Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Việc phát triển công nghiệp sản xuất rượu một mặt góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, phục vụ đời sống con người, mặt khác, chính ngành công nghiệp này cũng sẽ gây ra những tác hại lớn vì nó tạo ra một lượng nước thải rất lớn gây ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ môi trường là vấn đề ngày trở lên cấp thiết mang tính toàn cầu vì chất lượng sống bị thay đổi ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống và phát triển trên trái đất. Đây là một vấn đề phức tạp, lâu dài đòi hỏi những cố gắng của toàn cộng đồng. Trong những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề môi trường được nảy sinh do sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá .
Cùng với các ngành công nghiệp khác sự phát triển rất nhanh về số lượng các doanh nghiệp với các qui mô khác nhau và tăng nhanh về sản lượng nước giải khát đồng thời kết hợp với việc bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường.
Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất đều thải trực tiếp nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng không qua xử lý. Hơn nữa phần lớn các cơ sở công nghiệp này đều nằm trong thành phố xen với khu dân cư. Việc thải một lượng lớn chất thải hữu cơ ra môi trường sẽ tạo nguồn ô nhiễm và các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng tới toàn cộng đồng. Nguồn gây ô nhiễm chính của sản xuất rượu là nước với lưu lượng lớn , tải lượng các chất bẩn hữu cơ cao, gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, cần được ưu tiên giải quyết.
Từ vấn đề trên, vấn đề cấp thiết đặt ra là tìm phương án khả thi để giảm thiểu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm, đồng thời tiến hành xử lý ô nhiễm nước thải sản xuất trước khi thải ra môi trường.
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải, trong đó có bốn phương pháp chính: phương pháp cơ học, phương pháp hoá lý, phương pháp hoá học, phương pháp sinh học. Việc áp dụng phương pháp nào cho phù hợp tuỳ từng trường hợp vào đặc tính của dòng thải, tính chất nước thải và mức độ cần làm sạch.
Ở Việt Nam xử lý nước thải của sản xuất rượu cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện tại mới chỉ có một vài cơ sở sản xuất rượu lớn có hệ thống xử lý nước thải. Công ty cổ phần Thăng Long...
2. Giới thiệu lịch sử nhà máy.
Công ty cổ phần Thăng Long tiền thân là xí nghiệp nước giải khát Thăng Long, từ năm 1993 xí nghiệp đổi tên thành công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long, và đến năm 2001 thì được đổi tên thành công ty cổ phần Thăng Long.
Công ty cổ phần Thăng Long có địa điểm tại số 181-Lạc Long Quân, Nghĩa Đô-Cầu Giấy, Hà Nội, với tổng diện tích mặt bằng toàn công ty khoảng 1400 m2 .Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại rượu vang, ngoài ra công ty còn sản xuất các loại rượu cao độ khác. Mới đầu sẩn lượng của công ty chỉ là 100.000 l/năm đến nay công ty đã nâng sản lượng lên 5 triệu l/năm.
Công ty là nằm trong khu vực đông dân cư nên nguồn nước thải của công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của dân cư gần nhà máy, vì vậy vấn đề xử lý nước thải của công ty rất được xem trọng.
Từ năm 1997 công ty đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Ban đấu hệ thống này chỉ là xử lý hiếu khí (dạng bể Aeroten), sau đó do nhu cấu sản xuất tăng nên hệ thống này bị quá tải. Đến năm 2001 công ty lắp đặt bổ xung hệ thong xử lý yếm khí gồm hai tank xử lý yếm khí theo công nghệ UASB. Nhờ hệ thống xử lý kết hợp trên hiện nay nước thải nhà máy đã đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945.
Hệ thống xử lý nước thải của công ty được vận hành một cách liên tục trong suốt cả năm với số lao động là 4 người chia ra 4 ca trực.

2. Thuyết minh phân luồng nước thải của nhà máy:
tuỳ từng trường hợp mục đích sử dụng khác nhau mà tính chất dòng thải sản xuất rượu khác nhau. cần tách riêng chúng để có các biện pháp xử lý thích hợp cho từng dòng thải. Có thể phân ra các luồng thải sau:
-Dòng thải 1: Nước do hơi ngưng tụ, nước làm lạnh thường ít hay không ô nhiễm nên có thể thải trực tiếp hay xử lý sơ bộ để tái sử dụng. Đây là nguồn nước tương đối sạch chiếm khoảng 30% so với tổng lượng nước thải.
-Dòng thải 2: Nước thải chứa dầu mỡ. Dòng thải này có lưu lượng nhỏ có thể xử lý bằng cách nhập về bể phân ly có kết cấu đặc biệt để tách dâù. Dòng thải này không cần xử lý nếu quá trình tách dầu đảm bảo nước thải thấp có hàm lượng dầu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
-Dòng thải 3 : Nước thải để vệ sinh thiết bị nấu, lên men, thùng chứa, máy lọc …chiếm một lượng lớn và là nguồn ô nhiễm cần xử lý. Nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ dễ chuyển hoá sinh học. Nếu không được xử lý, nước thải loại này sẽ là môi trường rất thích hợp cho vi sinh vật phát triển , kể cả vi sinh vật gây bệnh. Qua đó gây ô nhiễm môi trường nước, đất, nhất là tác động nguồn nước ngầm trong khu vực. Nước thải loại này còn gây ô nhiễm thứ cấp do lên men các chất hữu cơ sinh ra các axit hữu cơ:butyric, propionic, lactic…. Phân huỷ protein tạo các axitamin và các amin đặc trưng của sự thối rữa gây mùi khó chịu. Các sản phẩm này cùng với các chất khí NH3, CH4, H2S gây ô nhiễm không khí .
-Dòng thải 4: Nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước thải bộ phận xử lý nước ngầm. Dòng này không lớn, ít gây ô nhiễm, có thể thải trực tiếp ra cống thải.
3. Nguồn nước thải và thực trạng:
Do có nguồn nước rửa nguyên liệu là hoa quả và một phần hoa quả có chứa thuốc trừ sâu, hoá chất... Lượng BOD trong quá trình rửa chai là 3000mgO2/l. Cùng với lượng nước thải ra do quá trình sản xuất không thể tránh khỏi ô nhiễm. Nước thải chung của công ty được chia làm ba loại gồm có: Nước thải sinh hoạt, nước thải trong sản xuất, nước mưa. Trong đó nước thải sinh hoạt có lưu lượng nhỏ được xử lý bằng bể phốt và thải ra ngoài theo đường riêng. Hệ thống thoát nước (nước mưa) của công ty cũng được thải theo hệ thống riêng. Riêng dòng thải do sản xuất do có mức độ ô nhiễm cao và lưu lượng lớn nên phải qua hệ thống xử lý trước khi thải ra ngoài. Trong báo cáo thực tập này em chỉ đi sâu về hệ thông xử lý nước thải trong sản xuất.
Nồng độ PH đạt từ 7,2 đến 8. Tại nhà máy bể Aeroten luôn được kiểm tra độ pH đảm bảo <8.
Trong bể Aeroten luôn phải đảm bảo tỷ lệ các chất dinh dưỡng sao cho BOD:N:p=100:5:1 cho 3 ngày đầu và nếu kéo dài thì tỷ lệ là 200:5:1, hơn nữa để cân đối dinh dưỡng thì có thể bổ sung vào nước thải nguồn Nitơ và Photpho, Urê và Supephotphat. Nước thải thường có một ít hàm lượng hóa chất độc nên vi sinh vật không sử dụng được nguồn độc này nên phải bổ sung dinh dưỡng. Nhưng tại nhà máy không bổ sung thêm nguồn Nitơ và Photpho. Vì hàm lượng Nitơ, Photpho trong nước thải là tương đối lớn.
Nồng độ cơ chất trong môi trường ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật. Nói chung phải có nồng độ cơ chất ở mức giới hạn. Thường lượng BOD cho phép là 500mg/l, còn nếu cao hơn(<1000mg/l) thì phải có khuấy trộn hoàn chỉnh.
Các chất có độc tính ức chế sự sống của vi sinh vật: Tại nhà máy chưa có phòng kiểm tra độc tính.
Nhiệt độ nước thải trong Bể Aeroten có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống cảu vi sinh vật. Hầu hết các vi sinh vật trong nước thải là các thể ưa ấm, chúng có nhiệt độ sinh trưởng tối đa là 400C và tối thiểu là 50C. Vì vậy nhiệt độ xử lý tốt nhất là 150-350C [IV-154]. Tại nhà máy chưa có hệ thống kiểm tra nhiệt độ.
4. Bể chứa nước thải:
Lượng nước thải của công ty trong một ngày được thu vào bể chứa có dung tích 70 m3. Do vậy tác dụng pha loãng, trung hoà, làm đồng đều của bể chứa bị hạn chế.
5. Tank yếm khí:
*Thiết bị xử lý yếm khí là hai Tank yếm khí được đặt nổi, tuy thuận tiện cho việc chảy tràn, xả bùn, sửa chữa. Nhưng hiệu quả xử lý bị ảnh nhiều bởi môi trường ngoài.
Bể UASB (Upflow Anerobic Sludge Blanket) có ưu điểm là khử các chất hữu có cao, thời gian lưu nước trong bể ngắn, ít năng lượng vận hành.

6. Mặt bằng hệ thống xử lý:
Với diện tích mặt bằng không quá 100m2 nhưng việc bố trí các thiết bị và các bể xử lý rất hợp lý.
7. Công trình phụ trợ:
Tại trạm xử lý của nhà máy chưa có phòng thí nghiệm phân tích nước để kiểm tra hiệu quả làm việc cảu công trình với các chỉ tiêu phân tích như: PH, hàm lượng cặn lơ lửng, BOD5, độ kiềm, bùn hoạt tính, hàm lượng Nitrrat, Photphat, fecal Coliform…
Các hệ thống phòng cháy chứa cháy, các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sự cố chưa có tại khu xử lý nước thải.
II. ĐỀ NGHỊ:
* Trong quá trình tiền xử lý, để loại bỏ các vật nổi lơ lửng có kích thước lớn như gỗ, nhựa, rẻ, giấy, vỏ hoa quả, các mảnh thuỷ tinh, kim loại ngoài việc dùng song chắn rác cần dùng thêm bể lắng cát và tách dầu mỡ đặt sau song chắn và lưới chắn rác nhờ đó mà có thể tránh sự mài mòn các thiết bị cơ khí và giảm cặn nặng ở các công đoạn sau. Có thể tạo chế độ thủy lực thích hợp trong bể thu để kết hợp lắng như dùng các tấm chắn thay đổi hướng dòng thải.
*Việc điều chỉnh lưu lượng nước thải trong ngày cũng có tác dụng kinh tế hơn cho nên việc cho thêm bể điều hoà lưu lượng là không thừa.
* Cung cấp Oxy bằng các thiết bị nén khí và kết hợp khuấy tại mọi vị trí của bể Aeroten. cần tăng cương công suất “bơm nước” của thiết bị hay cuờng độ tuần hoàn nước trong bể Aeroten.
* Khi dùng hệ thống thổi khí, chiều sâu bể lấy từ 4-7m để tăng cường khả năng hoà tan khí. Chiều cao dự trữ trên mặt nước của thành bể từ 0,3-0,5m.
* Cần thiết kế hệ thống vòi phun nước trên mặt để làm tan bọt nổi trong bể. Dùng ống phun nước đặt ở phía thành bể có gió thổi dồn bọt lại. Vì những váng bọt ngăn cản nước tiếp xúc với không khí.
* Sau quá trình lắng cuối có thể dùng một mương với đáy mương là nền làm bằng các vỏ con sò để tạo độ trong hơn nữa cho nước thải trước khi cho ra nguồn thải chung. Vì trong các vỏ sò có nhiều vi sinh vật có khả năng phân huỷ các chất bẩn.
* Có thể dùng nước thải sau lắng sơ bộ cho thâm canh cây trồng. Bùn cặn, nước thải chứa phần lớn các chất hữu cơ, Nitơ và Photpho, nhưng hàm lượng Kali thấp nên thường bổ sung Kali để làm phân bón cho cây trồng
Tài liệu tham khảo

I. Trịnh Xuân Lai. Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1999.
II. Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,Hà Nội-2002.
III. Trần Hiếu Nhuệ. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Trường Đại Học Xây Dựng, Hà Nội 1990.
IV. Pgs,Ts. Lương Đức Phẩm,Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2001.
PHẦN I 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Giới thiệu lịch sử nhà máy. 2
PHẦN II 3
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU VANG CỦA NHÀ MÁY VÀ CÁC DÒNG THẢI 3
1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ: 3
2. Thuyết minh phân luồng nước thải của nhà máy: 4
3. Nguồn nước thải và thực trạng: 4
PHẦN III. 7
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG 7
1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy vang Thăng Long: 7
2. Mặt bằng hệ thống xử lý nước thải nhà máy: 8
3. Cách vận hành hệ thống và các vấn đề gặp phải khi vận hành : 9
4. Những điều cần lưu ý khi vận hành hệ thống : 10
5. Một số vấn đề gặp phải khi vận hành hệ thống: 11
6. Hệ vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải : 11
7. Các hoá chất phụ trợ cho quá trình xử lý nước thải của hệ thống: 12
PHẦN IV 13
THUYẾT MINH VÀ TRÌNH BÀY CÁC THIẾT BỊ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY VANG THĂNG LONG. 13
I. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY: 13
II. THUYẾT MINH: 13
III. CÁC THIẾT BỊ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG: 14
1. Bể thu nước thải 14
2. Tank yếm khí 14
3. Bể lắng sơ bộ 16
4. Bể Aeroten (Bể hiếu khí) 16
5. bể tạo bông 17
6. Bể lắng cuối 17
7. Nước thải đã xử lý 17
8. Thùng Metan hoá 17
PHẦN V 18
PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ VÀ CÁC ĐỀ NGHỊ. 18
I.PHÂN TÍCH ƯƯ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG: 18
1. Chọn cách xử lý nước thải 18
2. Hệ thống sục khí 18
3. Bể Aeroten 18
4. Bể chứa nước thải 19
5. Tank yếm khí 19
6. Mặt bằng hệ thống xử lý 20
7. Công trình phụ trợ 20
II. ĐỀ NGHỊ 20

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top