Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Những sản phẩm của ngành mang đậm nét văn hoá, tâm hồn và tư tưởng của người Việt Nam. Những sản phẩm này không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Quan tâm phát triển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam.
Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi nhất là trong tầng lớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống này còn góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là EU, Mỹ và Nhật Bản, trong đó EU là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU hàng năm vẫn gia tăng nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành và nhu cầu của thị trường này. Nguyên nhân là do xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường EU còn gặp nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ của các cấp, các nghành chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này đòi hỏi có những giải pháp thực tiễn hơn để góp phần duy trì và phát triển làng nghề, tăng khả năng xuất khẩu.
Xuất phát từ thực trạng trên, tui chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU” nhằm nghiên cứu chung tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU để thấy được những điểm thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng truyền thống này sang thị trường rộng lớn này. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU cả về qui mô và tỷ trọng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh như kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường...của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu thị trường EU và các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU từ năm 2001 đến 10 tháng đầu năm 2007 với các mặt hàng chính có kim ngạch xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây như gốm sứ, mây tre đan, thêu ren, thảm, sơn mài mỹ nghệ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa. Đồng thời tham khảo tư liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết. Khóa luận còn dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng như đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của EU.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.
Chương i
Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ eu
I. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Luật Thương Mại 2005, Điều 28 thì “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được làm chủ yếu bằng tay từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: mây, tre, cói, guột, gỗ, dây rừng, bèo, bẹ chuối…có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật, được bán ra thị trường trong nước và nước ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và trang trí của con người [2]. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu như: đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ, hàng mây, tre, đan, hàng thảm, hàng thêu ren, vàng bạc mỹ nghệ...
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế
Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thương quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thông qua xuất khẩu có thể thu được ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những nhân tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý…Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, kết hợp với tiềm năng trong nước về tài nguyên thiên nhiên và lao động để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được thể hiện ở các khía cạnh sau:
2.1. Phát triển làng nghề truyền thống
Làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng lên những nét văn hóa đặc trưng của làng, đình làng, những ngày giỗ tổ những lễ hội truyền thống đã tạo nên niềm tự hào cho mỗi người làng nghề để đi bất kỳ nơi đâu họ vẫn luôn nhớ về quê hương, làng xóm.
Nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống thật sự chỉ tồn tại, phát huy tiềm năng vốn có của nó ở các làng nghề. Mà nông thôn nước ta là khu vực sinh sống của phần lớn dân số cả nước (khoảng 75%). Tốc độ phát triển kinh tế nông thôn chậm hơn các thành phố, thị xã. Mức sống của dân cư ở đó cũng thấp. Nhưng bù lại, các sinh hoạt văn hóa được bảo lưu bền vững hơn ở đô thị. Và cả những tiêu cực, cổ hủ từng nảy sinh trong lịch sử dân tộc cũng nặng nề hơn ở nông thôn do đặc điểm bảo lưu dai dẳng và sự chậm biến đổi nói trên.
Phát triển phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần giải quyết được vấn đề nan giải hiện nay là thất nghiệp. Ngoài đồng ruộng, người dân có nghề làm thêm nên tăng thêm thu nhập, người dân cũng bớt khoảng thời gian nhàn rỗi sẽ hạn chế nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội góp phần lành mạnh hóa cuộc sống nông thôn. Hơn nữa, có việc làm với thu nhập ổn định còn hướng họ vào sự nghiệp chung, cùng nhau chung sức chung lòng giữ gìn xây dựng và phát triển làng nghề. Làng nghề tồn tại và phát triển khiến cho cái nhìn của người nông thôn xa hơn, tinh tế hơn. Để có thể duy trì cho làng nghề của mình tồn tại và phát triển, người làm nghề thủ công mỹ nghệ phải bươn chải ra bên ngoài tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đồng thời khách hàng bên ngoài tìm đến làng nghề ngày càng nhiều để trao đổi sản phẩm. Quá trình này càng phát triển đòi hỏi trình độ người làm nghề hàng thủ công mỹ nghệ phải được nâng lên, cơ sở hạ tầng như đường xá, điện, nước, nhà xưởng...cũng cần được nâng cao hơn nữa.
Bảo tồn và phát triển làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quí, trân trọng giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Phát triển làng nghề còn là một giải pháp quan trọng để góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân [10].
2.2. Tăng thu ngoại tệ
Một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế cần tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình này đòi hỏi phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp thiết yếu. Chính vì vậy mà việc tích lũy nguồn ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thông thường nguồn ngoại tệ tích lũy được của mỗi nước dựa vào các nguồn vốn chủ yếu là: đi vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính là ngoại tệ thu từ xuất khẩu. Thực tế là nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu cũng tăng theo, ngược lại, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu làm cho cán cân ngoại thương thâm hụt quá lớn có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì đời sống tinh thần ngày càng được chú trọng. Con người ngày càng có xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên hơn. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với tốc độ phát triển đô thị hóa một cách chóng mặt, dân cư tăng nhanh thì diện tích sống ngày càng bị thu hẹp. Do đó, để tạo cho không gian sống gần gũi với thiên nhiên thì lựa chọn tối ưu là sử dụng các vật dụng gia đình có nguồn gốc từ tự nhiên như mây, tre, cói, lứa, gỗ...nên nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng. Vì thế, các quốc gia có thế mạnh về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này ra thị trường thế giới đặc biệt là tập trung vào một số thị trường có cầu rất lớn như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu...Hàng năm, giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng thu ngoại tệ cho các nước xuất khẩu.
2.3. Tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân
Khác với các ngành kinh tế khác, thủ công mỹ nghệ là một ngành lao động thủ công nên cần rất nhiều lao động. Đặc biệt, đối với những đơn đặt hàng lớn thì cần lượng lớn nhân lực để hoàn thành hợp đồng đúng hạn. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển tất yếu sẽ kéo theo việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ - cung cấp nguyên liệu chính cho sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ; ngành dệt - cung cấp nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm thảm, thêu ren; ngành giao thông vận tải - vận chuyển hàng từ nơi sản xuất để đưa đi xuất khẩu, chuyển tới tay người tiêu dùng nước ngoài; ngành thông tin liên lạc - cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo đường dây liên lạc giữa các đối tác trong và ngoài nước...Số lượng nhân lực cần cho các ngành công nghiệp này là không nhỏ. Như vậy, việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người dân, phần nào giải quyết vấn đề lao động cho quốc gia.
Khi người dân có công việc ổn định với mức thu nhập thích hợp thì kéo theo việc tiêu dùng gia tăng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Việc tiêu dùng cho các vật phẩm thiết yếu và các sản phẩm cao cấp sẽ ngày một tăng lên thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khi các ngành sản xuất phát triển lại tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động và đời sống của họ sẽ càng được nâng cao.
2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng giống như xuất khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào cần xuất phát từ nhu cầu thị trường nước nhập khẩu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường đó. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hơn nữa, xuất khẩu mặt hàng này tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước, hay nói theo cách khác là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển sẽ kéo theo việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành giao thông vận tải, ngành dệt, ngành công nghệ thông tin...Đối với mỗi thị trường khác nhau thì có những yêu cầu sản phẩm cũng khác nhau nên ngành thủ công mỹ nghệ cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ cần phát triển theo hướng đáp ứng những yêu cầu đó.
2.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương
Mục lục


Lời mở đầu 1
Chương i: Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
và những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ eu 4
I. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 4
1. Một số khái niệm cơ bản 4
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế 4
2.1. Phát triển làng nghề truyền thống 5
2.2. Tăng thu ngoại tệ 6
2.3. Tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân 7
2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế 7
2.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương 8
2.6. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại 9
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 9
3.1. Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý 10
3.2. Các nhân tố về kinh tế - văn hóa - xã hội 10
3.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ 11
3.4. Các nhân tố thị trường 12
3.5. Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của doanh nghiệp 14
ii. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 16
1. Hình thức xuất khẩu 16
2. Kim ngạch xuất khẩu 18
3. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chính 19
4. Thị trường xuất khẩu. 22

iii. Những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ EU 24
1. Là thị trường chung 24
2. Đặc điểm khách hàng 26
3. Xu hướng tiêu dùng 28
4. Kênh phân phối 28
cHương ii: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của việt Nam sang thị trường eu 31
i. Kim ngạch xuất khẩu hàng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua 31
1. Kim ngạch xuất khẩu chung 31
2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 33
3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 35
ii. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU 37
1. Những thuận lợi khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
sang thị trường EU 37
1.1. Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 37
1.2. EU là một thị trường chung thống nhất 40
1.3. Quan hệ thương mại của Việt Nam - EU ngày càng được củng cố, tăng cường 40
2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
sang thị trường EU 44
2.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định 44
2.2. Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư 45


2.3. Qui mô sản xuất nhỏ, không đáp ứng được đơn hàng lớn 47
2.4. Nguồn nhân lực trình độ còn thấp 48
2.5. Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế 49
Chương iii: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường eu 52
i. Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
đến năm 2010 52
ii. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU 54
1. Giải pháp về phía Nhà nước 55
1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 55
1.2. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào 56
1.3. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu 56
1.4. Xúc tiến thương mại phát triển thị trường 58
1.5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 59
1.6. Các chính sách đối với làng nghề 62
2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 63
2.1. Vận dụng có hiệu quả giải pháp marketing xuất khẩu 63
2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu 72
2.4. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác 73
2.5. Tích cực tham gia Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam (VietCraft) 74
Kết luận 77
tài liệu tham khảo 79
Danh mục bảng biểu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top