cobebandiem56

New Member

Download miễn phí Khóa luận Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương mại trong AFTA đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM 1
I. Quá trình tự do hóa thương mại trong ASEAN. 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN và AFTA. 1
2. Quá trình tự do hóa thương mại trong ASEAN. 3
II. Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA. 16
1. Về cơ quan tổ chức thực hiện AFTA. 17
2. Về thực hiện chính sách thuế quan của AFTA. 17
3. Về thực hiện cắt giảm hàng rào phi quan thuế 21
4. Về hoạt động hợp tác Hải quan trong AFTA. 22
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 25
I. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trước khi gia nhập ASEAN. 26
1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư. 27
2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 34
II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay.37
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 37
2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 48
III. Xu hướng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 51
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 51
2. Xu hướng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN. 57
I- Những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi thực hiện AFTA. 59
1. Khó khăn. 59
2. Thuận lợi. 61
II- Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khi thực hiện afta. 65
1. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cam kết ở các nước thành viên để sớm hoàn thành AFTA. 65
2. Cần xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư tiền khả thi trong từng thời kỳ theo hướng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành nghề mà nước ta có thế mạnh về tài nguyên, nguyên liệu, lao động và phát triển kết cấu hạ tầng 67
3. Cải thiện môi trường pháp lý tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao. 68
4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. 69
5. Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại. 71
6. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng. 71
7. Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 73
8. Một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam 75
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o ra đời 1 pháp nhân mới nên các bên đối tác thường gặp khó khăn trong việc phối hợp điều hành dự án, đặc biệt là các dự án lớn.
1.3.2. Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thời kỳ đầu khi mới thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, đầu tư chủ yếu vào Việt Nam chủ yếu là các công ty nhỏ, thậm chí còn có cả các công ty môi giới. Phần lớn các dự án do các công ty thuộc khu vực châu á - Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu thực hiện. Từ năm 1994 bắt đầu xuất hiện các công ty lớn thậm chí đã có một vài tập đoàn tầm cỡ quốc tế đầu tư vào làm ăn ở Việt Nam.
Tính đến hết năm 1995, đã có hơn 700 công ty thuộc 54 nước và vùng lãnh thổ tham gia hợp tác đầu tư, trong đó có nhiều tập đoàn lớn có năng lực về vốn và công nghệ như Sanyo, National, Toyota của Nhật Bản, Thyssen của Cộng hòa Liên bang Đức, Samsung, Goldstar, Daewoo của Hàn Quốc, Chinfon của Đài Loan, Electrolux của Thụy Điển…
Bảng II.4. Các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất
vào Việt Nam (tính đến hết tháng 12/1995).
Tên nước
Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
Tỷ lệ %
Đài Loan
3600
18.0
Nhật Bản
2400
12.0
Hồng Kông
2300
11.5
Singapo
1800
9.0
Hàn Quốc
1600
8.0
Mỹ
1200
6.0
Malaixia
896
4.5
Pháp
650
3.3
Quần đảo Virgin thuộc Anh
649
3.3
úc
637
3.3
Thụy Sĩ
585
3.2
Thái Lan
479
2.9
Khác
3204
15
Nguồn: Vietnam Economic Times, 1/1996.
Các công ty và các nhân các nhà đầu tư của Đài Loan, Hồng Kông đứng đầu về số vốn đầu tư đăng ký đã được cấp giấy phép và cùng với Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc chiếm tới 66% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn này. Tình hình này phản ánh mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực. Nó cho thấy triển vọng của Việt Nam trong việc nhập ào đội hình tăng trưởng theo kiểu “làn sóng” đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực châu á - Thái Bình Dương vào thời điểm này.
2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được biểu thị ở bảng II.5 dưới đây:
Bảng II.5: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam giai đoạn 1988-1995.
1988-1990
1991
1992
1993
1994
1995
Cả kỳ
1. Số dự án
219
149
197
277
367
408
1617
2. Vốn đăng ký (triệu USD)
1582
1249
2036
2652
4071
6616
18206
3. Số dự án bị rút giấy phép đầu tư
6
38
48
34
58
56
240
4. Số vốn của các dự án bị rút giấy phép đầu tư (triệu USD)
26
293
4,0
79
217
477
1096
5. Số dự án hết hạn
5
1
3
5
1
2
17
6. Số vốn hết hạn (triệu USD)
1,4
1
13,8
29
0,1
0,4
45,7
7. Số dự án tăng vốn
1
6
10
51
73
122
263
8. Số vốn bổ xung (triệu USD)
0,3
7,7
49
222
504
1247
2030
9. Vốn thực hiện (triệu USD)
399
221
398
1106
1952
2652
6728
10. Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký (%)
25,2
17
19,5
41,7
47,9
40,1
37
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Báo đầu tư số 2-1996.
Như vậy, từ năm 1988 đến hết năm 1995 tổng số vốn đầu tư đã thực hiện là 6728 triệu USD, xấp xỉ bằng 37% vốn đăng ký. Đây là 1 tỷ lệ thể hiện mối tương quan bình thường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước. Trong đó, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/vốn đầu tư đăng ký là thấp trong những năm đầu (1988-1992) và tăng cao trong những năm cuối giai đoạn (1993-1995) với tỷ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện luôn lớn hơn 40%.
Tính đến hết năm 1995, trong tổng số 1617 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thì mới chỉ có 17 dự án với tổng số vốn đầu tư là 45,7 triệu USD đã hoàn thành hợp đồng, chiếm khoảng 1% tổng số dự án và 0,25% tổng vốn đầu tư nước ngoài toàn thời kỳ. Trong khi đó đã có đến 240 dự án bị rút giấy phép đầu tư (chiếm khoảng 14,8% tổng số dự án) với số vốn đầu tư là 1096 triệu USD (chiếm 6% tổng vốn đầu tư). Khoảng 80% số dự án bị rút giấy phép đầu tư thuộc loại quy mô nhỏ, 75% thuộc dự án của các năm đầu (1988-1990).
2.2. Một số kết quả cụ thể.
- Về doanh thu: Trong 4 năm đầu từ 1988-1991, doanh thu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đạt 192 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 52 triệu USD (chiếm 27,1%). Đây là giai đoạn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới trong giai đoạn xây dựng nên doanh thu còn thấp. Bước sang năm 1992, doanh thu đã tăng lên 206 triệu USD, trong đó xuất khẩu 112 triệu USD (chiếm 54,4%); năm 1993, doanh thu đạt 447 triệu USD, trong đó xuất khẩu 211 triệu USD (chiếm 47,2%): năm 1994 đạt 951 triệu USD, xuất khẩu 352 triệu USD (chiếm 37%) và năm 1995 đạt 1397 triệu USD, trong đó xuất khẩu 440 triệu USD (không kể dầu khí) Nếu kể cả dầu khí, tổng doanh thu năm 1995 đạt khoảng 2000 triệu USD (số liệu từ Báo đầu tư số 2/1996).
Giá trị hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đống góp phần đáng kể vào thành tích chung của công tác xuất khẩu giai đoạn này. Riêng hai năm 1994 và 1995, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Về thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước: Từ năm 1988-1992, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước đạt 91 triệu USD, năm 1993 đạt 120 triệu USD, năm 1994 đạt 128 triệu USD và năm 1995 đạt 195 triệu USD (không tính phần đóng góp của Liên doanh dầu khí Vietsovpetro và mỏ Đại Hùng) (số liệu từ Báo đầu tư số 2/1996).
Phần thu cho ngân sách nhà nước từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa cao một phần là do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, thuế doanh thu trong những năm đầu mới đi vào hoạt động. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là công tác kiểm tra, giám sát và thu thuế thực hiện chưa nghiêm ngặt, có nhiều khả năng để thất thu cho ngân sách nhà nước.
- Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động: Kết quả là tính đến hết tháng 12 năm 1995, các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút được khoảng 130 nghìn lao động trực tiếp người Việt Nam và tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động gián tiếp trong các ngành phục vụ và dịch vụ khác (theo Vietnam Economic Times - số 2 năm 1996) .
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn là các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đào tạo cho chúng ta một đội ngũ lao động với những kỹ năng nghề nghiệp hiện đại, có kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật và có tác phong lao động công nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc tuyển dụng lao động trong nhiều trường hợp không theo đúng quy định củ Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Khoảng 30% xí nghiệp có ký kết hợp đồng lao động, nhưng phần lớn nội dung còn sơ sài hay chưa phù hợp với quy chế đã ban hành. ở một...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top