Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM, NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI - MÊ LINH
Hoàn thiện công tác định mức lao động tại phân xưởng thành phẩm, nhà máy bia hà nội-mê linh thuộc tổng công ty bia-rượu-ngk hà nội
Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Phân xưởng Thành phẩm, Nhà máy Bia Hà Nội Mê Linh thuộc Tổng công ty Bia Rượu NGK Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1
I. Các khái niệm liên quan đến ĐMLĐ 3
1.1. Lao động 3
1.2. Mức lao động 3
1.3. Định mức lao động 3
1.4. Công tác định mức lao động 4
2. Các khái niệm liên quan đến mức lao động 4
2.1. Mức thời gian (Mtg) 4
2.2. Mức sản lượng (Msl) 5
2.3. Mức phục vụ (Mpv) 5
2.4. Mức định biên (Mức biên chế) 6
2.5. Mức quản lý (Mql) 6
2.6. Mức tương quan 6
2.7. Mức lao động tổng hợp 6
II. Các phương pháp định mức lao động 7
1. Nhóm các phương pháp tổng hợp 7
1.1. Phương pháp thống kê 7
1.2. Phương pháp kinh nghiệm 7
1.3. Phương pháp dân chủ bình nghị 7
1.4. Phương pháp thống kê-kinh nghiệm 7

2. Nhóm các phương pháp phân tích 8
2.1. Phương pháp tính toán 8
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát 9
2.3. Phương pháp so sánh điển hình 10
III. Nội dung công tác định mức lao động 11
1. Xây dựng các mức lao động 11
1.1. Xác định quá trình sản xuất và phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành 11
1.1.1. Khái niệm và phân loại quá trình sản xuất 11
1.1.2. Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành 12
1.2. Phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động 14
1.3. Đề xuất biện pháp xây dựng mức khoa học 15
2. Tổ chức và áp dụng các mức đã được xây dựng vào sản xuất 16
2.1. Đưa mức vào sản xuất 16
2.1.1. Mục đích 16
2.1.2. Những yêu cầu khi đưa mức vào sản xuất 16
2.2. Thống kê phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mức 16
2.2.1. Mục đích 16
2.2.2. Thống kê tình hình thực hiện mức 17
2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện mức 17
2.3. Sửa đổi mức 17
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM, NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI-MÊ LIN 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triể 2
1.1.1. Sơ lược về Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-NGK Hà Nộ 2
1.1.2. Nhà máy bia Hà Nội – Mê Lin 2
1.2. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Lin 2
1.3. Các đặc điểm về lao động và kỹ thuật, công ngh 2
1.3.1. Cơ cấu lao động của Nhà á 2
1.3.2. Các đặc điểm về kỹ thuật, công ngh 2
1.4. Quy trình sản xuất sản phẩm tại Nhà máy Bia Hà Nội – Mê Lin 2
1.5. Tình hình sản xuất của Nhà má 3

2. Phân xưởng thành phẩm của Nhà máy 3
2.1. Vị trí của Phân xưởng Thành phẩm trong cơ cấu tổ chức của Nhà má 3
2.1.1. Chức năn 3
2.1.2. Nhiệm v 3
2.1.3. Quyền hạ 3
2.2. Các đặc điểm kỹ thuật của của Phân xưởng Thành phẩ 3
2.3. Cơ cấu lao động của Phân xưởng Thành phẩ 3
2.4. Công nhân bốc xếp cơ giới phục vụ dây chuyền chiết bia tại Xưởng Thành phẩ 3
1.2. Mức phục vụ cho dây chuyền chiết cha 4
1.3. Mức định biên công nhân bốc xếp cơ giới phục vụ dây chuyền chiết bia cha 4
1.1. Định biên lao động lao động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ xưởng Thành phẩ 4
1.2. Mức định biên công nhân sản xuất trực tiế 4
1.3. Mức định biên công nhân bốc xếp cơ giới phục vụ dây chuyền chiết của Phân xưởng Thành phẩ 4
1.3.1. Dây chuyền chiết chai 30.00 chai/gi 4
1.3.2. Dây chuyền chiết chai 60.00 chai/gi 4
3.1. Bộ phận chuyên trách làm công tác định mứ 4
3.2. Quy trình tổ chức định mứ 5
3.3. Quy trình áp dụng mứ 5
4.1. Đặc điểm lao động của Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Lin 5
4.2. Đặc điểm máy móc thiết b 5
4.3. Đặc điếm sản xuấ 5
PHẦN II MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨ 5
LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM, NHÀ MÁ 5
BIA HÀ NỘI-MÊ LIN 5
1.1. Máy xếp palle 5
1.2. Máy dỡ palle 5
1.3. Kiến ngh 5
2.1. Xác định các Bước công việc cần thực hiệ 5
2.1.1. Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet bia thành phẩ 5
2.1.2. Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet vỏ cha 5
2 . Chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việ 5
2. .1.Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet thành phẩ 5
2. .2. Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet vỏ cha 5
2. . Tổng hợp số liệu và kiến nghị mức sản lượng mớ 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢ 6
LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thì vấn đề sống còn của các doanh nghiệp hiện nay là phải nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức lao động khoa học là môn khoa học nghiên cứu các biện pháp kết hợp tối ưu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó. Định mức lao động chính là cơ sở của tổ chức lao động khoa học. Sản xuất càng phát triển, vai trò của định mức lao động ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của tô chức lao động khoa học, rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay sử dụng công tác định mức lao động như một công cụ sắc bén trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội và tìm hiểu về Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh, nhà máy trực thuộc Tổng công ty, em nhận thấy do Nhà máy mới đi vào hoạt động chưa lâu nên các mức lao động tại Nhà máy chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý của các cán bộ Quản lý. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc không tận dụng được hết các nguồn lực của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, em đã lực chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Phân xưởng Thành phẩm, Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh thuộc Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội”, làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Do thời gian có hạn, em chỉ tập trung tìm hiểu phân xưởng Thành phẩm của Nhà máy, từ đó đưa ra một số đề xuất với mong muốn hoàn thiện công tác định mức lao động tại Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh và các mức lao động cho phân xưởng Thành phẩm.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, bài chuyên đề được kết cấu thành 3 phần:
Phần I: Sự cần thiết của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp
Phần II: Đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại phân xưởng Thành phẩm, Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh
Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện công tác định mức lao động tại phân xưởng Thành phẩm, Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh.
Mặc dù đã hết sức cố gắng những bài chuyên đề tốt nghiệp vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy cô.
Cuối cùng, em xin chân thành Thank PGS.TS. Trần Xuần Cầu đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này. Và em cũng xin chân thành Thank các cơ chú, anh chị làm việc tại Phòng Tổ chức Lao động, Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.


PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

I. Các khái niệm liên quan đến định mức lao động (ĐMLĐ)
1. Các khái niệm có liên quan
1.1. Lao động
“Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào giới tự nhiên biến đổi giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của mình. Lao động là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người”
1.2. Mức lao động
“Mức lao động là lượng hao phí lao động sống cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hay để hoàn thành khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức sản xuất, kỹ thuật nhất định”
1.3. Định mức lao động
Theo nghĩa hẹp, ĐMLĐ là việc xây dựng mức cho tất cả các loại công việc theo tính chất công việc, phù hợp từng loại công việc. Theo định nghĩa này, ĐMLĐ tiếp cận theo hai nhóm:
- Định mức thống kê kinh nghiệm: Việc xây dựng mức lao động thiếu căn cứ khoa học, không dựa trên phân tích một cách khoa học các điều kiện tổ chức kỹ thuật để tạo thành một sản phẩm hay một khối lượng công việc mà dựa trên kinh nghiệm chủ quan của cán bộ định mức, người lãnh đạo doanh nghiệp hay dựa trên số liệu thống kê của thời kỳ đã qua.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tiến hành và tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả mà phương pháp này đem lại là chất lượng mức không cao, vẫn còn chứa đựng những yếu tố lạc hậu, hạn chế tăng năng suất lao động và hiệu quả quản lý sản xuất nói chung.
- Định mức kỹ thuật lao động: Việc xây dựng các mức lao động dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học các quá trình sản xuất của doanh nghiệp để quy định những điều kiện để hoàn thành sản phẩm hay một bộ phận sản phẩm trên cơ sở các điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định của doanh nghiệp như thiết bị, công cụ sản xuất, nguyên vật liệu, tổ chức nơi làm việc và trình độ của người lao động.
Theo nghĩa rộng, ĐMLĐ là một công việc bao gồm từ việc xây dựng đến việc đưa vào thực tế các mức đó hay nói cách khác, ĐMLĐ là một quá trình dự tính của tổ chức nhằm đưa ra các biện pháp về tổ chức kỹ thuật để thực hiện công việc đạt năng suất lao động.
1.4. Công tác định mức lao động
Công tác định mức lao động là việc nghiên cứu quá trình sử dụng thời gian lao động của người lao động, từ đó giảm thiểu lãng phí thời gian vô ích, tạo điều kiện tăng năng suất lao động.
2. Các khái niệm liên quan đến mức lao động
2.1. Mức thời gian (Mtg)
“Mức thời gian là lượng thời gian hao phí được quy định cho một công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc phải thực hiện để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc đảm bảo chất lượng theo quy định trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định”
- Mức thời gian được tính qua công thức sau:
Mtg =
Trong đó: Đơn vị của Mtg là: (giây, phút, giờ)/ (đơn vị sản phẩm, khối lượng công việc).

2.2. Mức sản lượng (Msl)
“Mức sản lượng là số lượng sản phẩm được quy định để một công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo phù hợp với mức độ phức tạp của công việc cần hoàn thành trong một đơn vị thời gian với những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định”
- Mức sản lượng được tính theo công thức sau:
Msl =
Trong đó:
T: Đơn vị thời gian tính trong mức sản lượng. Đơn vị tính: ngày, ca, 8 giờ, 480 phút.
Đơn vị của Msl là: chiếc, cái, kg, m m2, m3 / đơn vị thời gian.
Mối quan hệ giữa Mtg và Msl : Mức sản lượng càng cao thì mức thời gian càng thấp và ngược lại do đó giữa mức thời gian và mức sản lượng tồn tại sự phụ thuộc nghịch đảo và thể hiện qua công thức sau:
x = và y =
Trong đó:
x: Tỷ lệ phần trăm giảm mức thời gian
y: Tỷ lệ phần trăm tăng mức sản lượng
2.3. Mức phục vụ (Mpv)
“Mức phục vụ là số lượng máy móc, thiết bị,...được quy định cho một người lao động hay một nhóm người lao động có trình độ thành thạo nhất định phù hợp với mức độ phức tạp của công việc trong những điều kiện tổ chức nhất định mà họ phải hoàn thành” . Mức phục vụ thường áp dụng với công việc có tính chất ổn định lặp đi lặp lại, có tính chất chu kỳ giao cho công nhân phục vụ sản xuất hay công nhân chính phục vụ nhiều máy móc.
- Mức phục vụ tồn tại dưới 2 dạng:
• Mức thời gian phục vụ: Là lượng thời gian phục vụ được quy định để phục vụ một đơn vị phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định với trình độ thành thạo của người lao động phù hợp với mức độ phức tạp của công việc.
• Mức số lượng người phục vụ: là số lượng người lao động được quy định để hoàn thành một công việc hay một sản phẩm trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định với trình độ thành thạo nhất định của người lao động phù hợp với mức độ phức tạp của công việc.
2.4. Mức định biên (Mức biên chế)
“Mức định biên là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể hay hoàn thành một chức năng nhất định trong những hoàn cành xác định.”
Đơn vị: Số người/ bộ máy quản lý; Số người/ day chuyền sản xuất
2.5. Mức quản lý (Mql)
“Mức quản lý là số lượng người lao động do một người quản lý phụ trách hay số lượng cấp dưới do cấp trên quản lý.”
2.6. Mức tương quan
“Mức tương quan là số lượng cán bộ, công nhân viên của trình độ lành nghề này hay chức vụ này khớp với một người của trình độ lành nghề khác hay chức vụ khác trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.”
2.7. Mức lao động tổng hợp
“Mức lao động tổng hợp tính trên một sản phẩm hay một khối lượng công việc cụ thể là tổng số lượng lao động hao phí gồm lao động quản lý, lao động phục vụ, lao động công nghệ được quy định trong 1 đơn vị sản phẩm.” Mức lao động tổng hợp là một trong những cơ sở quan trọng để kế hoạch hóa về nhân lực và quỹ lương của một doanh nghiệp.
II. Các phương pháp định mức lao động
1. Nhóm các phương pháp tổng hợp
Các phương pháp tổng hợp là các phương pháp xây dựng mức không dựa trên nghiên cứu một cách khoa học các quá trình thực hiện bước công việc và các điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định tại nơi sản xuất và thời gian hao phí được nghiên cứu quy định chung cho toàn bộ bước công việc chứ không phải theo từng bộ phận của bước công việc. Nhóm các phương pháp tổng hợp bao gồm 3 phương pháp: phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp dân chủ bình nghị.
1.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu thống kê về thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc và năng suất lao động của thời kỳ trước.
1.2. Phương pháp kinh nghiệm
Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy của cán bộ lãnh đạo hay cán bộ định mức.
1.3. Phương pháp dân chủ bình nghị
Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp xây dựng mức dự kiến của cán bộ định mức hay hội đồng định mức bằng phương pháp thống kê hay phương pháp kinh nghiệm và sự thảo luận của công nhân và cả hội đồng định mức để đưa ra quyết định về mức được lựa chọn.
1.4. Phương pháp thống kê-kinh nghiệm
Phương pháp thống kê-kinh nghiệm là sự kết hợp của 2 phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm. Đây là phương pháp định mức cho một bước công việc nào đó dựa vào số liệu thống kê về năng suất lao động hay thời gian hao phí của người công nhân thực hiện bước công việc đó kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công hay nhân viên kỹ thuật.
Trình tự tiến hành của phương pháp thống kê-kinh nghiệm bao gồm 4 bước
- Thống kê về năng suất lao động hay thời gian hao phí của các cá nhân đang làm công việc cần định mức.
- chức năng suất lao động trung bình (

- chức năng suất lao động trung bình tiên tiến (
- Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm của cán bộ định mức, đốc công hay cán bộ kỹ thuật để xác định mức lao động đưa vào sản xuất.
2. Nhóm các phương pháp phân tích
Nhóm các phương pháp phân tích dựa trên sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện chúng. Đây là nhóm phương pháp có căn cứ khoa học kỹ thuật nhằm nghiên cứu xác định trình tự hợp lý để thực hiện một bước công việc, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp làm việc tiên tiến vào quá trình sản xuất trên cơ sở tổ chức lao động một cách hợp lý tận dụng tối đa các khả năng của nơi làm việc. Nhóm phương pháp này bao gồm 3 phương pháp: Phân tích tính toán; Phân tích khảo sát và So sánh điển hình.
2.1. Phương pháp tính toán
Phương pháp tính toán là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu của bước công việc, các yếu tố ảnh hưởng thời gian hao phí, các tài liệu tiêu chuẩn có sẵn, các chứng từ kỹ thuật để tính mức thời gian theo bước công việc. Trong đó, tiêu chuẩn các loại thời gian như: Chuẩn kết, Tác nghiệp, Phục vụ, Nhu cầu. Chứng từ kỹ thuật là các thông số của máy móc thiết bị, dữ liệu về cơ sở thiết kế, cơ sở đã được sử dụng, chất lượng máy, nơi sản xuất, hãng sản xuất.
Trình tự tiến hành bao gồm 3 bước
- Phân chia bước công việc cần định mức thành các bộ phận về mặt lao động và công nghệ. Loại bỏ những bộ phận thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu thành những bộ phận tiên tiến để có được kết cấu của bước công việc một cách hợp lý nhất.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để hoàn thành từng bộ phận của bước công việc từ đó xác định được trình độ lành nghề của công nhân; máy móc, thiết bị cần dùng; chế độ làm việc tối ưu; tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý nhất. Từ đó, lập quy trình công nghệ chi tiết cho bước công việc.
- Dựa vào công trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời gian đã được quy định (CK, TN, PV, NV) tính hao phí thời gian cho từng bộ phận bước công việc. Tổng hợp các hao phí thời gian sẽ được mức kỹ thuật thời gian cho cả bước công việc.
Phương pháp xây dựng mức này thường áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn, vừa vì nó có ưu điểm xây dựng mức nhanh, tốn ít thời gian, công sức đảm bảo độ chính xác và đồng nhất của mức. Tuy nhiên do phương pháp này chỉ cần tiến hành trong văn phòng của cán bộ định mức nên phụ thuộc lớn vào tài liệu chuẩn và nếu tài liệu chuẩn không phù hợp sẽ dẫn đến việc xác định không đảm bảo.
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu của bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian làm việc, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian làm việc của công nhân tại ngay nơi làm việc.
Phương pháp được thực hiện với trình tự bao gồm 3 bước:
- Phân tích bước công việc cần định mức thành các bộ phận hợp thành về mặt lao động và công nghệ. Từ đó loại bỏ những bộ phần thừa, thay thế bộ phận lạc hậu bởi các bộ phận tiên tiến để xây dựng kết cấu hợp lý nhất cho bước công việc.
- Tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền các loại hao phí thời gian để hoàn thành bước công việc. Trên cơ sở đó sẽ xác định trình độ lành nghề mà công nhân cần có, máy móc thiết bị cần dùng, chế độ thời gian làm việc tối ưu, tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý trong tương quan với việc quy định điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định đảm bảo tính hợp lý nhất cho bước công việc.
- Tạo ra những điều kiện về tổ chức kỹ thuật đúng như đã quy định ở nơi làm việc. Sau đó, chọn công nhân đã nắm vững kỹ thuật sản xuất, có tinh thần kỷ luật, thái độ hợp tác để làm thử. Khi công nhân đó đã quen tay, nhịp độ sản xuất đi vào ổn định thì cán bộ định mức tiến hành công việc khảo sát của mình bằng cách sử dụng một trong hai hay kết hợp cả hai cách chụp ảnh thời gian ngày làm việc và bấm giờ bước công việc. Căn cứ vào các tài liệu khảo sát thu được thời gian tác nghiệp toàn ca và tác nghiệp sản phẩm (TNsp). Mức kỹ thuật lao động được xác định bởi các công thức sau:
Mtg = TNsp x = TNsp và Msl =
Phương pháp này thường áp dụng trong sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn hay trong các khâu sản xuất có tính chất hàng loạt trong quá trình sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ hay áp dụng trong nghiên cứu thời gian làm việc tiên tiến. Phương pháp phân tích khảo sát đem lại độ chính xác cao, có cơ sở khoa học tạo điều kiện hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, đúc kết được kinh nghiệm tiên tiến phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này tốn thời gian công sức và đòi hỏi người tham gia quá trình nghiên cứu phải có trình độ nghiệp vụ nhất định.
2.3. Phương pháp so sánh điển hình
Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức bằng cách so sánh với mức của bước công việc điển hình. Phương pháp này thực hiện qua 5 bước:
-Phân chia các bước công việc phải hoàn thành ra từng nhóm: Các bước công việc có đặc trưng gần giống nhau thì ghép thành một nhóm dựa trên quy trình công nghệ. Trong mỗi nhóm tiến hành chọn một hay một số bước công việc điển hình cho nhóm.
- Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý cho bước công việc điển hình. Quy trình công nghệ này coi như quy trình công nghệ chung cho các bước công việc của nhóm.
- Tiến hành xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng một trong hai cách: phân tích tính toán và phân tích khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của bước công việc điển hình co ký hiệu là Mtg1 và Msl1.
- Xác định các hệ số quy đổi, điều chỉnh ki cho các bước công việc trong nhóm với quy ước hệ số của bước công việc điển hình là 1 (k1 = 1). Hệ số các bước công việc còn lại trong nhóm được xây dựng trên cơ sở phân tích các điều kiện tổ chức kỹ thuật của bước công việc tại nơi làm việc bằng cách sử dụng phương pháp nội suy toàn học để so sánh các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí của các bước công việc với bước công việc điển hình:
• Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật của bước công việc tốt hơn điều kiện tổ chức kỹ thuật của công việc điển hình thì ki <1.
• Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật của bước công việc giống hay tương tự điều kiện tổ chức kỹ thuật của công việc điển hình thì ki = 1.
• Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật của bước công việc kém hơn điều kiện tổ chức kỹ thuật của công việc điển hình thì ki > 1.
- Căn cứ vào các mức của bước công việc điển hình và hệ số quy đổi ki để tính mức thời gian và mức sản lượng của các bước công việc đó:
Mtgi = Mtg1 x ki
Msli = Msl1 x
Phương pháp này thường được sử dụng để xây dựng mức trong sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc do sản xuất không ổn định hay quy trình công nghệ không được chi tiết nên không định mức được bằng phương pháp tính toán. Mặt khác, do sản xuất luôn luôn thay đổi, sự lặp lại của các bước công việc không nhiều nên không đủ thời gian để định mức lao động bằng phương pháp khảo sát. Do đó để có mức đưa vào áp dụng một cách kịp thời thì áp dụng phương pháp so sánh điển hình là tốt nhất.
III. Nội dung công tác định mức lao động
1. Xây dựng các mức lao động
1.1. Xác định quá trình sản xuất và phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành
1.1.1. Khái niệm và phân loại quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất (QTSX) là một quá trình khai thác, chế biến một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội trong đó diễn ra sự thay đổi của đối tượng lao động về hình dáng, kích thước, tính chất lý hóa, mặt cơ học hay vị trí để trở thành sản phẩm phục vụ cho con người.
Quá trình sản xuất được phân loại đa dạng theo các tiêu chí khác nhau:
- Theo ý nghĩa và tính chất của sản phẩm được tạo ra: QTSX chính và QTSX phụ.
- Theo loại hình sản xuất: QTSX đơn chiếc, QTSX hàng loạt nhỏ, QTSX hàng loạt vừa, QTSX hàng loạt lớn và QTSX hàng loạt khối
- Theo tính chất của nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất: Chế biến gỗ, Chế biến lương thực và Gia công kim loại.
- Theo tính chất liên tục của quá trình sản xuất: QTSX liên tục và QTSX gián đoạn.
- Theo đặc điểm và nội dung của quá trình: Quá trình khai thác, Quá trình chế biến chế tạo, Quá trình lý hóa, Quá trình nhiệt năng và Quá trình điện năng.
- Theo trình độ: QTSX thủ công, QTSX tay-máy, QTSX tự động hóa, QTSX tổ hợp.
1.1.2. Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành
SƠ ĐỒ 1- SỰ PHÂN CHIA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
THÀNH CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH

(Nguồn: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Bộ môn Kinh tế lao động, Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp, tr55, NXB Giáo dục-1994)
Quá trình sản xuất bộ phận là bộ phận đồng nhất và kết thực về phương diện
công nghệ của quá trình sản xuất.
Bước công việc là một phần của quá trình sản xuất, bao gồm các công việc kế tiếp nhau được thực hiện bởi một hay một nhóm công nhân trên một đối tượng lao động nhất định tại nơi làm việc nhất định. Bước công việc được phân tích trên hai mặt công nghệ và lao động.
-Về mặt công nghệ:
• Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của các bước công việc, nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ, chế độ gia công.
• Bước chuyển tiếp là phần việc như nhau lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp.
-Về mặt lao động:
• Thao tác là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về công nghệ. Trong đó thao tác chính làm thay đổi tính chất, hình dáng, kích thước đối tượng lao động, thao tác phụ đảm bảo điều kiện tiến hành thao tác chính.
• Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể của người công nhân nhằm lấy đi hay di chuyển một vật nào đó.
• Cử động là bộ phận của động tác biểu thị bằng sự thay đổi một lần vị trí các bộ phận cơ thể con người.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ môn Kinh tế lao động, Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp, NXB Giáo dục 1994
2.Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội, Phòng Tổ chức lao động, Văn bản quy định chức năng nhiệm vụ các phòng ban
3. Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội, Phòng Kế hoạch Đầu tư, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2009, 2010, 2011
4.Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh, Phân xưởng Thành phẩm, Kế hoạch sản lượng - lao động năm 2011.
5.Tổng công ty cổ phần Bia Rượu NGK Hà Nội, Phòng Tổ chức lao động, Định biên lao động 2007

PHỤ LỤC 1
KHẢO SÁT THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VẬN
HÀNH DÂY CHUYỀN CHIẾT BIA CHAI 30.000CHAI/GIỜ
I. Mục đích
Thông qua chụp ảnh thời gian làm việc của công nhân giới phục vụ dây chuyền chiết chai 30.000chai/giờ rút ra được hao phí thời gian làm việc trong ca làm việc của họ. Đây là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của người lao động và mức định biên số lao động phục vụ đang áp dụng trong dây chuyền. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện các mức lao động và tổ chức lao động một cách hợp lý nhằm thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động.
II. Đối tượng chụp ảnh
Trong quá trình khảo sát, tiến hành khảo sát 2 vị trí công việc trong dây chuyền chiết chai là công nhân vận hành máy xếp pallet và máy dỡ pallet. Đối với mỗi vị trí, chọn 3 công nhân có được mức độ hoàn thành công việc trung bình - tiên tiến để tiến hành khảo sát. Tiến hành chụp ảnh thời gian làm việc của mỗi công nhân 3 lần (3 ca khác nhau) để đảm bảo được tính chính xác kết quả khảo sát.
III. Tổng hợp kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành chụp ảnh thời gian làm việc của các công nhân có vị trí vận hành máy xếp và máy dỡ pallet, thu được số liệu hao phí thời gian trung bình của mỗi công nhân như sau:
1. Vị trí vận hành máy xếp pallet
Thời gian chuẩn kết : 10 phút
Thời gian tác nghiệp : 390 phút
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết : 35 phút
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

iridescence

New Member
Mod có thể gửi cho mình xin bản miễn phí bài đăng này được không ạ? Mình đang rất cần bài này để có thể làm bài tập. Thank rất nhiều ạ.
 

quenmatroi@1234

New Member
mod ơi, làm sao để nhận được tài liệu này ạ.em thấy bảo xem lại bài đầu mà không biết ở đâu cả. Mod chỉ em với ạ. em cảm ơn
 

daigai

Well-Known Member
mod ơi, làm sao để nhận được tài liệu này ạ.em thấy bảo xem lại bài đầu mà không biết ở đâu cả. Mod chỉ em với ạ. em cảm ơn
Mình update lại link rồi mà, bạn kéo lên trên xem từ trên xuống dưới từ từ thôi sẽ thấy
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top