Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Giấy Bãi Bằng ( Nay là Tổng công ty Giấy Việt Nam) được khánh thành và đi vào hoạt động cách đây 25 năm, ngày 26/11/1982, từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại gần 2,7 tỷ Kuaron(SEK) của chính phủ Vương Quốc Thụy Điển. Bãi Bằng là một tổ hợp công nghiệp sản xuất giấy viết, giấy in lớn nhất nước ta, với dây truyền sản xuất hoàn chỉnh, khép kín từ nhà máy Giấy, đến các nhà máy phục vụ cho sản xuất: nhà máy điện, nhà máy bột giấy, nhà máy hóa chất, xí nghiệp bảo dưỡng, xí nghiệp vận tải và một số cơ sở dịch vụ khác.
Từ khi thành lập đến nay, Bãi Bằng đã trải qua 4 thời kì phát triển:
Thời kỳ thứ nhất từ năm 1974 đến 1982: Giai đoạn xây dựng và chuẩn bị sản xuất. Hơn 218.991 tấn máy móc thiết bị được chuyển từ Hải Phòng lên Phú Thọ để xây dựng một nhà máy tích hợp sản xuất bột, giấy. Sau 8 năm, với sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên Việt Nam và nước ngoài; với sự hỗ trợ to lớn từ chính phủ Việt Nam và Thụy Điển; vượt qua vô vàn khó khăn khách quan và chủ quan, có những thời điểm tưởng chừng như bế tắc. Cuối cùng, công trình Giấy Bãi Bằng cũng đã được hoàn thiện, khánh thành vào ngày 26/11/1982 và những tấn giấy quí hơn vàng đầu tiên đã được sản xuất.
Thời kỳ thứ hai từ năm 1983 đến 1990: Thời kỳ nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất,cũng là thời kỳ nền kinh tế đất nước ta gặp không ít khó khăn. Thêm nữa, mặc dù có thuận lợi là được sự giúp đỡ toàn diện về quản lý kỹ thuật, vận hành, tài chính, trong điều kiện máy móc thiết bị vẫn còn mới của phía Thụy Điển; nhưng trình độ quản lý,kỹ thuật và vận hành của người Việt Nam tại thời điểm này chưa bắt kịp với yêu cầu quản lý và vận hành tổ hợp sản xuất bột và giấy hiện đại; nên nhà máy đã gặp không ít khó khăn.Có thể nói thời kỳ này là thời kỳ khó khăn nhất.Năm 1986, khi có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhà máy được tổ chức lại theo mô hình Xí nghiệp liên hợp.Thời kỳ này sản lượng cao nhất cũng chỉ đạt được 30.499 tấn/năm ( 1986) bằng 55% công suất thiết kế.
Thời kỳ thứ ba từ năm 1990 đến 2005: Giai đoạn Bãi Bằng đổi mới toàn diện. Tháng 7 năm 1990, các chuyên gia Thụy Điển rút hết về nước, cán bộ, công nhân Việt Nam tự quản sản xuất kinh doanh, làm chủ máy móc và thiết bị. Năm 1992, Giấy Bãi Bằng được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng nhì. Ngày 20/4/1993 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 176/TTg thành lập Công ty Giấy Bãi Bằng, thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, trên cơ sở Xí nghiệp liên hiệp giấy Vĩnh Phú, có vốn ngân sách tự cấp và tự bổ xung là 557.873 triệu đồng.
Năm 2004 Bãi Bằng đã hoàn thiện nâng cấp và mở rộng sản xuất lên 100.000 tấn giấy/năm và 61.000 tấn bột / năm với chất lượng giấy cạnh tranh quốc tế và môi trường được cải thiện đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đồng thời công ty đã lập nghiên cứu khả thi trình Chính phủ chương trình mở rộng giai đoạn 2 - Xây dựng một nhà máy sản xuất bột giấy thương phẩm với 250.000 tấn/năm hoàn thành trước năm 2007 với chất lượng sản phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thời kỳ thứ tư từ năm 2005 đến nay: Đứng trước yêu cầu phát triển mới, tổng công ty Giấy Việt Nam đã đi đầu trong việc thực hiện mô hình công ty mẹ- công ty con với Bãi Bằng làm trụ cột chính.Theo đó, Tổng công ty sẽ bao gồm 25 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 10 phòng ban chức năng, 6 đơn vị hạch toán bào sổ, 2 viện nghiên cứu, 1 trường cao đẳng và các công ty con, công ty liên kết. Với mô hình này, Tổng công ty Giấy Việt Nam, trước hết là công ty mẹ- Giấy Bãi Bằng đã phát huy năng lực sản xuất lẫn uy tín chất lượng sản phẩm đối với trong nước và trên thế giới. Sản lượng và lợi nhuận tăng dần qua các năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục phát triển. Năng lực sản xuất của Công ty mẹ:
Bột giấy (hóa chế): 61.000 tấn/năm
Giấy (in, viết): 100.000 tấn/năm
Giấy Tissue: 10.000 tấn/năm.

Hiện nay tổng công ty giấy Việt Nam là một trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Và tương lai Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế lớn.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng và nhiệm vụ chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam là tổ chức sản xuất các sản phẩm bột giấy và giấy các loại để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhằm sử dụng tiềm năng về nguyên vật liệu sẵn có của đất nước, tạo công ăn việc làm cho các địa phương nơi có các nhà máy và tạo công ăn việc làm cho nông dân lâm nghiệp và bà con nông dân ở vùng có nguyên liệu giấy. Đó là chức năng và nhiệm vụ chính của Tổng công ty.
Theo điều 4. Quyết định số 09/2005/QĐ-BCN ngày 04 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty mẹ:
a) Sản xuất, kinh doanh các loại giấy, xenluylô, các sản phẩm từ giấy, nguyên liệu giấy, dăm mảnh, văn phòng phẩm, hoá chất, vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành giấy;
b) Khai thác, chế biến, kinh doanh các loại nông, lâm sản, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ (gỗ dán, ván ép, bút chì, đũa, đồ mộc);
c) Sản xuất, kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hoá phẩm, xuất bản phẩm, các sản phẩm may mặc, da giầy, các mặt hàng từ chất dẻo;
d) Thiết kế, thi công, xây lắp phục vụ lâm nghiệp, khai hoang, trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng, thuỷ lợi nhỏ, xây dựng dân dụng và công nghiệp; quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng,
đ) Kinh doanh sắt thép đặc chủng sử dụng cho ngành giấy; sửa chữa các thiết bị, nhà xưởng sản xuất giấy; sản xuất, lắp đặt thiết bị phụ trợ, kết cấu kim loại ngành công nghiệp (cơ và điện);
e) Kinh doanh phụ tùng xe máy chuyên dụng để bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu; dịch vụ thiết bị vật tư xăng dầu; sửa chữa xe máy; dịch vụ khoa học công nghệ, vật tư kỹ thuật và phục vụ đời sống; dịch vụ vận tải lâm sản và bốc xếp hàng hoá vật tư;
g) Xuất nhập khẩu sản phẩm giấy, xenluylô, lâm sản, thiết bị, vật tư, hoá chất và các loại hàng hoá khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Công ty mẹ;
h) Sản xuất và kinh doanh điện;
i) Kinh doanh nhà khách, khách sạn và các dịch vụ kèm theo; dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng kho bãi; kinh doanh tổ chức dịch vụ, đăng cai các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí; dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế;
k) Nghiên cứu khoa học và công nghệ, thực hiện các dịch vụ thông tin, đào tạo, tư vấn đầu tư, thiết kế công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong các lĩnh vực: nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị phụ tùng, các sản phẩm giấy, xenluylô, nông, lâm nghiệp; sản xuất thử nghiệm và sản xuất lô nhỏ các mặt hàng từ kết quả nghiên cứu; nghiên cứu cây nguyên liệu và các vấn đề lâm sinh xã hội và môi trường có liên quan đến nghề rừng;
l) Đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ và cơ điện phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp giấy; bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và quản lý điều hành của các doanh nghiệp sản xuất giấy và tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra nâng bậc cho công nhân; hợp tác liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước để đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo;
m) Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
6.5. An toàn và vệ sinh lao động:
Tổng công ty Giấy Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề an toàn và vệ sinh lao động.Cụ thể Tổng công ty luôn tổ chức những đợt huấn luyên về an toàn và vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên của toàn tổng công ty. Với những công nhân làm việc ở các nhà máy và phân xưởng đòi hỏi mức độ an toàn cao thì đều được cấp phát miễn phí đồ dùng bảo hộ lao động( mũ, găng tay. quần áo, ủng).
Và ở mỗi một phân xưởng đều có một bộ phận đảm nhiệm công tác vệ sinh lao động.
6.6. Một số chính sách xã hội ngoài quy định của nhà nước:
- Công ty xây dựng quỹ trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ công nhân viên.Khi bản thân hay gia đình cán bộ công nhân viên gặp khó khăn đột xuất, thì quỹ này sẽ được trích ra để trợ cấp 1 phần.
- Những ngày lễ, tết, khánh thành công ty, công ty có quà cho người lao động
- Người lao động đi tham quan, nghỉ mát theo kế hoạch đã được thống nhất giữa người sử dụng lao động và thay mặt tập thể người người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ như ngày làm việc.

Đăng ký tên đề tài chuyên đề thực tập:
Vận dụng các học thuyết về tạo động lực trong phân tích và đánh giá về công tác tạo động lực cho người lao động, và các giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Giấy Bãi Bằng- Tổng công ty Giấy Việt Nam.

MỤC LỤC

1. Quá trình hình thành và phát triển: 1
2. Chức năng và nhiệm vụ 3
3. Kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua( 5 năm) của công ty mẹ - Giấy Bãi Bằng 5
4. Sơ đồ tổ chức tổng công ty giấy Việt Nam 8
5. Đặc điểm nguồn nhân lực 11
5.1 Tổng số lao động: 11
5.2. Cơ cấu về giới tính ( công ty mẹ- Giấy Bãi Bằng). 13
5.3. Cơ cấu chia theo trình độ chuyên môn (công ty mẹ - Giấy Bãi Bằng) 13
6.Vài nét về công tác quản trị nguồn nhân lực ở tổng công ty: 14
6.1 Hoạt động tuyển dụng: 14
6.2. Hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc: 16
6.3 Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp: 16
6.4 Đào tạo và phát triển: 18
6.5. An toàn và vệ sinh lao động: 19
6.6. Một số chính sách xã hội ngoài quy định của nhà nước: 20



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top