Brentyn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU



Ngân hàng thương mại(NHTM) là một trung gian tài chính lớn . Chính vì vây các doanh nghiệp (các nhà đầu tư ) khi có nhu cầu về vốn sẽ tìm đến các NHTM để vay vốn tài trợ cho các dự án đầu tư của mình. Để có thể vay theo dự án đầu tư (vốn lớn, thời gian dài) thì các NHTM cũng cần xem xét, đánh giá về dự án cũng như tình hình tài chímh của doanh nghiệp có dự án đầu tư để chắc chắn ngân hàng có thể thu hồi lại khoản cho vay. Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc làm hết sức cần thiết đối với các doanh ngiệp, đặc biệt với các NHTM. Với những suy nghĩ trên, đồng thời trong quá trình thực tập em nhận thấy công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư có vai trò sức quan trọng đối với các doanh ngiệp và NHTM nên em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBank”.
Em xin chân thành Thank các anh chị tại phòng giao dịch số 2 VPBank Trung Hoà –Nhân chính,Thank cô giáo:Th.s Trần Mai Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!












Chương I.Tổng quát về Ngân hàng VPBank và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại.


I.Tổng quan về ngân hàng VPBank:
1.Quá trình hình thành và phát triển:
Tên gọi :Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tên giao dịch: Ngân hàng ngoài quốc doanh.
Tên giao dịch quốc tế: VietNam Joint_stock Commercial Bank for Private Enterprises.
Tên viết tắt:VPBANK.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.
• Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước .
• Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.
• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
• Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
• Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
• Huy động nguồn vốn từ nước ngoài.
• Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế.
• Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ,tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng,tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore,và vốn điều lệ đã được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Trong năm 2008, Hội đồng Quản trị đã hoàn tất việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC, nâng tỷ lệ sở hữu của OCBC tại VPBank lên 15% và theo đó vốn điều lệ của VPBank tăng từ 2000 tỷ đồng lên 2.117.474.330.000 đồng. Đây là nỗ lực lớn của Hội đồng quản trị VPBank và sự hợp tác thiện chí của đối tác chiến lược OCBC.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán. Đến cuối năm 2007 hệ thống VPBank đãcó hai công ti trực thuộc và 128 điểm giao dịch ngân hàng (bao gồm hội Sở,34 chi nhánh và 93 phòng giao dịch) .Trong 6 tháng đầu năm 2008 VPBank đưa vào hoạt động thêm 29 điểm giao dịch trên phạm vi toàn quốc nâng số điểm giao dịch của VPBank lên 129 điểm giao dịch hoạt động trên tổng số 135 điểm giao dịch đã có giấy phép.Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
2.Sơ đồ cơ cấu và chức năng phòng ban:

Ban kiểm soát

Phòng kiểm toán nội bộ
Văn phòng hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị

Đại hội đồng cổ đông


Hội đồng quản lý tài sản nợ,có
Ban điều hành


Hội đồng tín dụng


Phòng tài chính kế toán
Phòng nguồn vốn

Phòng kế hoạch tổng hợp
Trung tâm tin học

Phòng nhân sự đào tạo
Phòng phát triển khách hàng
Trung tâm thanh toán
Phòng pháp chế thu hồi nợ
Văn phòng
Trung tâm Western Union
Trung tâm thẻ
Phòng quản lý rủi ro
Các chi nhánh

Phòng giao dịch
Công ty chứng khoán VPBank
Công ty quản lý tài sản VPBank
















(Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank)
Trong đó:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông biểu quyết, là cơ quan có quyết định cao nhất trong ngân hàng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát xem xét và xử lý vi của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng, quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ ngân hàng,trừ trường hợp điều chỉnh vốn do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán tại điều lệ ngân hàng thông qua báo cáo tài chính hàng năm, thông qua định hướng phát triển của ngân hàng.
Hội đồng quản trị:gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường trực gồm chủ tịch,phó chủ tịch và một uỷ viên thường trực kiêm tổng giám đốc.Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đòng cổ đông quyết định các vấn đề lớn:quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng ,bổ nhiệm,cách chức tổng,phó tổng giám đốc,quyết định cơ cấu tổ chức quy chế quản lý nội bộ,thành lập chi nhánh văn phòng thay mặt …
Hội đồng tín dụng :do hội đồng quản trị lập ra,ngoài ra hội đồng quản trị còn lập ra các ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I.Hội đồng tín dụng và ban tín dụng đều có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
Ban kiểm soát:có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính , thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng, báo cáo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ký kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, quyết định và kiến nghị lên Đại hội cổ động.
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: trực thuộc ban điều hành,được phân bổ cho mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1-2 nhân viên.Bộ phận này có chức năng kiểm tra,giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước,trong và sau quá trình thực hiện nghiệp vụ mỗi ngân hàng.
Phòng ngân quỹ:gồm hai mảng nghiệp vụ chính:quỹ nghiệp vụ và kho tiền.
+Quỹ nghiệp vụ:bộ phân thu tiền,bộ phận chi tiền , bộ phận kiểm ngân và bộ phận giao dịch.
+Kho tiền:quản lý tài sản có trong kho và thực hiện xuất nhập kho.
Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng.Bộ phận kế toán giao dịch được bố trí theo nguyên tắc một kế toán viên theo dõi tất cả các tài khoản của cùng một khách hàng để có thể lắm vững quan hệ của khách hàng với ngân hàng và quản lý các tài khoản của khách hàng chặt chẽ hơn.Phòng kế toán có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác để hoạch toán đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, đồng thời cung cấp số liệu thông tin cần thiết phục vụ cho tác nghiệp của các phòng nghiệp vụ có liên quan.
Chi nhánh cấp I là đơn vị trực thuộc của VPbank, hoạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước,chịu sự chịu chỉ đạo,quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc.Mỗi chi nhánh của VPbank thuộc mạng lưới thực hiện các sản phẩm dịch vụ của VPbank tại địa phương, chủ động hoạch định kế hoạch kinh doanh và phát triển khách hàng, tạo lợi nhuận choVPbank.
Các phòng giao dịch có chức năng : huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, thu hút tiền gửi trong dân cư, thực hiện cho vay và thực hiện một số các nghiệp vụ như; chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ kinh doanh, chiết khấu công trái, thanh toán Vía và séc du lịch.
3.Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của VPBank:
3.1/Hoạt động huy động vốn:
12/5/2008, tổng giá trị 6 tháng đầu năm 2008 nền kinh tế có nhiều điều kiện bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, 6 tháng đầu năm nay chúng ta đã chứng kiến những cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam,hiện nay mức lãi suất huy động vốn cao nhất của các ngân hàng thương mại phổ biến ở mức 18,5%/năm đối với tiền gửi bằng VND.
Trong 6 tháng đầu VPBank đã liên tục tăng lãi suất huy động để phù hợp với diễn biến của thị trường (trong 6 tháng VPBank đã hơn 10 lần tăng lãi suất huy động vốn) hiện tại lãi suất huy động vốn của VPBank cao nhất ở mức 18,2%/năm đối với tiền gửi bằng VND và 6.5%/năm đối với tiền gửi bằng USD.
Trong tháng 5 VPBank đã triển khai chương trình khuyến mại mới dành cho khách hàng gửi tiền mang tên: “Quà tặng vàng của VPBank”, chương trình sẽ được thực hiện trong 3 tháng bắt đầu từ ngày giải thưởng là gần 3 tỷ đồng, với giải nhất là 2 kg vàng SJC. Đồng thời VPBank cũng đã triển khai sản phẩm huy động vốn bằng vàng tại một số điểm giao dịch tại Hà Nội nhằm đa dạng hóa các kênh huy động vốn.
Tổng nguồn vốn huy động của VPBank cuối tháng 6/2008 đạt 17.687 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2007 và tăng 64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng nguồn vốn huy động thị trường I đạt 15.947 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm trước và tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.Và tính đến 31/12/2008, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.853 tỷ đồng, tăng 498 tỷ đồng so với cuối năm 2007 (tương đương tăng 3%), và chỉ đạt 66% so với kế hoạch.






MỤC LỤC
\LỜI MỞ ĐẦU
Chương I.Tổng quát về Ngân hàng VPBank và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại.
I.Tổng quan về ngân hàng VPBank:
1.Quá trình hình thành và phát triển:
2.Sơ đồ cơ cấu và chức năng phòng ban:
3.Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của VPBank:
3.1/Hoạt động huy động vốn:
3.2/Hoạt động tín dụng:
3.3. Hoạt động Thanh toán quốc tế
3.4. Hoạt động của Trung tâm chuyển tiền Western Union
3.5. Hoạt động của Trung tâm thẻ
3.6. Hoạt động của các công ty trực thuộc
3.7. Kết quả kinh doanh năm 2008:
II.Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng thương mại:
1.Khái niệm thẩm định dự án đầu tư:
1.1. Khái niệm:
1.2.Ý nghĩa:
2.Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại:
Chương II.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBank
I.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPbank:
1.Quy định của VPBank đối với hình thức cho vay theo dự án:
2.Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại VPBank:
2.1.Sơ đồ thẩm định:
2.2.Các bước của quy trình thẩm định:
3.Phương pháp thẩm định tại VPBank
3.1.Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
3.2.Phương pháp thẩm định theo trình tự.
3.3.Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án.
4.Nội dung thẩm định tại VPBank:
4.1.Thẩm định kiểm tra tính đầy của hồ sơ vay vốn:
4.2.Thẩm định khách hàng vay vốn:
4.2.1. Thẩm định về tư cách của chủ doanh nghiệp
4.2.2.Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng:
4.3.Thẩm định dự án vay vốn:
4.3.1.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án:
4.3.2.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án:
4.3.2.1Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án:
4.3.2.2.Thẩm định dòng tiền của dự án :
4.3.2.3.Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án:
4.3.2.4.Thẩm định độ nhạy của dự án:
4.3.3.Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án:
4.3.4.Thẩm định về đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro:
4.4.Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:
5.Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án tại VPBank:
5.1.Thẩm định khách hàng:
5.1.1.Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp:
5.1.2.Thẩm định khách hàng:
5.2.Thẩm định dự án xin vay vốn đầu tư:
5.2.1.Khái quát về dự án xin vay vốn:
5.2.2.Thẩm định căn cứ pháp lý của dự án
5.2.3.Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết của dự án:
5.2.4.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án:
5.2.5.Thẩm định khía cạnh kinh thuật của dự án:
5.2.6.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án:
5.3.Đánh giá công tác thẩm định của dự án đá xẻ:
II.Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng VPBank:
1.Mặt đạt được:
2.Những mặt còn hạn chế:
Chương III/Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại VPBank.
I.Định hướng,mục tiêu phát triển của VPBank
1. Định hướng chung:
2. Định hướng cho công tác thẩm định:
II.Một số giải pháp và kiến nghị
1.Một số giải pháp:
1.1.Giải pháp về con người:
1.2.Giải pháp về phương pháp thẩm định:
1.3.Giải pháp về mặt tổ chức điều hành:
1.4.Giải pháp về thông tin:
1.5.Giải pháp về trang thiết bị:
1.6.Các giải pháp khác:
2.Một số kiến nghị:
2.1.Với chính phủ và các bộ ngành liên quan:
2.2.Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại khác:
2.3.Với các khách hàng:
2.4. Với VPBank:
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

mailananh010898

New Member
Dear anh/ chị,
Em đang trong quá trình làm bài tập về thẩm định dự án đầu tư tại VP Bank. Tài liệu mà anh/chị cung cấp có thể sẽ rất hữu ích trong quá trình hoàn thiện bài của em. Vì vậy, em hy vọng anh/ chị đọc được email này có thể cho em xin bản mềm để tham khảo. Gmail của em là: [email protected].
Em xin chân thành cảm ơn!
 

daigai

Well-Known Member
Dear anh/ chị,
Em đang trong quá trình làm bài tập về thẩm định dự án đầu tư tại VP Bank. Tài liệu mà anh/chị cung cấp có thể sẽ rất hữu ích trong quá trình hoàn thiện bài của em. Vì vậy, em hy vọng anh/ chị đọc được email này có thể cho em xin bản mềm để tham khảo. Gmail của em là: [email protected].
Em xin chân thành cảm ơn!
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top