Anton

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Ảnh hưởng của những chính sách đến tình hình nhập khẩu ô tô trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 và 6 tháng đầu năm 2008





Trước kia khi chưa đánh thuế nhập khẩu ô tô thì ô tô nước ngoài vào sẽ chiếm lĩnh thị trường sản xuất trong nước do chất lượng, cũng như kiểu dáng ô tô nhập khẩu hơn hẳn so với ô tô nội địa. Vì thế mà khi nhà nước thực hiện chính sách thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng này thì cũng có nghĩa là nền sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ. Đánh thuế khiến giá bán ô tô nhập khẩu sẽ trở nên cao hơn, tạo điều kiện cho thị trường ô tô trong nước cạnh tranh và phát triển hơn.
Chính sách thuế quan cùng các biện pháp phi thuế quan như là: hạn ngạch ô tô và cấp giấy phép tự động trong thời gian gần đây góp phần bảo hộ sản xuất trong nước phát triển, hạn chế được tình trạng nhập siêu (nhất là đối với ô tô;) vào Việt Nam là quá lớn, và phần nào giảm tình trạng ùn tắc giao thông.
Hơn thế nữa, với một hệ thống thuế chưa phát triển thì việc đánh thuế nhập khẩu ô tô dường như được coi là một nguồn thu lớn cho ngân sách của nhà nước, vì nó dễ thực thu.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này nhà nước đã vạch ra những bước đi, kế hoạch với những trọng tâm phát triển rõ ràng nhằm đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kế hoạch dài hạn đó, ngành công nghiệp ô tô trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn cần được bảo hộ. Chúng ta đã sử dụng hàng loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế ô tô nhập khẩu, tạo sân chơi an toàn cho các nhà sản xuất trong nước, nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, từng bước xây dựng nền công nghiệp ô tô của chính mình. Vậy những biện pháp nói trên đã hiện thực hóa được mục tiêu của chính phủ hay chưa? Nó ảnh hưởng đến thị trường ô tô nhập khẩu như thế nào? Đâu là ưu nhược điểm của những chính sách đó? Đây chính là nội dung vấn đề mà nhóm nghiên cuwus chúng tui đặt ra: “ Ảnh hưởng của những chính sách đến tình hình nhập khẩu ô tô trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 và 6 tháng đầu năm 2008”
CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM
Quan điểm phát triển
Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước.
Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá - hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp chung cả nước và các Chiến lược phát triển các ngành liên quan đã được phê duyệt, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - phát triển trong nước và tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường.
Mục tiêu của Quy hoạch
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con):
Đáp ứng khoảng 40 - 50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước (hàm lượng chế tạo trong nước) đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số đạt 90%).
Về các loại xe chuyên dùng:
Đáp ứng 30% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 40% vào năm 2005; tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010.
Về các loại xe cao cấp:
Các loại xe du lịch cao cấp phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước;
Các loại xe tải, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước.
Về động cơ, hộp số và phụ tùng:
Lựa chọn để tập trung phát triển một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu.
Về định hướng sản lượng và cơ cấu sản phẩm :
Bảng 1: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020
Đơn vị: xe
TT
2005
2010
2020
1
Tổng số ô tô
120.000
239.000
398.000
2
Xe con đến 5 chỗ ngồi
32.000
60.000
116.000
3
Xe con từ 6 - 9 chỗ ngồi
3.000
10.000
28.000
4
Xe khách
15.000
36.000
79.900
+ 10 - 16 chỗ ngồi
9.000
21.000
44.000
+ 17 - 25 chỗ ngồi
2.000
5.000
11.200
+ 26 - 46 chỗ ngồi
2.400
6.000
15.180
+ > 46 chỗ ngồi
1.600
4.000
9.520
5
Xe tải
68.000
127.000
159.800
+ Đến 2 tấn
40.000
57.000
50.000
+ > 2 tấn - 7 tấn
14.000
35.000
53.700
+ > 7 tấn - 20 tấn
13.600
34.000
52.900
+ > 20 tấn
400
1.000
3.200
6
Xe chuyên dùng
2.000
6.000
14.400
Khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Quy hoạch như sau:
+ Giai đoạn 2010 - 2020: ước tính khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng
+ Giai đoạn 2001 - 2010: khoảng 16.000 - 18.000 tỷ đồng
Để thực hiện mục tiêu trên đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước, nhà nước chủ trương bảo hộ ngành sản xuất trong nước bằng cách giảm lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và giảm thuế cho các linh kiện nhập khẩu. Bởi vậy thị trường ô tô trong nước từ năm 2001 đến năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những chính sách của chính phủ
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU Ô TÔ 2001-2007 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008
Tình hình nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Ôtô ngyên chiếc
16362
28269
29355
21355
24961
21279
12496
30330
Loại 12 chỗ ngồi trở xuống
252
920
757
1436
3542
5447
3199
14079
Loại trên 12 chỗ ngồi
1996
3066
1161
1006
1059
749
850
1223
Ô tô tải
13048
22168
24911
16094
16445
12334
7676
10729
Loai khác
1066
2115
2526
2819
3915
2749
771
4299
Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2004 sau đó giảm dần và lâm vào tình trạng đóng băng vào năm 2006 trước điểm mốc quan trọng Việt Nam gia nhập WTO. Sau đó năm 2007 với hàng loạt những cam kết về mặt thuế quan mà chúng ta phải thực hiện theo quy định của wto, thị trường ô tô trở nên vô cùng sôi động trong năm 2007 và tiếp tục diễn ra trong 2 tháng đầu năm 2008 trước khi có những biến động kinh tế vĩ mô quan trọng trong năm 2008. Và kết quả là tháng 5 và tháng 6 năm 2008 chứng kiến mức sụt giảm nghiêm trọng của thị trường ô tô nhập khẩu. Thị trường quay trở lại tình trạng đóng băng, chờ đợi như đã từng diễn ra vào năm 2006.
Giai đoạn 2001-2006
Tình hình
Lượng ô tô nhập khẩu tăng liên tục trong những năm 2001 – 2004 từ 16362 chiếc lên 24961 chiếc vào năm 2004, tăng gần 50% trong 4 năm. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này giảm chút ít vào năm 2005 rồi cuối cùng lầm vào tì...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top