handoi

New Member

Download miễn phí Báo cáo Quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm Micro Station, Famis để trích lục bản đồ địa chính





Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc
- Phương pháp đo vẽ : sử dụng công nghệ đo đạc mặt đất
- Quy trình thành lập bản đồ địa chính gốc được thực hiện như sau:
 Xác định ranh giới mốc giới thửa đất, đóng mốc giới thửa đất, vẽ lược đồ. Điều tra mục đích sử dụng đất, tên chủ sử dụng, nguồn gốc đất.
 Xây dựng lưới khống chế đo vẽ. Đối với các đơn vị có máy đo GPS độ chính xác cao thì cho phép sử dụng để đo lưới khống chế đo vẽ.
 Đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc, sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử (TOTAL STATION) để đo vẽ. Có thể sử dụng máy GPS động RTK để đo vẽ.
 Từ các dữ liệu đo vẽ thô, tiến hành nhập các kết quả đo, thông tin về thửa đất và chủ sử dụng đất vào máy tính và dùng các phần mềm chuyên dụng để vẽ, biên tập, hoàn thiện, chỉnh sửa toàn bộ các yếu tố nội dung bản đồ theo các lớp ký hiệu quy định. Sau khi kiểm tra nghiệm thu các khâu, tiến hành ghi đĩa CD, in sản phẩm theo bản đồ gốc dạng số và lập các loại sổ sách có liên quan.
• Đối với các khu vực đo vẽ phải lập bản mô tả ranh giới thửa đất và hồ sơ kỹ thuật cho từng thửa đất thì phải lập theo mẫu ở phụ lục 2.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

từ bản gốc để nộp.
+ Xác định tọa độ, độ cao điểm ĐCII bằng công nghệ GPS:
- Qui định tên File đo, ID, lần đo được xác định và nạp vào máy như sau :
- Lấy một số đầu là số 1, ba số cuối là số hiệu điểm, tiếp theo là gạch ngang, ba số tiếp theo là số thứ tự ngày trong năm, số cuối cùng là số ca đo trong ngày.
- Ví dụ 1101-068-1
Trong đó:
101 - là số hiệu điểm BT-101
068 - là ngày thứ 68 trong năm.
1 - là ca đo thứ nhất trong ngày
- Trước khi đo phải tiến hành lập lịch đo. Thời gian thu tín hiệu không dưới 1 giờ 30 phút, nhiệt độ đo đến 0.2o C, áp suất đo đến 0.2mbar, độ ẩm đo chẵn; chiều cao ăng ten đo đến mm, đo 2 lần vào lúc bắt đầu và kết thúc đo. Phải đưa số cải chính vào số liệu đo trước khi tính toán bình sai.
- Các số liệu đo chiều cao Angten phải nhập ngay vào máy cùng với số hiệu ID, số hiệu điểm, ngày đo và số ca đo trong ngày.
- Các chỉ tiêu xử lý, tính toán cạnh như sau:
RMS ≤ 0.02 + 0.004 x D; RVAR ≤ 30.0; RATIO ≥ 1.5
Sai số khép tam giác ≤ 1/ 35 000
Sai số khép tam giác về độ cao không lớn hơn ± (75√S)mm, S = Km.
- Quy trình tính toán bình sai như sau:
+ Bình sai sơ bộ toàn bộ lưới trên hệ WGS-84
+ Tính độ cao Geoid trên Elipxoid WGS-84 của tất cả các điểm theo mô hình độ cao Geoid EGM 96.
+ Tính chuyển độ cao Geoid từ Elipxoid WGS-84 sang độ cao Geoid trên VN-2000.
+ Bình sai lưới trong hệ tọa độ phẳng VN-2000, kinh tuyến TW 105o 30’
+ Đánh giá độ chính xác, biên tập kết quả
- Các chỉ tiêu sai số sau bình sai phải đạt được như sau:
Sai số trung phương góc phương vị ≤± 10"
Sai số đo cạnh phải ≤ ± 0.012m đối với cạnh dưới 500m hay sai số tương đối đo cạnh sau bình sai phải ≤ ± 1/50.000 đối với cạnh lớn hơn 500m.
Các sai số bằng chỉ tiêu trên không được vượt quá 10% tổng các đại lượng cần đánh giá độ chính xác. Nếu vượt quá phải xem xét xử lý hay đo lại những cạnh yếu.
- Tính toán bình sai mạng lưới địa chính bằng phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng
Thành quả giao nộp lưới tọa độ địa chính:
- Thành quả giao nộp lưới tọa độ địa chính gồm có :
Bản đồ vị trí điểm địa chính (Chuyển chính xác vị trí điểm trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25000).
Ghi chú điểm địa chính
Tài liệu kiểm nghiệm máy
Sơ đồ đo nối GPS lưới địa chính
Các loại sổ đo ngoại nghiệp
Thành quả tính toán bình sai tọa độ, độ cao lưới địa chính
Đĩa CD ghi thành quả đo và thành quả tính toán bình sai
Biên bản kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm
Báo cáo kiểm tra nghiệm thu, Báo cáo tổng kết kỹ thuật
Các hồ sơ khác (nếu có).
- Ngoài các sản phẩm trên, lưới địa chính đo bằng GPS cần giao nộp thêm:
+ Tài liệu kiểm định áp kế, ẩm kế, nhiệt kế
+ Lịch đo GPS
+ Bảng thống kê các tập tin đo và tính cạnh
+ Tóm tắt kết quả tính cạnh và ma trận tương quan
- Tập thành quả phải có các bảng:
Bảng tổng hợp tọa độ,độ cao trên hệ toạ độ VN-2000,kinh tuyến 105o 30’
Sơ đồ đo nối GPS
Bảng tổng hợp trị đo GPS
3.1.3. Thiết kế kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa chính:
Xây dựng lưới khống chế đo vẽ
1 Lưới khống chế đo vẽ
Lưới khống chế đo vẽ có thể thành lập bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng phải đảm bảo các thông số kỹ thuật và độ chính xác theo quy định của quy phạm hiện hành. Trong Luận chứng này phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ được xác định chủ yếu là phương pháp đường chuyền kinh vĩ cấp 1 và cấp 2.
- Để đảm bảo tính chặt chẽ, lưới kinh vĩ cấp 1 nên bố trí thành các đường hay mảng lớn tạo thành nhiều điểm nút; lưới kinh vĩ cấp 2 được chêm dày trong lưới kinh vĩ cấp 1. Mỗi mảng, mỗi đường phải đảm bảo tối thiểu có 1 phương vị và một điểm gốc ở mỗi đầu.
- Điểm khởi của đường chuyền kinh vĩ cấp 1 là điểm ĐC trở lên, điểm khởi của đường chuyền kinh vĩ cấp 2 là điểm từ kinh vĩ cấp 1 trở lên. Không được bố trí đường kinh vĩ treo.
- Các điểm kinh vĩ phải đảm bảo tồn tại cho tới khi nghiệm thu kết thúc công trình.
- Các yêu cầu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ cấp 1 và 2 tuân theo quy phạm.
- Điểm trạm đo được tăng dày nhằm đảm bảo mật độ được đo bằng phương pháp đường chuyền toàn đạc, các điểm dẫn (cọc phụ) và các phương pháp giao hội.
- Chỉ được phép bố trí điểm dẫn từ các điểm kinh vĩ 1, 2.
- Các yêu cầu kỹ thuật của điểm trạm đo tuân theo quy phạm.
- Ở khu vực đo vẽ giữa 2 loại tỷ lệ nếu dùng chung trong một đường chuyền kinh vĩ thì các qui định phải chấp hành theo quy định của đường chuyền kinh vĩ đo vẽ cho tỷ lệ lớn hơn. Ví dụ giáp ranh đo vẽ giữa 1/1000 và 1/2000 phải tuân thủ theo quy định cho đo vẽ tỷ lệ 1/1000. Tốt nhất là bố trí lưới đo vẽ riêng cho những khu vực thành lập bản đồ tỷ lệ lớn.
1 Bố trí lưới khống chế đo vẽ và điểm trạm đo:
- Vị trí các điểm lưới khống chế đo vẽ bố trí ở thực địa phải đảm bảo thuận tiện cho việc đo góc, đo cạnh và đo chi tiết sau này. Điểm nên bố trí ngoài lề đường, trên các bờ lớn ... và phải đảm bảo tính ổn định cao không cản trở giao thông.
- Các điểm kinh vĩ được đóng bằng cọc gỗ chắc chắn đường kính khoảng 3 đến 4cm dài 30-40cm được đóng xuống sát mặt đất, trên đầu có đinh sắt để dọi điểm. Nếu trên đường nhựa hay nền bê tông thì dùng đinh sắt dài khoảng 5 đến 10cm và đóng cho mũ đinh sát xuống mặt đường.
- Để đảm bảo tính thống nhất và tiện lợi cho công tác kiểm tra, lưu trữ tài liệu, qui định đặt tên cho các điểm kinh vĩ như sau :
Lưới kinh vĩ 1 được đặt tên thống nhất trong toàn xã (trong phạm vi một xã không có số hiệu trùng nhau) gồm 3 phần : Chữ số đầu là số 1, tiếp theo là chữ in hoa là tên của lưới kinh vĩ 1 (ví dụ K), cuối cùng là số thứ tự điểm. Ví dụ: 1K17 là điểm kinh vĩ 1 trong lưới, có số thứ tự là 17.
Lưới kinh vĩ 2 cũng được đặt tên thống nhất trong toàn xã (trong phạm vi một xã không có số hiệu trùng nhau) gồm 3 phần : Chữ số đầu là số 2, tiếp theo là chữ in hoa là tên của lưới kinh vĩ 2 (ví dụ K), cuối cùng là số thứ tự điểm. Ví dụ: 2K18 là điểm kinh vĩ 2 trong mạng K có số thứ tự là 18.
1 Máy và công cụ đo:
Gồm các loại máy toàn đạc điện tử (TOTAL STATION), các công cụ đo (chân máy, dọi tâm quang học, gương, thước thép, thước dây). Máy và công cụ trước khi đo phải kiểm nghiệm. Nếu máy đã dùng trong đo lưới khống chế đo vẽ xong và dùng luôn trong đo vẽ chi tiết thì không phải kiểm nghiệm lại máy.
Đo vẽ chi tiết
1 Quy định chung:
- Bản đồ địa chính gốc có kích thước khung theo quy định ở quy phạm.
- Trên bản đồ địa chính gốc phải thể hiện đầy đủ các điểm tọa độ từ cấp địa chính trở lên.
- Máy dùng trong đo vẽ là các loại máy toàn đạc điện tử. Nếu máy và công cụ đo đã sử dụng và dùng luôn để đo vẽ chi tiết thì không phải kiểm nghiệm. Cho phép sử dụng máy GPS động RTK có độ chính xác cao để đo vẽ chi tiết.
- Chỉ tiến hành đo vẽ chi tiết khi đã xây dựng xong lưới kinh vĩ cấp 1, riêng lưới kinh vĩ cấp 2 có thể tiế...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2
D Báo cáo thực tập quy trình xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Poong In Vina Luận văn Kinh tế 0
C Áp dụng quy trình phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C Luận văn Kinh tế 2
X Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài ch Luận văn Kinh tế 0
L Tìm hiểu quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trên báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp áp Luận văn Kinh tế 0
F Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do ACPA Luận văn Kinh tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top