài.
1.1 Một thời kỳ thơ ca đang lưu chuyển.
Thơ ca Việt Nam sau chiến tranh, tính từ thời điểm 1975
đến nay đã diễn ra hơn 1/4 thế kỷ và vẫn đang trong giai đoạn định hình.
Nhận diện một giai đoạn thơ ca đang lƣu chuyển là công việc không dễ
dàng. Những năm trở lại đây vấn đề nhìn nhận văn học sau chiến tranh
đang gây nên nhiều cuộc tranh cãi trong giới phê bình và sáng tác với
nhiều ý‎kiến phân tán, không trùng khớp và thậm chí đối nghịch nhau.
Một trong những khó khăn của việc đánh giá đó là chúng ta chƣa
có một khoảng cách cần thiết để nhìn nhận và đánh giá một cách khách
quan, toàn diện văn học trong những tƣơng quan nhiều mặt: thời đại, lịch
sử, dân tộc và sự phát triển của con ngƣời Việt Nam.
Mặt khác, văn học nói chung và thơ ca nói riêng đang chịu sự tác
động sâu sắc của nền kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh thuận lợi là chúng ta có
thể tự do sáng tác( ai có khả năng đều có cơ hội viết hết mình, và viết
bằng chính suy nghĩ, cảm xúc của mình chứ không phải bằng bất cứ dạng
đặt hàng ép uổng nào (nói cách khác, cái gọi là “cá tính sáng tạo” hay
“chủ thể sáng tạo”đã đƣợc coi trọng); hạn chế của kinh tế thị trƣờng đối
với văn học là nhiều ngƣời sẽ lợi dụng vào cái gọi là “tự do sáng tạo” để
phát ngôn bừa bãi, phục vụ lợi ích cá nhân hay thị hiếu của một thiểu số
độc giả thiển cận nào đó. Ngay trong lĩnh vực phê bình, khái niệm “Tự
do” cũng có nhiều vấn đề phải bàn cãi. Có nhiều đánh giá, nhiều nhận
định, nhiều cách tiếp cận nghiêm túc nhƣng cũng không thiếu thái độ phá
phách, lăng xê hay hạ bệ thái quá vì những lý do ngoài văn chƣơng, đôi
khi đánh mất định hƣớng đối với những ngƣời sáng tác vẫn trong giai
đoạn tìm đƣờng.
Yêu cầu đƣa ra một cách nhìn khách quan, khoa học để phán xét
phân minh đối với nền thơ ca đang lƣu chuyển và còn nhiều phức tạp là
vấn đề cấp thiết.
1.2.Vai trò chủ đạo của cảm hứng thế sự đời tư.
Đánh giá một cách hệ thống và toàn diện thơ Việt Nam 1975-2000,
có thể thấy rằng cảm hứng thế sự đời tƣ đóng vai trò chủ đạo thu hút phần
lớn nỗ lực tìm kiếm sáng tạo của giới sáng tác về nội dung cũng nhƣ hình
thức. Điều này tạo nên những thay đổi căn bản của thơ sau chiến tranh so
với các giai đoạn trƣớc. Sau chiến tranh, thơ quay về với những vấn đề
nhân sinh, thế sự và đời sống cá nhân. Tinh thần dân chủ, cảm hứng sự
thật và những định hƣớng thơ ca sau thời kỳ đổi mới đã đem đến cho thơ
giai đoạn này nhiều sắc thái mới lạ. Tìm kiếm các giá trị cũng nhƣ những
hạn chế về nội dung- hình thức của một thời kỳ thơ ca, nguyên nhân hình
thành và xu hƣóng phát triển của nó cũng là vấn đề quan trọng góp phần
vào công cuộc xây dựng một nền văn học mang giá trị nhân văn sâu sắc.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1.Tình hình nghiên cứu chung về thơ sau 1975.
Thơ Việt Nam từ 1975 đến nay mới đi đƣợc trên một phần tƣ thế
kỷ. Vì thế, những công trình nghiên cứu thực sự có bề dày về thơ ca giai
đoạn này còn rất ít ỏi. Nhƣng với đặc điểm của một nền thơ ca đang lƣu
chuyển, thêm vào đó là tác động mạnh mẽ của tinh thần dân chủ trong
sáng tác cũng nhƣ phê bình và những biến đổi nội tại của nó…thơ ca giai
đoạn này lại có khả năng tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi( đặc biệt
cuộc tranh luận kéo dài tới nửa năm trên báo Văn Nghệ). Vấn đề nhận
định giá trị văn học thời kỳ này trong tƣơng quan so sánh với thành tựu
thơ ca dân tộc, thêm vào đó là cách đặt vấn đề định hƣớng sáng tác, về
đổi mới - sáng tạo vì thị hiếu hay vì những giá trị đích thực của văn
chƣơng…là những vấn đề mang tính thời sự của thơ 1975-2000. Có thể
nói, lý‎luận phê bình về thơ sau chiến tranh vẫn còn đang ở dạng phân tán
và chƣa ngã ngũ.
Cuộc tranh luận tốn nhiều giấy mực nhất và theo chúng tui cũng là
vấn đề thời sự nhất của thơ Việt Nam sau chiến tranh là sự ra đời của chủ
nghĩa hiện đại. Chúng tui hệ thống thành ba quan điểm:
Quan điểm cổ vũ và giới thuyết cho thơ hiện đại. Đó là quan điểm
của các nhà thơ Lê Đạt, Hoàng Hƣng, Nguyễn Quang Thiều và các nhà
nghiên cứu văn học nhƣ Đỗ Đức Hiểu, Phạm Xuân Nguyên…Họ cho
rằng sau 60 năm, cuộc cách mạng thơ ca lần thứ nhất đang kết thúc. Lịch
sử văn học đang chờ đợi một cuộc cách mạng thi ca mới và lần này
hƣớng đi của nó là tƣợng trƣng siêu thực. Những ngƣời theo quan điểm
này tích cực giới thiệu các tập thơ Người đi tìm mặt(Hoàng Hƣng), Ô
mai, Bến lạ(Đặng Đình Hƣng), Bóng chữ(Lê Đạt)…và cho rằng các tập
thơ này là thơ hiện đại đang đến cả về quan niệm lẫn thi pháp.
Quan điểm thứ hai phủ nhận triệt để thơ hiện đại hôm nay , cho đó
là thứ thơ quái dị do chịu nhiều ảnh hƣởng của các trào lƣu chủ nghĩa
hiện đại suy đồi ở Phƣơng Tây đã từ lâu trở thành đồ phế thải. Tiêu biểu
cho quan điểm này là Trần Mạnh Hảo với tập phê bình Thơ phản thơ. Giữ
một giọng điệu châm biếm trong hàng loạt bài viết: Thơ hiện đại và hiện
đại thơ, Thơ- phản thơ, Đổi mới hay đổi gác, Nhân đọc “ bóng chữ” ,
bàn về chữ và nghĩa trong thơ… Trần Mạnh Hảo quyết liệt đến mức cực
đoan trong đánh giá các tác giả thơ hiện đại. Thậm chí, Trần Mạnh Hảo
còn đặt tên cho thơ hiện đại là Thơ hác hác, Thơ mít đặc, Thơ đồi mông,
Thơ thoát y …
Quan điểm thứ ba mà thay mặt là các nhà phê bình Mã Giang Lân,
Mai Hƣơng, Lê Lƣu Oanh, Vũ Tuấn Anh… cho rằng tuy chƣa có những
đóng góp thực sự mới mẻ và không ít hạn chế, thơ chủ nghĩa hiện đại
đáng đƣợc quan tâm phân tích và tìm hiểu nhƣ một trong những bƣớc mở
của thơ Việt Nam đƣơng đại.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top