Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Miêu tả một cách khái quát tình hình thơ Việt Nam trong mười năm đầu thế kỷ XXI, các trào lưu, khuynh hướng thơ nổi bật trong mười năm đầu thế kỷ XXI. Khảo sát và chỉ ra những nội dung chủ yếu của cảm hứng thế sự, đời tư trong thơ Việt Nam mười năm đầu thế kỷ XXI và có so sánh với nội dung cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam các giai đoạn trước đó. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của thơ Việt Nam mười năm đầu thế kỷ XXI, phân tích những biến đổi về mặt hình thức của thơ ca thời kì này. Góp phần nhận diện nền thơ ca Việt Nam đương đại

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây thơ không đạt được nhiều thành tựu như
là tiểu thuyết. Điều này không lạ bởi lẽ quy luật sáng tạo thẩm mĩ cho thấy
các thể loại không bao giờ phát triển song hành cùng nhau. Tuy vậy, thơ vẫn
là thể loại văn học giàu truyền thống nhất trong các thể loại văn học. Xét về
mặt lịch sử, thơ là một “thể loại già”, còn tiểu thuyết là một “sinh ngữ trẻ”.
Thơ ra đời bắt đầu từ lúc loài người có nhu cầu bộc lộ đời sống tâm hồn, tình
cảm và nó đã song hành cùng loài người với bao thăng trầm từ đó đến nay.
Cho dù ở thời điểm này, thơ đang ở trong cơn “bĩ cực” nhưng nó vẫn xứng
đáng được quan tâm, nghiên cứu.
1.2. Về thơ Việt Nam đương đại, hiện có nhiều đánh giá khác nhau.
Người bảo “nền rộng nhưng thiếu đỉnh”. Người bảo “thơ đi ngang”. Người lại
quả quyết, thơ hiện nay “ngang ngửa” thậm chí “chất lượng và bề thế hơn”
thơ các giai đoạn trước… Những đánh giá ấy, dĩ nhiên, xuất phát từ những
góc nhìn và tâm thế khác nhau. Nhưng sự tản mạn, không thống nhất về thơ
hiện nay là điều có thể hiểu được, vì, thứ nhất, độ lùi đánh giá chưa xa; và,
thứ hai, so với thơ ca trước đây, thơ Việt kể từ sau 1975 phức tạp hơn, tính ly
tâm cao hơn. Phức tạp bởi các nhà thơ không còn bó mình trong một kiểu
nghĩ, một trường thẩm mỹ chung. Ly tâm bởi muôn nẻo kiếm tìm và phương
cách biểu đạt bản thể. Thêm nữa, mỹ cảm nghệ thuật hiện đại/ hậu hiện đại đã
khai mở và kích thích những cuộc phiêu lưu bất tận của nhà thơ, cái toàn trị
đã dần nhường chỗ cho cái phân mảnh, tiếng nói cộng đồng đã nhường chỗ
cho tiếng nói cá nhân,… Giờ đây, người ta đang chứng kiến sự hiện diện cùng
lúc nhiều loại hình giá trị: trung tâm và ngoại vi, chính thống và phi chính
thống, cao sang và suồng sã, cổ điển và phi cổ điển,… Ấy là chưa nói đến sự
hòa trộn thể loại, sự xóa nhòa phong cách, sự tương tác giữa các loại hình
nghệ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, khiến cho lý luận về thể loại và lý thuyết về
văn học phải nhanh chóng điều chỉnh, thay đổi nếu muốn bắt kịp những
chuyển động cũng như những kết hợp nghệ thuật mới... Trong bối cảnh một
nền thơ đang vận động và phong phú, đa dạng như vậy cần có những cái nhìn
khách quan và nghiêm túc để nhận diện một nền thơ mới.
1.3. Nhìn một cách khái quát, thơ Việt Nam mười năm đầu thế kỷ XXI
là tiếp nối mạch thơ đổi mới cuối thế kỷ XX với cảm hứng thế sự và đời tư
giữ vai trò là cảm hứng chủ đạo. Hai dòng cảm hứng này đã chiếm lĩnh thơ ca
Việt Nam từ sau năm 1975, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới sau 1986. Nhưng
trong những năm gần đây, với việc toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, với bao
biến cố lớn mà nhân loại nói chung và đất nước nói riêng đang phải đối mặt,
nội dung thế sự, đời tư trong thơ ca cũng có nhiều thay đổi so với giai đoạn
trước. Nghiên cứu cảm hứng thế sự đời tư trong thơ ca mười năm đầu thế kỷ
XXI chính là một cách nhận diện thời kỳ văn học mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về thơ ca mười năm đầu thế kỷ XXI.
Mười năm đầu thế kỷ vừa mới đi qua, khoảng cách thời gian từ đó đến
nay chưa đủ để các nhà phê bình, nghiên cứu đưa ra một công trình bàn về thơ
Việt Nam giai đoạn này. Tuy vậy, trên các báo viết, báo mạng và trong các cuộc
hội thảo văn học có một vài ý kiến bàn về thơ hiện nay, chủ yếu xung quanh hai
vấn đề chính: đánh giá về thực trạng của thơ và vấn đề thơ hiện đại, hậu hiện đại.
Đánh giá về thực trạng thơ hiện nay, trong hội thảo Thơ Việt hiện đại
nhìn từ miền Trung, nhiều ý kiến tỏ ra bi quan “thơ đang có vấn đề và cần đổi
mới nó” (Hữu Thỉnh), “tình trạng vè hóa thơ” (Nguyễn Trọng Tạo), “thơ của
chúng ta èo uột, làng nhàng, thiếu bứt phá, thiếu thăng hoa” (Nguyễn Hoàng
Đức), “Cái khó mà thơ lâm phải hiện nay là thời kỳ giáp hạt tư tưởng, sự
khủng hoảng của nó cũng do đó mà ra.” (Vũ Quần Phương), “thơ đang mất
chỗ đứng trong ồ ạt của cạnh tranh thị trường… Nhiều bài thơ nhợt nhạt,
quanh quẩn, ngô nghê, được viết với một trạng thái vô cảm… thơ Việt đang
trong cơn bĩ cực trên cả hai phương diện chủ quan và khách quan” (Lê
Thành Nghị), “Sự kiện thơ ca mất giá như thế diễn tiến qua nhiều năm”
(Nguyễn Chí Hoan) [59]. Nhưng cũng nhiều ý kiến nhận định lạc quan về thơ
đương đại “Quan sát trên thi đàn Việt những năm gần đây có thể thấy các tác
giả trẻ đang khao khát thể hiện tiếng nói của thế hệ mình như một giá trị. Giá
trị ấy được đảm bảo bằng cái mới, cái hiện đại trong quan niệm về thơ, trong
giọng điệu, bút pháp, hình thức thể hiện... Dù có thể những tìm tòi, cách tân
chưa trở thành xu hướng chủ đạo, chưa dễ tìm được sự đồng thuận trong
đánh giá và tiếp nhận của người đọc nhưng vẫn có thể cảm nhận được một
nguồn sinh lực mới đang tiềm ẩn trong thơ hiện nay” [78], “còn về giá trị, về
định tính, chắc chắn rằng nhiều tác giả và tác phẩm thi ca của ta tuy đến
chậm nhưng ít nhiều đã có chỗ đứng trong lòng độc giả bè bạn (nhiều hội
thơ, nhiều tuyển thơ các nước đã có tác giả Việt xuất hiện, một vài thi phẩm
đã được dịch, độc giả các nước đánh giá cao). Dẫu vậy thì cũng cần công
nhận một điều là bằng cái nhìn khách quan thì thơ ta chưa tạo được một vệt
đậm, một địa vị khả quan trên nền thơ thế giới như công chúng mong đợi,
mặc dù, thơ Việt Nam không ít thành tựu và hứa hẹn nhiều tiềm năng…” [63].
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara còn cho rằng thơ đương đại đang
vận động và phát triển không ngừng, nhưng phê bình hiện đại thì không theo
kịp sự phát triển của thơ để làm nhiệm vụ cầu nối giữa thơ và công chúng:
“Các nhà thơ đương đại không viết khi đã xác định con đường, hay nói theo
giọng thời thượng - khi đã "tìm thấy mình", mà vừa viết vừa tự khám phá
chính mình… Họ viết - thế thôi. Liên tục chuyển động và thay đổi. Không
nhiều nhà phê bình nhận ra điều đó. Rất ít nhà phê bình theo kịp sự chuyển
động của họ. Không theo kịp, nhà phê bình mãi ở lại căn chòi mĩ học cũ để
nhìn về thơ đương đại, nhận định và phán xét nó. Tiếc thay!” [35]
Cuộc trao đổi - đối thoại về chủ nghĩa hậu hiện đại trên phương diện lý
thuyết và biểu hiện thực tế của nó trong văn học Việt Nam tạo thành một sự
kiện đáng chú ý trên một số diễn đàn, gồm cả báo mạng internet và báo viết.
Báo điện tử Tổ quốc có chuyên đề: “Câu chuyện về một kiểu cắt nghĩa xã
hội” (Lã Nguyên), “Văn chương Hậu hiện đại, nhìn từ góc độ sáng tác” (Lê
Anh Hoài), “Đối thoại về con đường đi vào văn chương hậu hiện đại Việt
Nam” (Inrasara), “Một cái nhìn về thực tiễn văn chương hậu hiện đại” (Phùng
Gia Thế). Tạp chí Hồng Lĩnh cũng đăng loạt bài: “Tiếp nhận những cách tân
của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại” (Hoàng Ngọc Hiến), “Về lối viết hậu
hiện đại trong văn học ta” (Hà Quảng). Bản tin LLPB văn học nghệ thuật số
10/2009: “Nhận biết về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật” (Hồ Sĩ
Vịnh)... Đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, nhận diện phê bình văn
học hậu hiện đại (trong đó có nhận diện, phê bình thơ hậu hiện đại) ở nước ta
tạo thành một vệt đậm và gây chú ý cả các tác giả ở hải ngoại.
Nhìn chung các ý kiến đánh giá về thơ hậu hiện đại có thể quy về ba
nhóm. Nhóm thứ nhất kịch liệt phản đối loại thơ này. Nhà thơ Đỗ Hoàng coi
đây là thơ “vô lối” như đã từng đánh giá thơ hiện đại. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Hoà thì cho rằng: “hậu hiện đại là một cái áo quá rộng cho một cơ
thể còm” và đề xuất “hãy đi hết hiện đại đã rồi hãy nghĩ đến hậu hiện đại”
[28]. Nhà văn Đỗ Ngọc Yên thì cho thơ cách tân (hiện đại, hậu hiện đại) chỉ là
một mớ hỗn độn “nhân danh cách tân nhiều người đã cho ra đời một thứ
chẳng biết gọi là gì: văn nói, ghi chép, nhật ký,... chỉ biết rằng nó giống như
món “óc sống” khiến công chúng không thể nào tiêu hóa nổi” [82]. Ở phía
bên kia, Inrasara là người nhiệt thành ca ngợi thơ hậu hiện đại: “Thơ hậu hiện
đại là trò chơi địa phương của những kẻ tự nguyện sáng tác ngoài lề trong

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top