Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu
Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực lĩnh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Yêu cầu phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn xuất phát từ thực tế khách quan, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã được đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW Đảng (khoá IX) ngày 18/3/2002 đã ghi rõ "Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt", và "Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền KTQD".
Nghị quyết 02/NQ -TU ngày 7/4/1997 của Thành uỷ Hà Nội về một số chủ trương, biện pháp củng cố phát triển hợp tác xã ở Hà Nội cũng khẳng định "Kinh tế hợp tác xã là một phần kinh tế cơ bản, tồn tại lâu dài trong suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN".
Kinh tế hợp tác xã là sản phẩm tất yếu của sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng có yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau, nếu không thì khó tồn tại và phát triển. Thông qua việc liên kết, hợp tác bằng hình thức tổ chức hợp tác xã là một trong những biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ, manh mún với sản xuất hàng hoá lớn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà đặc biệt công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Để phát triển kinh tế tập thể theo đường lối của Đảng và đáp ứng đòi hỏi của thực tế cuộc sống, yêu cầu hết sức quan trọng là phải phát triển hợp tác xã như thế nào mới có hiệu quả. Xuất phát từ vấn đề trên, em nhận thấy rằng để phát triển hợp tác xã một cách hiệu quả thì một trong các yếu tố là nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Dựa vào thực tiễn của quá trình thực tập và khả năng hiểu biết về hợp tác xã trong thời gian thực tập, nghiên cứu tại huyện Gia Lâm và Sở Nông nhgiệp & PTNT Hà Nội, em đã làm chuyên đề:
" Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm".
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò, vốn của hợp tác xã.
- Đánh giá thực trạng sử dụng vốn ở các hợp tác xã nông nghiệp huyện Gia Lâm.
- Trên cơ sở đánh giá, phân tích rõ hiện trạng sử dụng vốn của các hợp tác xã hiện tại để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả hoạt đọng của các hợp tác xã huyện Gia Lâm nói riêng và của các hợp tác xã trên toàn quốc nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp.
Phạm vi là trên địa bàn huyện Gia Lâm.
4. Kết cấu chuyên đề
*Phần mở đầu
*Phần nội dung: Chuyên đề gồm có 4 chương
Chương I: Những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong HTX nông nghiệp
Chương II: Nguồn lực phát triển nông nghiệp của hà nội và ảnh hưởng của nó đối với sử dụng vốn của hợp tác xã
Chương III: Thực trạng sử dụng vốn của một số hợp tác xã ở huyện Gia Lâm
Chương IV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
* Phần kết luận
Chương I: Những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong HTX Nông nghiệp
I. Nguồn gốc của Hợp Tác xã
1. Hợp tác là gì?
Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hay đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hay thực hiện được cũng kém hiệu quả so với hợp tác.
Hợp tác là hình thức tất yếu trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người. Hợp tác bắt nguồn từ tính chất xã hội của hoạt động nói chung, của lao động sản xuất và hoạt động kinh tế nói riêng của con người. Do vậy, sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi tiến trình nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất và hoạt động kinh tế. Trong lao động sản xuất, hợp tác có tác dụng làm tăng năng xuất lao động. Sự phát triển của các hình thức và tính chất thích hợp của hợp tác có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Hợp tác lao động xuất hiện từ khi loài người xuất hiện và ngày càng phát triển. Cùng với tiến trình phát triển xã hội, phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, do đó nhu cầu về hợp tác lao động ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng. Nó không bị giới hạn trong phạm vi từng đơn vị, từng ngành, địa phương, trong một nước, mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế.
Hợp tác có nhiều hình thức với các đặc điểm, tính chất, trình độ khác nhau: Hợp tác ngẫu nhiên, nhất thời; hợp tác thường xuyên, ổn định; hợp tác lao động như Mác đã phân tích về ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp; hợp tác giữa các đơn vị, các ngành;v.v...
2. Từ cộng tác đến hợp tác
Từ khi sinh ra con người đã sống trong xã hội cộng đồng dưới các hình thức như cộng đồng huyết thống - dòng tộc, cộng đồng thôn bản, cộng đồng thành thị. Đây là hình thức xã hội cộng đồng mang tính tự phát và tập quán. Người ta cho rằng ở đó các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác đều thường xuyên có sự hợp tác.
Giáo sư Bogardus của trường đại học Nam California (1882- 1973, nhà xã hội học Mỹ) trong suốt cuộc đời mình đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới phong trào hợp tác xã. ông đã đứng trên quan điểm xã hội học để nhìn nhận phương diện con người và phương diện tổ chức của hợp tác xã. ông đã lưu tâm nghiên cứu mọi hình thức cộng tác trước HTX, và phân loại cộng tác, “ một nguyên lý cơ bản của sự sống ”, thành 5 giai đoạn phát triển từ loài vi sinh vật đến xã hội loài người như sau:
(1) Cộng tác mang tính phản xạ.
(2) Cộng tác mang tính bản năng.
(3) Cộng tác vì mục đích sinh tồn.
(4) Cộng tác để chiến thắng trong cạnh tranh.
(5) Cộng tác vì sự tiến bộ cho toàn xã hội.
Giáo sư Bogardus đã nêu lên đặc trưng cảu các giai đoạn phát triển như dưới đây, đồng thời nhận định rằng HTX là hình thức tổ chức có thể thực hiện được sự cộng tác ở giai đoạn cao nhất.
Hình thức cộng tác ở giai đoạn 1 và 2 là cộng tác ở giới sinh vật. Giai đoạn 1 là cộng tác vi sinh vật. Giai đoạn 2 là cộng tác vô thức của động vật nói chung, giai đoạn 3 là cộng tác thường thấy từ người nguyên thuỷ đến người hiện đại ở những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Đại đa số của biểu hiện cộng tác trong xã hội ngày nay tập trung ở giai đoạn 4. Hình thức cộng tác ở giai đoạn này có nhược điểm là không tránh khỏi sự ích kỷ muốn tăng lợi ích của tập thể mình bằng sự hy sinh của cá nhân hay tập thể khác, cùng với tính kép kín, kết quả của tính ích kỷ đó. Giai đoạn thứ 5 là giai đoạn hợp tác cao nhất mà con người có thể đạt đến, và đối tượng hướng tới hình thức cộng tác này để thực hiện thành công hơn nữa ở một mức độ nhất định chính là phong trào hợp tác xã.
II. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của các Hợp Tác xã nông nghiệp
1. Khái niệm
Hợp tác xã là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn. ở nhiều nước trên thế giới, hợp tác xã đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm. Trong Luật hợp tác xã của nhiều nước cũng như một số tổ chức quốc tế đều có các định nghĩa về hợp tác xã.
Liên minh hợp tác xã quốc tế (International cooperative alliance - ICA) được thành lập tháng 8 năm 1895 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, đã định nghĩa hợp tác xã như sau: “hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ ”. Năm 1995, định nghĩa này được hoàn thiện : “hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “hợp tác xã là sự kết hợp của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cở sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết các khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”.
Điều 1 trong Luật hợp Tác xã Việt Nam năm 1996 ghi: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các loại hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Như vậy trong luật hợp tác xã năm 1996 được định nghĩa là "tổ chức kinh tế tự chủ", nhưng tổng kết 6 năm thi hành luật cho thấy các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã trong lĩnh vực Nông nghiệpvẫn còn bị các cơ quan quản lý Nhà nước xem như các tổ chức vừa là công cụ của chính quyền cơ sở (xã, phường), vừa tổ chức năng tính xã hội, có nghĩa vụ phục vụ chính quyền và cộng đồng theo ý muốn chủ quan của họ. Đồng thời bản thân các xã viên hợp tác xã vẫn chưa coi hợp tác xã là của chính mình và do chính họ lập ra, từ đó dẫn đến vẫn chưa thực sự là chủ hợp tác xã, chưa có động lực cùng nhau xây dựng phát triển hợp tác xã. Mặt khác, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh tế, tinh thần tự lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường rất hạn chế. Kết quả là sau một thời gian hoạt động theo Luật hợp tác xã bên cạnh một bộ phận hợp tác xã đã phát triển tốt trong điều kiện mới, vẫn còn số đông hợp tác xã chưa phát huy được khả năng, sức mạnh tập thể của các xã viên trong hợp tác xã, do đó vẫn còn yếu kém, phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chính quyền và bị hành chính hoá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không thích ứng được với cơ chế thị trường đang đòi hỏi ngày một khắt khe hơn đối với hợp tác xã về tính tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của nó.
Để khắc phục tình trạng này, Luật sửa đổi được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khoá XI vào tháng 11 năm 2003 đã quy định: "Hợp tác xã là tổ chứuc kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này... hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật". Theo định nghĩa này hợp tác xã được tổ chức theo nguyên tắc riêng về tính tự nguyện, dân chủ và bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm của mỗi đối tượng tham gia hợp tác xã, đồng thời làm rõ bản chất hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của mình và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong qua trình hoạt động. Như vậy sẽ tạo ra cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đối với hợp tác xã và chính các xã viên hợp tác xã đổi mới nhận thức về loại hình tổ chức kinh tế này, xoá bỏ tư tưởng coi hợp tác xã nặng nề tổ chức xã hội, là bộ phận, là cánh tay của bộ máy công quyền (nhất là đối với các cấp chính quyền huyện, xã ở nông thôn trong quan hệ với hợp tác xã nông nghiệp), làm cho hợp tác xã phụ thuộc vàp sự bao cấp của Nhà nước và không được tự chủ và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong qua trình hoạt động của nó.
Định nghĩa mới về hợp tác xã còn xác định rõ điều kiện tồn tại và phát triển của hợp tác xã là hợp tác xã phải biết tự khẳng định mình là tổ chức kinh tế tự chủ, biết hoạt động nhanh nhạy, khôn ngoan như các doanh nghiệp, biết cạnh tranh để tồn tại trong cơ chế thị trường. Hợp tác xã muốn phát triển ngày một lớn mạnh về kinh tế, có sức hấp dẫn ngày một cao đối với xã viên của nó, thì hợp tác xã phải ngày càng tham gia sâu rộng vào thị trường, vào các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, vào tìm kiếm các nguồn lực để phát triển.
2. Đặc điểm
2.1. Đặc điểm chung
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp tác xã, cũng như sự khác nhau về đặc điểm, cơ chế tổ chức, cách hoạt động v.v.của các mô hình hợp tác xã ở các nước trên thế giới, song từ các khái niệm trên đay có thể rút ra những đặc trưng sau đây của hợp tác xã trong nông nghiệp:
Một là, hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ, trang trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được hay làm nhưng kém hiệu quả.
Hai là, cơ sở thành lập của các hợp tác xã là dựa vào việc cùng góp vốn của các thành viên và quyền làm chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên tắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều.
Ba là, mục đích kinh doanh của hợp tác xã trước hết là làm dịch vụ cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi xuất nội bộ thấp hơn giá thị trường.
Bốn là, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi.
1. Hợp tác xã và thời kỳ vàng son của kinh tế gia đình/Trần Đức - Hà Nội: Tư tưởng, 1991.
2. Lý luận về hợp tác xã. Quá trình phát triển hợp tác xã ở Việt Nam, Nhà xuất bản NN - HN, 2003.
3. Phát triển và đổi mới quản lý hợp tác xã theo Luật hợp tác xã/Nguyễn Văn Bích - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
4. Kinh tế hợp tác của nông dân và kinh tế thị trường/ Lê Trọng, NXB Nông nghiệp, HN 1994.
II. Danh mục các luận văn

1. Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội/ Nguyễn Thị Huệ - Khoá 41 Khoa KTNN&PTNT.
2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất giống cây ăn quả tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau an quả Gia Lâm - Hà Nội./ Chu Đức Chung - Khoá 41 Khoa KTNN&PTNT.
3. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ở hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi theo Luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây./ Đặng kim Cương - Khoá 40 Khoa KTNN&PTNT
III. Danh mục các chuyên đề
1. Một số vấn đề về hợp tác xã - Nguyễn Phượng Vĩ - NN&PTNT:2/01
2. Bản chất, đặc thù và những nguyên tắc của mô hình kinh tế Hợp tác xã - NCKT:9/01
3. Hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam - NCKT:2/1999
IV. Danh mục tạp chí
1. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 2/2004, số 4/2004.
2. Mối quan hệ giữa quỹ tín dụng nhân dân và HTX NN: số 7/2001.
3. Tăng cường vai trò của hợp tác xã nhằm giúp hộ xã viên sử dụng đất được giao có hiệu quả hơn/ Lê Văn Hoạt, Tạp chí Quản lý kinh tế nông nghiệp, số 6 năm 1993.
4. Tạp chí tài chính doanh nghiệp số 1/2004, số 3/2004, số 8/2004.
5. Tạp chí tài chính doanh nghiệp số 10/2003.
V. Các tài liệu khác
1. Tài liệu hội thảo: chính sách và giải pháp mở rộng tín dụng đối với kinh tế tập thể ở Hà Nội, Hà Nội tháng 4 - 2004.
2. Kỷ yếu hội thảo Đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Hà Nội - Tháng 2 - 2004.
3. Luật hợp tác xã năm 1996.
4. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế và từng bước hiện đại hoá nông thôn 2001 - 2003 phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo của huyện Gia lâm.


Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Kết cấu chuyên đề 2
Chương I: Những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong HTX Nông nghiệp 3
I. Nguồn gốc của Hợp Tác xã 3
1. Hợp tác là gì? 3
2. Từ cộng tác đến hợp tác 4
II. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của các Hợp Tác xã nông nghiệp 5
1. Khái niệm 5
2. Đặc điểm 7
2.1. Đặc điểm chung 7
2.2. Những đăc diểm cơ bản của hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam 8
3. Phân loại 11
4. Vai trò 14
III. Vốn và sử dụng vốn trong Hợp tác xã Nông nghiệp 15
1. Khái niệm, phân loại, vai trò của vốn 15
1.1. Khái niệm 15
1.2. Phân loại 15
1.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành 15
1.2.2. Căn cứ vào tác dụng và đặc điểm chu chuyển vốn trong quá trình sản xuất, vốn của hợp tác xã được chia làm hai loại: 16
1.3. Vai trò của vốn 16
2. Nội dung quản lý sử dụng vốn 17
2.1. Xác định nhu cầu về vốn của hợp tác xã Nông nghiệp 17
2.2. Huy động vốn 17
2.3. Sử dụng vốn cố định: 18
2.4. Sử dụng vốn lưu động: 18
3. Hiệu quả sử dụng vốn 19
3.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định: 19
3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 22
Chương II: Nguồn lực phát triển nông nghiệp của huyện Gia lâm và ảnh hưởng của nó đối với sử dụng vốn của Hợp Tác Xã 24
I. Về điều kiện tự nhiên 24
1. Vị trí địa lý: 24
2. Về đất đai: 24
3. Về khí hậu: 25
II. Về kinh tế xã hội 26
1. Về dân số 26
2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 27
3. Về trình độ phát triển kinh tế 29
3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính: 29
3.2. Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực: 30
3.2.1. Công nghiệp 31
3.2.2. Thương mại dịch vụ 32
3.2.3. Sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản. 32
4. Về văn hoá xã hội 34
Chương III: Thực trạng sử dụng vốn của một số hợp tác xã ở Huyện Gia Lâm 36
I. Khái quát tình hình phát triển của HTX Nông nghiệp Huyện Gia Lâm 36
1. Về số lượng HTX qua các năm. 36
2. Về quy mô HTX. 37
3. Về loại hình HTX: 40
3.1. Phân theo mô hình tổ chức gắn với hộ xã viên: 40
3.2. Phân theo địa bàn hoạt động 42
3.3. Phân theo quy mô số xã viên: 42
3.4. Phân theo ngành nghề kinh doanh - dịch vụ 42
II. Thực trạng về vốn của các HTX ở Huyện Gia Lâm 43
1. Vốn chủ sở hữu 45
1.1. Vốn điều lệ: 45
1.2. Vốn tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh 46
2. Vốn vay 46
3. Vốn từ hợp tác xã cũ 48
4. Vốn khác 49
III. Thực trạng về sử dụng vốn ở các HTX Huyện Gia Lâm 52
1. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các HTX 52
a. Dịch vụ thuỷ lợi: 53
b. Dịch vụ bảo vệ thực vật: 53
c. Dịch vụ bảo vệ đồng ruộng: 54
d. Dịch vụ làm đất: 54
e. Hoạt động chuyên giao khoa học kỹ thuật, cung cấp giống vật tư: 54
f. Dịch vụ điện: 54
g. Dịch vụ khác: 55
2. Liên kết với các thành phần kinh tế khác 55
3. Các lĩnh vực khác 57
IV. Thực trạng về quản lý vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn 57
1. Hiệu quả kinh tế 58
a. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: 62
b. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 63
c. Ngoài các chỉ tiêu trên ta còn có thể tính các chỉ tiêu như: 64
2. Hiệu quả xã hội 66
3. Hiệu quả môi trường 66
V. Đánh giá chung 66
1. Ưu điểm 66
2. Nhược điểm 67
2.1. Nguyên nhân khách quan 69
2.2. Nguyên nhân chủ quan 69
Chương IV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các hợp tác xã huyện Gia Lâm 71
I. Mục tiêu phát triển các HTX Huyện Gia Lâm 71
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 72
A. Các biện pháp thuộc về doanh nghiệp 72
1. Huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh 72
2. Đầu tư và sử dụng nguồn vốn 73
2.1. Xác định đúng mục đích của việc đầu tư và sử dụng vốn 73
2.2. Tổ chức nghiên cứu thị trường trước khi đầu tư và sử dụng vốn 74
2.3. Tiến hành đầu tư đi đôi với kiểm tra giám sát quá trình hoạt động, Có giải pháp thích hợp khi gặp vấn đề khó khăn 74
3. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 75
4. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý 76
5. Giải pháp về thị trường 82
5.1. Nghiên cứu tìm thị trường đầu vào và đầu ra thích hợp cho các sản phẩm kinh doanh 82
5.2. Tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường để có hướng kinh doanh cho phù hợp 83
6. Quản lý nguồn vốn chặt chẽ, tránh thất thoát, có chế độ thưởng phạt đối với các xã viên trong quá trình hoạt động 87
7. Các biện pháp khác: 91
B. Biện pháp thuộc về nhà nước các cấp 91
1. Giải quyết những vướng mắc tồn đọng về mặt tài chính đang cản trở quá trình chuyển đổi và phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp hiện có. 92
a. Đối với nợ ngân hàng: 92
b. Đối với nợ thuế nông nghiệp 92
c. Đối với các khoản hợp tác xã nông nghiệp nợ các đối tượng khác 92
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi hay mới thành lập nâng cao hiệu quả hoạt động. 93
Kiến nghị 95
1. Kiến nghị về tổ chức HTX 95
2. Về chính sách hỗ trợ 95
Kết luận 97


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top