Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

4.3. Bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là hình thức truyền thống trực tiếp từ cá nhân này tới cá nhân khác. Trong đó người bán tìm cách giúp đỡ, thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Ưu điểm: Không giống như quảng cáo, bán hàng trực tiếp có sự tiếp xúc giữa người mua và người bán. Sự tiếp xúc này giúp cho người bán có thể tìm thấy, nghe thấy những phản ứng của khách hàng tiềm năng về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp.
Hạn chế:
-Chi phí cho bán hàng trực tiếp cao. Đặc biệt chi phí bán hàng trực tiếp càng lớn khi cần tiếp xúc với khách hàng lớn.
-Các nhân viên bán hàng trực tiếp khác nhau chưa chắc đã truyền những thông điệp giống nhau. Điều này gây khó khăn trong việc truyền thông đồng bộ và kiên định tới tất cả mọi khách hàng.
-Sử dụng nhân viên bán hàng, chi phí cao do liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, giám sát, trả lương và thưởng hoa hồng xứng đáng.
4.4. Tham gia hội chợ, triển lãm
Hội chợ là hoạt động xúc tiến tập trung trong một thời gian và một địa bàn nhất định; trong đó tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá.
Triển lãm là hoạt động xúc tiến thông qua việc trưng bày sản phẩm hàng hoá, tài liệu về sản phẩm hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm thúc đẩy, mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Hội chợ triển lãm là dịp quan trọng để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khi tiếp xúc với khách hàng vấn đề không tránh khỏi là giao tiếp với khách hàng. Do vậy doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt sản phẩm hàng hoá và cán bộ nhân viên trực tiếp giao tiếp với khách hàng.
4.5. Quan hệ công chúng và hoạt động khuếch trương khác:
Quan hệ công chúng là những quan hệ quần chúng nhằm truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau như: nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, hoạt động tài trợ, từ thiện.Thông thường các doanh nghiệp luôn tìm cách thu hút sự ủng hộ của công chúng. Bộ phận làm nhiệm vụ quan hệ với công chúng tìm cách giao tiếp thông tin với công chúng để tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Các hoạt động yểm trợ tiêu thụ sản phẩm là khuếch trương khác như:
Hội nghị khách hàng.
Tham gia Hiệp hội kinh doanh.
4.6. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức mạng lưới bán hàng
Mạng lưới bán hàng là tập hợp các điểm thực hiện hành vi bán hàng cho doanh nghiệp. Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hàng hoá, tính cạnh tranh và điều kiện doanh nghiệp mà doanh nghiệp tổ chức mạng lưới bán hàng phù hợp.
Trong quá trình tổ chức mạng lưới bán hàng doanh nghiệp cần đảm bảo các nguyên tắc sau: nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc thuận tiện cho khách hàng, nguyên tắc đổi mới và nguyên tắc ưu tiên.
Tổ chức lựa chọn nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng là lực lượng quan trọng để thực hiện mục tiêu phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, hình thức và cách bán để ra yêu cầu đối với nhân viên bán hàng. Tuy vậy, nhân viên bán hàng có yêu cầu chung như sau:
- Phải tinh thông kỹ thuật, nghiệp vụ bán hàng.
- Phải có thái độ lịch sự, vui vẻ, biết chủ động mời chào khách hàng đúng lúc, gây được thiện cảm với khách hàng.
- Phải có tính nhẫn nại, biết kiềm chế trong giao tiếp, tính trung thực trong hành vi ứng xử.
Để có đội ngũ nhân viên bán hàng tốt, doanh nghiệp phải có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, chính sách sử dụng hợp lý.
Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Trong kinh doanh người bán nào cũng có quyền lựa chọn hình thức và cách bán phù hợp với điều kiện của mình. Thực tiễn trong hoạt động kinh doanh có các hình thức bán sau đây:
Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng
Theo cách bán theo hợp đồng và đơn hàng, thuận mua, vừa bán, đấu giá và xuất khẩu
Theo mối quan hệ mua đứt bán đoạn và sử dụng các cách tín dụng trong thanh toán như bán trả chậm, bán trả góp, bán trả ngay…
Hình thức bán hàng trực tiếp, bán từ xa như qua điện thoại, qua mạng internet, qua nhân viên tiếp thị:
Trên đây là một số hình thức bán hàng tiêu biểu chứ không phải là tất cả. tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm sản phẩm hàng hoá, quy mô kinh doanh, môi trường kinh doanh, tiềm năng đội ngũ bán hàng mà các doanh nghiệp chủ động các hình thức bán khác nhau nhằm giữ vững và mở rộng thị trường và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
4.7. Dịch vụ khách hàng sau khi bán hàng
Trong hoạt động tiêu thụ, sau khi bán hàng, nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng. Chẳng hạn trong trường hợp mặc dù hàng hoá đã được phân phối hết vào kênh tiêu thụ hay đã giao xong cho người mua. Song chưa thu được tiền về thì hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc. hay trong trường hợp doanh nghiệp đã thu được tiền về ở các trung gian nhưng hàng hoá vẫn còn tồn đọng tại đó chưa đến tay người tiêu dùng thì việc tiêu thụ mới kết thúc trên danh nghĩa. Chỉ khi nào tiền bán hàng được thu từ tay người tiêu dùng cuối cùng thì hoạt động tiêu thụ mới kết thúc. Do đó các hoạt động dịch vụ khách hàng để kéo khách hàng về phía doanh nghiệp là hết sức quan trọng.


III. một số kiến nghị
Các sản phẩm thực phẩm là những sản phẩm rất nhạy cảm trong con mắt khách hàng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy Nhà nước cần có chính sách quản lý thị trường cụ thể giúp cho các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình trong công bằng cạnh tranh, chống vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh như hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu, trốn thuế gây ảnh hưởng xấu đến uy tín các doanh nghiệp làm ăn đúng đắn theo pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, gây rối loạn thị trường.
Chính sách tín dụng, ngân hàng: Nhà nước cần có chính sách tài chính, tín dụng ngân hàng hợp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn đầu tư thuận tiện, cho phép các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội trên thị trường.
Quản lý giá cả: Nhà nước cần có những chính sách kịp thời điều chỉnh khi lạm phát hay giảm phát xảy ra thông qua kiểm soát giá cả trên thị trường, có những biện pháp kích cầu hợp lý thông qua các chính sách thuế, chính sách trợ giá, bù giá cho các doanh nghiệp khi cần thiết.
Về vấn đề bảo vệ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm, công ty phải thường xuyên cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường kiểm tra thị trường phát hiện các hiện tượng tiêu cực trên thị trường như: buôn lậu trốn thuế, hàng giả, hàng kém chất lượng...báo cho các cơ quan quản lý thị trường giải quyết đồng thời có các biện pháp để chống làm hàng giả ngay từ các khâu thiết kế định dạng sản phẩm, bao bì, ký, mã, nhãn hiệu ...theo tiêu chuẩn chấtlượngsảnphẩm,tiêuchuẩnbaobì.
Kết luận

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng. Bởi vì kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm qua bằng nỗ lực của mình Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng, sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú đa dạng, tạo được công ăn việc làm ổn định cho người lao động . Tuy nhiên bên cạnh đó Công ty cũng còn có những hạn chế, những tồn tại cần khắc phục đặc biệt là trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy trong thời gian tới với đội ngũ cán bộ quán lý năng động sáng tạo, với đội ngũ công nhân lành nghề Công ty sẽ sớm giải quyết khắc phục những điểm yếu những hạn chế đồng thời phát huy được những điểm mạnh của mình để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên việc phân tích và đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty không tránh khỏi thiêú sót. Em xin chân thành Thank sự đóng góp giúp đỡ quý báu của thầy giáo và các cô, chú trong công ty LHTP Hà Tây để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
mở đầu

Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, sản phẩm cần tiêu thụ có tới hàng ngàn, hàng vạn loại khác nhau . Có những sản phẩm vừa ra đời, thậm trí vừa ở trong trứng nước thì đã có những sản phẩm ưu việt hơn xuất hiện làm cho nhu cầu tiêu dùng của con người cũng thường xuyên thay đổi. Cho nên, trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là một việc vô cùng khó khăn, là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp .
Trong mấy năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nước ta chậm lại, cung vượt quá cầu, sức mua giảm sút. Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây có thời gian tồn tại và phát triển lâu dài nhưng trong môi trường ngành có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng gặp không ít khó khăn.
Tiêu thụ sản phẩm là một đề tài không mới nhưng luôn là một vấn đề bức xúc, quan trọng trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh , quan tâm đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là một vấn đề rất cần thiết và cũng là một nội dung rất hấp dẫn. Do đó tui mạnh dạn chọn chuyên đề nghiên cứu là : Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây
Đề tài gồm có 2 phần chính sau :
Chương I: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây
Chương II: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây
Do trình độ và thời gian có hạn nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô để có được những hiểu biết sâu sắc hơn.



chương I
thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tạI
Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây
I.giới thiệu kháI quát về công ty
1. Lịch sử hình thành.
Công ty Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây được xây dựng trong những năm tháng đất nước vẫn còn chiến tranh. Miền Bắc đang trên đà xây dựng phát triển Chủ nghĩa xã hội. Miền Nam Mỹ Nguỵ vẫn chiếm đống đất nước. Công ty được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các nước bạn xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu như Ba Lan, Liên Xô.
Tiền thân của công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây là nhà máy Liên hợp Thực phẩm một doanh nghiệp nhà nước thuộc sở công nghiệp Hà Tây, đóng trên địa bàn thị xã Hà Đông, nằm sát quốc lộ 6A, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 8Km.Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát, rượu bánh mứt kẹo các loại và chế biến nông sản thực phẩm khác (Đăng ký kinh doanh số111739).
Nhà máy được chính thức thành lập theo quyết định số 467 ngày 28 tháng 10 năm 1971 của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây.Bước khởi đầu công ty có quy mô sản xuất lớn với 3 phân xưởng do 3 nước giúp đỡ
-Phân xưởng sản xuất bánh mỳ: Máy móc, thiết bị do Ba lan giúp đỡ, phân xưởng này có công suất từ 1.000-2.000 tấn/năm.
-Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: Máy móc thiết bị do Liên Xô (cũ) giúp đỡ, phân xưởng này có công suất từ 1.000-2.000 tấn/năm.
2. Các giai đoạn phát triển của công ty
Trong những năm đầu của hoạt động sản xuất được sự giúp đỡ trực tiếp nhiệt tình của các chuyên gia người nước ngoài Liên Xô ,Ba Lan cộng với sự nỗ lực của bản thân lãnh đạo và công nhân viên ,công ty được xem như là một con chim đầu đàn trong ngành công nghiệp của tỉnh. Trải qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước. Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây đã có bước đứng vững chắc phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quá trình này đựợc thực hiện ở các mốc thời gian như sau:
Năm 1974 được sự cho phép của Uỷ ban hành chính tỉnh cùng sự chỉ đạo của Sở công nghiệp nhà máy tiếp nhận phân xưởng sản xuất bánh kẹo của Công ty ăn uống thuộc sở Thương nghiệp Hà Tây.vào công ty, do đó công ty có thêm phân xưởng sản xuất bánh kẹo với công suất 2.000 tấn/năm.
Đến năm 1980, nền kinh tế trong nước có nhiều thay đổi, nguồn nhập ngoại do sản suất bánh mỳ, mỳ sợi trở nên khan hiếm, khi đó nhà máy thu hẹp và đi đến dừng hẳn sản xuất bánh mỳ và mỳ sợi, để tận dụng máy móc sẵn có công ty chuyển hướng sản xuất bánh mỳ phòng tôm bán trong nước và xuât khẩu sang các nước Đông Âu: Liên Xô, Ba Lan ...
Năm 1986, công ty quyết định mở rộng mặt hàng sản suất như kẹo vừng, lạc bọc đường.
Năm 1987, để phuc vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người lao động và bản thân công ty, công ty quyết định mở rộng sản suất thêm mặt hàng bánh phở khô phục vụ cho xuất khẩu sang Ba Lan, Mông Cổ, Đức.. trong nhữnh năm 1987-1988.
Năm 1989 các nước Đông Âu có nhiều biến động ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu. Do vậy các mặt hàng của nhà máy bị thu hẹp dần và dừng hẳn vào năm 1990. Cùng với thời gian này, công ty nhanh chóng chuyển sang mặt hàng mới là bia hơi và nước giải khát.Năm 1989 bằng việc tận dụng thiết bị sẵn có trong nhà máy là chính và cải tạo cho phù hợp, nhà máy đã cải tạo nhà xưởng hiện có và lắp đặt hoàn toàn thiết bị làm bia hơi có công suất 1.000 lít/ngày, sau đó cải tạo và nâng nên đạt công suất 500.000 tấn/năm.
Năm 1991, nhu cầu mặt hàng công ty nên cao hơn công ty đã nâng côngsuất lên 1.000.000 tân/năm, đồng thời nhu cầu giải khát cũng được nâng lên, nắm bắt được cơ hội này, công ty quyết định đầu tư máy móc, thiết bị sản suất nước khoáng với công suất 500.000 lít/năm
Năm 1993, nền kinh tế thị trường có phần nào ổn định, đời sống người dân cải thiện hơn, nhu cầu bia tiếp tục tăng lên, công ty nâng công suất sản xuất bia lên 5.000.000 lít/năm và công suất sản xuất nước khoáng lên 2.000.000 lít/năm.
Năm 1994 công ty đầu tư thêm dây truyền sản xuất bánh quy của Trung Quốc với công suất 1.000 tấn./năm
Năm 1995 để mặt hàng kinh doanh được đa dạng hoá và phong phú hơn công ty đã đầu tư dây truyền sản xuất của Ba Lan với công suất 1.000-2.000 tấn/năm.
Từ tháng 10 năm 1997 để thuận tiện cho việc giao dịch trong nước và quốc tế, UBND tỉnh đã cho phép công ty đổi tên thành công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây và trong năm 1998 công ty đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duỵêt dự án thiết bị sản xuất bia theo chương trình đầu tư. Công trình được thực hiện trong 3 năm và sẽ hoàn thành vào đầu năm 2000.
Kể từ khi chuyển đổi cơ chế thị trường công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây đã nhanh chóng tìm được hướng đi mới, hoạt động thích nghi với cơ chế thị trường. Hiện nay sản phẩm của công ty sản xuất ra bao gồm rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo các loại luôn luôn được thị trường chấp nhận, nhà máy đã duy trì và đứng vững trong nền kinh tế theo cơ chế mới.Kết quả sản xuất của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, mức đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Từ khi thành lập đến nay công ty được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba vào năm 1993, Huân chương lao động hạng hai vào năm 1996. Sản phẩm của công ty đã được tặng huy chương và bằng khen tại các hội trợ hàng tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt năm 2000 công ty được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất.
3.Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời qua của công ty
Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm công ty đã đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau. Công ty sẽ phát triển chủng loại hàng hoá theo hai hướng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top