tnqnt_tnqnt

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh : Luận văn ThS. Hán Nôm: 60 22 01 04
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2015
Miêu tả: 239 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Hán Nôm -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu – Phƣơng pháp nghiên cứu....3
4. Đóng góp của luận văn...................................................................................5
5. Bố cục của luận văn .......................................................................................5
6. Các quy ƣớc trình bày trong luận văn............................................................6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA HUYỆN TIÊN DU ..................7
1.1. Vài nét về huyện Tiên Du .......................................................................... 7
1.1.1. Địa lý tự nhiên và địa lý hành chính ....................................................... 7
1.1.2. Các điều kiện văn hoá xã hội. ............................................................... 11
1.1.3. Truyền thống giáo dục khoa cử............................................................. 18
1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn bia huyện Tiên Du ................................23
1.2.1. Hiện trạng văn bia huyện Tiên Du........................................................ 23
1.2.2. Đặc điểm văn bia huyện Tiên Du.......................................................... 28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...................................................................................50
CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN BIA HUYỆN TIÊN DU................................52
2.1. Văn bia huyện Tiên Du góp phần nghiên cứu lịch sử địa phƣơng. ..........52
2.1.1. Ghi chép về các nhân vật địa phƣơng. .................................................. 52
2.1.2. Ghi chép về các nhân vật lịch sử………………………………….......54
2.1.3. Ghi chép về các dòng họ tại địa phƣơng……………………………...56
2.1.4. Tìm hiểu sự thay đổi diên cách địa phƣơng.......................................... 57
2.1.5. Tìm hiểu Phật giáo địa phƣơng............................................................. 58
2.2. Văn bia huyện Tiên Du góp phần tìm hiểu phong tục tập quán tín ngƣỡng
địa phƣơng........................................................................................................59
2.2.1. Phản ánh tục bầu Hậu phật.................................................................... 59
2.2.2. Phản ánh tục bầu Hậu thần……………………………………………63
2.2.3. Phản ánh tục gửi giỗ.............................................................................. 69
2.3. Văn bia huyện Tiên Du góp phần tìm hiểu các hoạt động làng xã ở địa
phƣơng…..........................................................................................................70
2.3.1. Xây dựng các công trình phục vụ tín ngƣỡng....................................... 70
2.3.2. Xây dựng các công trình phục vụ dân sinh....................................... 75
2.4. Văn bia huyện Tiên Du góp phần tìm hiểu truyền thống hiếu học của
ngƣời dân nơi đây.............................................................................................78
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...................................................................................79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................82
PHỤ LỤC..................................................................................................... 106
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuộc trấn Kinh Bắc xƣa, Tiên Du là một trong những huyện có bề dày
lịch sử, văn hoá, ở đó hiện còn lƣu trữ số lƣợng văn bia khá lớn. Có thể nói,
đến bất cứ thôn xóm nào ở huyện Tiên Du, từ các ngôi đình ngôi chùa do làng
xã tạo dựng, hay các văn từ, văn chỉ do hội Tƣ văn kiến thiết, cho đến các từ
đƣờng dòng họ lập ra, chúng ta đều có thể bắt gặp những tấm bia đá với nhiều
kích thƣớc, hình dáng, trang trí hoa văn khác nhau, góp phần tạo nên một vẻ
đẹp cổ kính cho các di tích, đồng thời còn tạo ra bản sắc văn hoá không chỉ cho
huyện Tiên Du nói riêng mà còn cho cả vùng Kinh Bắc nói chung. Văn bia nơi
đây phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của địa phƣơng, những phong tục
tập quán cổ truyền, cùng với đời sống văn hoá xã hội của làng quê thuộc xứ
Kinh Bắc xƣa. Đồng thời, đây còn là những cứ liệu khá chính xác để tìm hiểu
quá trình vận động và phát triển của làng xã cổ truyền Việt Nam, góp phần bổ
sung cho chính sử.
Văn bia huyện Tiên Du sớm đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm ở các
góc độ khác nhau, hay là dịch thuật một số văn bia phục vụ việc xếp hạng di
tích nào đó; hay chỉ khai thác theo thể loại nhƣ Hậu thần, Hậu phật… Nhƣng
cho tới nay, chúng tui vẫn chƣa thấy một công trình nào nghiên cứu về văn
bia của huyện Tiên Du một cách toàn diện. Vấn đề xác định số lƣợng của văn
bia hiện còn, số lƣợng thác bản đƣợc sƣu tầm, lƣu giữ và các địa điểm đặt văn
bia hiện vẫn còn chƣa chính xác, sự chênh lệch giữa xã này với xã khác trong
huyện, giữa huyện Tiên Du với huyện khác, sự trùng lặp về thác bản giữa hai
đợt sƣu tầm. Tình trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho các nhà nghiên
cứu khi muốn sử dụng, khai thác nội dung văn bia của huyện Tiên Du.
Vì vậy có thể thấy việc nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
có ý nghĩa cấp thiết. Qua việc thống kê số lƣợng chính xác văn bia, xác định
địa điểm thực của văn bia hiện nay, cũng nhƣ việc chỉ ra những đặc trƣng cơ
bản về mặt hình thức và giá trị về mặt nội dung của văn bia huyện Tiên Du để
giúp nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu là việc cần thiết, nằm trong chuyên
môn của ngành Hán Nôm.
Với những lý do trên, chúng tui chọn vấn đề: Nghiên cứu văn bia huyện
Tiên Du tỉnh Bắc Ninh làm đề tài Luận văn Thạc sĩ thuộc chuyên ngành Hán
Nôm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn bia huyện Tiên Du từ lâu đã thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý, tìm
hiểu của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên cho tới nay, chỉ có một công trình
nghiên cứu về Văn bia Kinh Bắc khá toàn diện của Phạm Thùy Vinh đề cập
đến văn bia của huyện Tiên Du trong Luận án Tiến sĩ mang tên Văn bia Kinh
Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã. Trong luận án đó, phần văn bia của
huyện Tiên Du đƣợc tác giả giới thiệu vắn tắt trong bảng thống kê về văn bia
xứ Kinh Bắc theo địa danh hành chính thời Lê, đồng thời tác giả cũng điểm
qua nội dung của một số văn bia huyện Tiên Du để chứng minh cho các luận
điểm mà tác giả nêu ra trong luận án. Đến năm 2003 luận án này đã đƣợc xuất
bản thành sách với tên gọi nhƣ cũ, phần văn bia của huyện Tiên Du cũng
không thay đổi.
Đồng thời, cũng có một số nhà nghiên cứu giới thiệu về văn bia huyện
Tiên Du nhƣ: Nguyễn Thị Phƣợng – Bùi Hoàng Anh với bài Giới thiệu bia
chuông khánh sưu tầm tại tỉnh Hà Bắc từ năm 1992 đến năm 1995 (Thông báo
Hán Nôm học, 1996), hai tác giả đã giới thiệu khái quát về số lƣợng văn bia,
chuông, khánh sƣu tầm đƣợc trong những năm 1992 đến 1995, trong đó có giới
thiệu về văn bia huyện Tiên Du; Thiền Phong Phạm Văn Tuấn với bài Chân
Phúc thiền sư và mối giao duyên từ Phật Tích đến Bút Tháp (Thông báo Hán
Nôm học, 2007), tác giả thông qua việc tuyển dịch một số đoạn trong văn bia
chùa Phật Tích của huyện Tiên Du nhằm giới thiệu về Chân Phúc thiền sƣ;
Thiền Phong Phạm Văn Tuấn với bài “Khảo về Chuyết Chuyết thiền sư (1590-
1644)” (Đặc san Suối Nguồn, 2011), tác giả thông qua nhiều tƣ liệu Hán Nôm,
đặc biệt là các văn bia đặt tại chùa Phật Tích huyện Tiên Du đã giới thiệu tiểu
sử, hành trạng thiền sƣ Chuyết Chuyết. Trƣơng Văn Thắng với bài Tấm bia ghi
việc trùng tu chùa Phật Tích vào thời Nguyễn (Thông báo Hán Nôm học,
2014), tác giả thông qua việc phiên dịch đã chỉ ra lần trùng tu cuối cùng của
chùa Phật Tích vào thời Nguyễn, trƣớc khi chùa này bị phá huỷ vào năm 1946.
Ngoài ra, trong phòng Thông tin Thƣ viện VNCHN còn lƣu trữ một số
bản dịch văn bia ở các xã của huyện Tiên Du đƣợc thực hiện bởi các cán bộ
của VNCHN khi giúp đỡ các địa phƣơng này sƣu tầm, bảo tồn tƣ liệu Hán
Nôm. Hơn nữa, còn phải kể đến cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb
KHXH, 1993 do GS. TSKH Nguyễn Quang Hồng chủ biên, cuốn sách cũng
đã giới thiệu, tóm tắt nội dung hơn 10 văn bia của huyện Tiên Du.
Có thể thấy chỉ có 1 luận án/cuốn sách, 4 bài viết và một số bản dịch,
đoạn tóm tắt sơ lƣợc về văn bia huyện Tiên Du. Các công trình này, hay là
giới thiệu văn bia huyện Tiên Du nằm trong thành phần trong văn bia xứ Kinh
Bắc, hay chỉ đơn thuần là các bản dịch, bản tóm tắt sơ lƣợc, hay thông qua
một số đoạn trong văn bia mà giới thiệu về các di tích, nhân vật nào đó. Hoàn
toàn chƣa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu văn bia huyện Tiên
Du tỉnh Bắc Ninh một cách hoàn chỉnh và có hệ thống.
3. Đối tƣợng nghiên cứu-Phạm vi nghiên cứu-Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tui trong luận văn là các thác bản văn
bia ở 13 xã và thị trấn huyện Tiên Du hiện đang đƣợc lƣu giữ tại VNCHN,
bao gồm: Phú Lâm, Cảnh Hƣng, Đại Đồng, Hiên Vân, Lạc Vệ, Liên Bão,
Minh Đạo, Nội Duệ, Phật Tích, Tân Chi, Tri Phƣơng, Việt Đoàn, Hoàn Sơn
và thị trấn Lim. Các bản dập này do EFEO thực hiện vào những năm trƣớc
cách mạng tháng 8 (1945), sau đó là do VNCHN in dập từ năm 1992 tới nay.
Ngoài ra chúng tui cũng tiến hành điều tra, in dập các thác bản còn sót tại địa
phƣơng làm tài liệu nghiên cứu cho đề tài. Đồng thời tham khảo các văn bia
của huyện Tiên Du đƣợc chép trong các thƣ tịch lƣu trữ tại VNCHN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tui tiến hành khảo sát các thác bản
văn bia hiện đang lƣu trữ tại VNCHN theo địa giới hành chính huyện Tiên Du
hiện nay, có tham khảo với văn bia hiện còn ở một số di tích lớn. Từ đó chúng
tui tiến hành nghiên cứu sự phân bố của văn bia huyện Tiên Du theo không
gian và thời gian, tìm hiểu đặc điểm và các giá trị của văn bia trong nghiên cứu
lịch sử, văn hoá xã hội huyện Tiên Du. Ngoài ra chúng tui còn lập danh mục
văn bia huyện Tiên Du và chọn lọc giới thiệu một số văn bia đƣợc xem là tiêu
biểu có giá trị về mặt nội dung để công bố.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tui áp dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu cơ bản sau:
3.3.1. Phương pháp văn bản học
Văn bia huyện Tiên Du hiện nay chủ yếu tồn tại dƣới dạng thác bản,
những thác bản này hiện còn để lại nhiều vấn đề về văn bản học. Do đó thông
qua việc mô tả, khảo sát các đặc điểm trang trí trên văn bia, kích cỡ của văn
bia, đặc điểm về chữ viết trên văn bia, hình dáng văn bia, niên đại của văn bia,
tác giả của văn bia… chúng tui đƣa ra những nhận định về sự chân xác trong
niên đại văn bia ở đây, làm cơ sở cho việc nghiên cứu của luận văn.
3.3.2. Phương pháp điền dã
Thác bản văn bia của huyện Tiên Du hiện đang lƣu trữ tại VNCHN hiện
nay vốn đƣợc in dập từ hiện vật gốc là các bia đá đƣợc dựng tại các di tích
trên địa bàn huyện Tiên Du. Các văn bia này đôi khi bị mất chữ do chất lƣợng
bản dập chƣa cao, hay do văn bia vào thời điểm in rập bị gắn vào tƣờng,
hay do bia dựng sát với khe tƣờng đều không in dập đƣợc phần chữ, thác bản
dập bị tàn khuyết. Để khắc phục đƣợc tình trạng này chúng tui tiến hành điền
dã tại các xã có văn bia nhằm bổ sung những chỗ còn thiếu sót của thác bản.
3.3.3. Phương pháp thống kê định lượng
Chúng tui tiến hành một loạt các thao tác thống kê định lƣợng đối với tƣ
liệu văn bia huyện Tiên Du thu thập đƣợc theo các tiêu chí: sự phân bố theo
không gian, thời gian, tác giả biên soạn, và các vấn đề có liên quan v.v…
Thông qua các kết quả đó đƣa ra những nhận xét tổng quan về tình hình và
đặc điểm của văn bia huyện Tiên Du.
4. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du, luận văn có những đóng góp sau:
- Cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện về văn bia huyện Tiên Du theo các
tiêu chí nhƣ: số lƣợng thác bản hiện còn, sự phân bố theo không gian, thời
gian, cùng những đặc điểm về hình thức văn bản.
- Phân tích, đánh giá giá trị tƣ liệu của văn bia huyện Tiên Du, không chỉ có
ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hoá xã hội địa phƣơng mà còn
góp phần tìm hiểu lịch sử văn hoá xã hội cả nƣớc nói chung.
- Phần phụ lục chúng tui lập thƣ mục văn bia huyện Tiên Du theo 8 yếu tố
nhằm cung cấp thông tin ban đầu cho độc giả khi muốn tìm hiểu văn bia
huyện Tiên Du, đồng thời phiên âm dịch nghĩa một số văn bia có tính chất
tiêu biểu đƣợc đặt tại các di tích lớn, kèm theo đó là ảnh thác bản hiện đang
đƣợc lƣu giữ tại VNCHN.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và
Phần phụ lục.
Phần Nội dung đƣợc chia làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: tổng quan về văn bia huyện Tiên Du.
Chƣơng 2: giá trị văn bia huyện Tiên Du.
Phần Phục lục bao gồm:
Phụ lục 1: bảng phân bố văn bia huyện Tiên Du theo không gian.
Phụ lục 2: bảng phân bố văn bia huyện Tiên Du theo thời gian.
Phụ lục 3: bảng chi tiết kích thước văn bia huyện Tiên Du.
Phụ lục 4: danh mục văn bia huyện Tiên Du.
Phụ lục 5: phiên âm, dịch nghĩa một số văn bia huyện Tiên Du, kèm theo ảnh
của thác bản hiện đang được lưu giữ tại VNCHN.
Phụ lục 6: một số hình ảnh về văn bia huyện Tiên Du.
6. Các quy ƣớc trình bày trong luận văn
- Trong phần danh mục văn bia tóm lƣợc, kích thƣớc văn bia đƣợc đo
theo hình thức: chiều ngang x chiều cao, đơn vị tính là cm.
- Những chữ trên thác bản bị mờ, chúng tui chƣa chắc chắn về phƣơng
án phiên âm sẽ đƣợc đặt trong dấu [?]
- Các tài liệu trích dẫn đƣợc để trong ngoặc vuông và đánh số thứ tự
trong danh mục Tài liệu tham khảo cùng số trang của tài liệu đƣợc trích dẫn.
Ví dụ: Một số vấn đề văn bia Việt Nam [100, tr. 89]. Các văn bia cũng đƣợc
đánh số thứ tự từ 1 đến 180, đồng thời cũng nằm trong phần Tài liệu tham
khảo. Ví dụ: [1] tức là bia số 1.
- Quy ƣớc viết tắt:
Nhà xuất bản Nxb
Trƣờng Viễn Đông Bác Cổ EFEO
Viện Nghiên cứu Hán Nôm VNCHN
Khoa học Xã hội KHXH
Giáo sƣ Gs
Tiến sĩ Ts
Thạc sĩ Ths
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA HUYỆN TIÊN DU
Tiên Du là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5
km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía bắc. Đây là huyện có
cảnh quan địa mạo tƣơng đối đa dạng: nằm ở gần trung tâm đồng bằng Bắc
Bộ nhƣng lại có núi đồi xen lẫn đồng bằng màu mỡ phì nhiêu cùng hệ thống
các kênh rạch. Nhờ nằm gọn trong vùng văn hóa Kinh Bắc, có lợi thế về vị trí
địa lý và điều kiện tự nhiên, Tiên Du từng là tụ điểm của quá trình giao lƣu và
tiếp biến văn hóa Việt – Hán giai đoạn sớm, nên Tiên Du từ sớm trong lịch sử
đã giữ một vị trí quan trọng về kinh tế, văn hoá, giáo dục của Kinh Bắc xƣa
và tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Chính những yếu tố này đã tạo nên những đặc
điểm, giá trị riêng của văn bia huyện Tiên Du.
1.1.Vài nét về huyện Tiên Du
1.1.1. Địa lý tự nhiên và địa lý hành chính
1.1.1.1. Địa lý tự nhiên
Về diện tích: Tiên Du là một huyện có diện tích trung bình, theo số liệu
thống kê năm 2007, Tiên Du có diện tích 9.568, 65 ha [207].
Về địa giới: Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phƣơng sau: Phía
bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong; Phía nam giáp huyện
Thuận Thành; Phía đông giáp huyện Quế Võ; Phía tây giáp thị xã Từ Sơn.
Về địa hình: Tiên Du là địa phƣơng có địa hình địa mạo tƣơng đối phức
tạp, có hệ thống đồng bằng nằm xen kẽ với các ngọn núi thấp nhƣ: đồi Lim,
núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… độ cao
từ 20-120m, cùng với đó là hệ thống kênh rạch chằng chịt bao quanh. Đất đai
của huyện tƣơng đối đa dạng về loại hình, bao gồm: đất đá, đất đỏ bazan ở
các núi, đất phù sa cổ ở đồng bằng, đất phù sa ngập nƣớc…thích hợp cho việc
trồng cây công nghiệp và lúa hai vụ.
Tân tạo/Thọ phúc/ Thần đình/Bí kí
Thường văn: chi Nang Sơn chi du, Triều Khê chi lâm, nhi hữu bi yên. Nhân
lương khả dĩ thực đức cảm giả, cổ nhiên thẩn thỉ. Phù: sinh vu y vực, huệ vu y nhân,
tắc kỳ hâm mộ chi, sung kính chi. Di kiến kỳ tình chi chân, nhi khả cửu dã. Quyến
duy: Thị Bắc cung Phụng sai Thị trù Đội tri Công tượng Phó thủ hiệu Tiền tượng
Cơ phó Cai quan Phó tri Thị nội Thư tả Công phiên Thị cận Thị nội Giám ti Lễ
giám Tổng thái giám Đô hiệu điểm ti Hữu hiệu điểm Cơ quận công Đỗ quận công,
huý Cận: long cung nhi thanh quang mật tiếp bồi; báo vĩ nhi tiết việt vinh ưng.
Khinh tài hiếu thí; Trọng nghĩa ái nhân. Nội Duệ xã, Đình Cả, Lộ Bao nhị thôn
công chi lý quan dã. Nội Duệ Khánh, Lũng Giang, Xuân Ổ, Hoài Bão Thượng thôn
công chi lân ấp dã: hoài ưu ốc chi hồng [ân]; cảm chiêm nhu chi hậu nghị. Nhâm
Dần niên gian, tương dữ thôi bảo công vi Thọ phúc thần, dĩ chính thất Quận phu
nhân Nguyễn thị huý Lộc phối yên. Kỳ dĩ bách tuế, hậu diệc thế phụng tự. Công thể
kỳ chân khẩn, nhưng huệ dĩ tư điền, hậu dĩ tiền sao, tỉ các quân phân dĩ cúng phụng
sự. Đệ dĩ các xã thôn nghênh niên ca xướng chi ước, kí khế vu táo nhi ức niên
hương hoả chi địa. Do thượng vị bốc, duy công hiếu thiện vô cùng . Chủng đức di
ngộ, nãi ư Đình Cả thôn địa. Hồi nãi tả nãi hữu, viên thuỷ viên mưu, hiệp cát quyên
lương sự, kiến sơ vũ ngọc, dao kỳ giai chỉ, lan quế kỳ lương đống, thiêu hương
thành nhi thần toạ. Đoan nghiêm chính thất, tựu nhi quy mô, chỉnh sức phương

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
I Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập Nghiên cứu v Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu đề xuất thuật toán mã hóa văn bản có độ bảo mật cao trên cơ sở mật mã truyền thống Công nghệ thông tin 0
R nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên Nông Lâm Thủy sản 0
H Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH RÚT VĂN BẢN TỪ TRANG WEB VÀ ỨNG DỤNG Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành bao bì nhựa – nghiên cứu điển hình Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top