Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bước vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức, ngành nghề khác nhau. Từ đó, việc hoạt động, sản xuất trong cùng một lĩnh vực, tranh giành thị trường liên quan là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, cạnh tranh sẽ là vấn đề tất yếu. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mỏi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: Tuyên truyền, giới thiệu, khuyếch trương hàng hóa, dịch vụ, tổ chức việc bán hàng có giảm giá, phát quà tặng... Các hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại (XTTM) và là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Quá trình này do thương nhân tự tổ chức thực hiện hay thông qua quan hệ dịch vụ do thương nhân khác cung cấp.
Chính vì những lợi ích mà hoạt động XTTM mang lại, từ đó nhằm liên hệ với thị trường và công chúng, thương nhân ngày càng quan tâm đến các “kỹ thuật thuyết phục” khác nhau thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Với hiệu quả đạt được trong tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, XTTM đã sớm được coi là công cụ cạnh tranh lợi hại, có khả năng mang lại lợi ích thương mại to lớn cho thương nhân, đồng thời có những ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và của người tiêu dùng.
Xét về góc độ kinh tế, XTTM là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế học từ những năm đầu của thế kỷ XX cùng với sự hình thành và phát triển của khái niệm marketing. Trong tiếng Anh, “xúc tiến” (Promotion) có nghĩa là sự khuyến khích, ủng hộ, sự khuyếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến. Vì vậy, “trade promotion” không chỉ là XTTM mà còn có ý nghĩa là sự khuyếch trương thương mại, sự thúc đẩy thương mại. Thậm chí, ở tầm quốc gia, môi trường toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã và đang đòi hỏi Chính phủ và các tổ chức XTTM phải có những nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Như vậy, từ góc độ kinh tế, có thể khẳng định: XTTM không chỉ là hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại của thương nhân mà còn bao gồm hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại của Chính phủ và các tổ chức XTTM.
Xét về góc độ pháp lý, khoa học pháp lý nghiên cứu XTTM với ý nghĩa là quyền của cá nhân, tổ chức được ghi nhận trọng các quy định của pháp luật. Cụ thể là tại khoản 3 điều 10 Luật thương mại 2005 quy định: XTTM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Như vậy, theo quy định trên, XTTM mang bản chất là hoạt động xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ do thương nhân tiến hành. Đây cũng là định nghĩa duy nhất về XTTM trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
Chủ thể hoạt động XTTM có rất nhiều nhưng có thể chia các chủ thể này thành 3 nhóm: Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp. Trong đó, thương nhân là chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động XTTM nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cơ hội cung ứng dịch vụ cho mình. Theo khuôn khổ của pháp luật thương mại, thương nhân hoạt động XTTM bao gồm 2 loại:
• Thương nhân kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực khác nhau tự hoạt động XTTM cho mình trong khuôn khổ quyền tự do kinh doanh, tự do hoạt động XTTM mà không cần đăng ký kinh doanh để có quyền thực hiện các hoạt động đó.
• Thương nhân kinh doanh dịch vụ XTTM. Có nghĩa là, dịch vụ XTTM trở thành dịch vụ thương mại được thương nhân lựa chọn để kinh doanh. Điều kiện để thương nhân hoạt động XTTM một cách hợp pháp là phải đăng ký kinh doanh.
Trong phạm vi môn học, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hoạt động XTTM do thương nhân tiến hành.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về XTTM, thương nhân có thể sử dụng các hình thức XTTM sau đây:
• Khuyến mại.
• Quảng cáo thương mại.
• Trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.
• Hội chợ, triển lãm thương mại.
Việc quy định như trên là phù hợp với thông lệ quốc tế về XTTM, tuy nhiên nội hàm của các hình thức XTTM được quy định theo pháp luật Việt Nam vẫn còn hẹp hơn so với các nước trên thế giới. Các hình thức quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM), quan hệ công chúng (PR)... mặc dù cũng đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhưng vẫn chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, em xin phép được trình bày về từng hình thức XTTM trong 4 hình thức được quy định theo pháp luật Việt Nam hiện hành, đồng thời đưa ra một vài lời bình luận, đánh giá khách quan về các hình thức này, từ đó để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động này, góp phần phát triển hơn nữa hoạt động XTTM nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.


NỘI DUNG CHÍNH

I/ Bình luận về các hình thức XTTM theo quy định của pháp luật Việt Nam:
1/ Khuyến mại:
1.1/ Khái niệm:
Theo khoản 1 điều 88 Luật thương mại 2005: Khuyến mại là hoạt động XTTM của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Nói cách khác, khuyến mại được coi là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí).
Xuất phát từ khái niệm khuyến mại, có thể thấy được hoạt động khuyến mại có các đặc điểm sau:
• Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh.
• Cách thức xúc tiến thương mại là dành cho khác hàng những lợi ích nhất định. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hay các trung gian phân phối (ví dụ: Các đại lý bán hàng).
• Mục đích khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ của thương nhân, thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ.
* Từ các quy định của pháp luật về khái niệm của khuyến mại, ta có thể rút ra một số nhận định sau:
- Thứ nhất, so với Luật thương mại 1997, Luật thương mại 2005 khi định nghĩa về khuyến mại có bổ sung thêm 2 điểm về mục đích của khuyến mại và cách thức khuyến mại thông qua quan hệ dịch vụ.
Cụ thể là, mục đích khuyến mại không chỉ nhằm xúc tiến việc bán hàng mà còn nhằm xúc tiến việc mua hàng... Mặc dù khuyến mại để bán hàng là hoạt động phổ biến của thương nhân, do thương nhân tiến hành như một nhu cầu tất yếu để cạnh tranh mở rộng thị phần nhưng đối với các doanh nghiệp thương mại, việc khuyến mại để mua hàng, gom hàng cũng có thể trở thành nhu cầu cần thiết để hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
Đáp ứng yêu cầu thực tế này, pháp luật hiện hành đã quy định khuyến mại là hoạt động động thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (chứ không chỉ là xúc tiến việc bán hàng như Luật 1997 quy định).
- Thứ hai, về cách thức thực hiện khuyến mại, thương nhân được lựa chọn thực hiện khuyến mại theo cách thức tự tổ chức hay thuê dịch vụ do thương nhân khác cung cấp. Đây là điểm mới tiến bộ mà Luật thương mại 1997 và các văn bản pháp luật trước đây không quy định. Quy định này đã bù đắp sự thiếu hụt và kịp thời đáp ứng được đòi hỏi điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ kinh tế mới phát sinh.
1.2/ Các hình thức khuyến mại:
Có 9 hình thức khuyến mại được quy định tại điều 92 Luật thương mại 2005. Các quy định về hình thức khuyến mại là cơ sở pháp lý để thương nhân dành lợi ích cho khách hàng theo những cách thức khác nhau, nhằm mục đích xúc tiên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Pháp luật hiện hành cũng có một số quy định riêng đối với từng hình thức khuyến mại, chủ yếu là các quy định về hạn mức giá trị và thời gian khuyến mại, trình tự thủ tục tiến hành, nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại.

- Thứ nhất, nên nghiên cứu sớm việc thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quảng cáo và quảng cáo thương mại bằng Luật thương mại, vì vậy nên xem xét việc hủy bỏ hiệu lực của Pháp lệnh quảng cáo 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành văn bản này.
Luật thương mại 2005 và Pháp lệnh quảng cáo 2001 tồn tại song song với việc tồn tại 2 khái niệm quảng cáo và quảng cáo thương mại. Bản chất của 2 khái niệm này ở các nước khác trên thế giới cũng như ở Việt Nam ta là hoàn toàn đồng nhất và không cần thiết phải có sự phân biệt giữa hai khái niệm này.
Như vậy, xuất phát từ bản chất thương mại của hoạt động quảng cáo, từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng quy định về quảng cáo trong Pháp lệnh quảng cáo 2001; giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất hiện này là cần xem xét, nghiên cứu khả năng để hủy bỏ hiệu lực của pháp lệnh này. Và hoạt động quảng cáo, hay còn được gọi là quảng cáo thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật thương mại hiện hành.
- Thứ hai, cần nghiên cứu việc sửa đổi định nghĩa về “quảng cáo thương mại” theo hướng phân biệt rõ với hoạt động “trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ”.
Như đã trình bày ở phần trên, việc thương nhân trưng bày hàng hóa tại nới bán hàng, tại phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm, tại hội chợ thương mại... thuộc hành vi “trưng bày” và được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Nhưng khi nhầm lẫn với quảng cáo, cơ quan, tổ chức thi hành pháp luật sẽ vô tình cấm đoán, xử lý vi phạm thiếu cơ sở pháp lý.
Một trong những giải pháp tháo gỡ vướng mắc này trong quá trình thực thi pháp luật, đó là phải định nghĩa lại 2 khái niệm trên với những đặc thù của nó theo hướng phân biệt rõ.
- Thứ ba, cần nghiên cứu việc sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quảng cáo thương mại theo xu hướng cải cách hành chính.
Điều này có nghĩa là, thủ tục cơ bản mà thương nhân quảng cáo cần thực hiện là đăng ký sản phẩm quảng cáo tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Sau khi được sự xác nhận của cơ quan này, việc phát hành sản phẩm quảng cáo sẽ thực hiện theo pháp luật liên quan đến phương tiện quảng cáo mà thương nhân sử dụng như Luật báo chí, Luật xuất bản... Việc quy định như trên sẽ mang lại những lợi ích to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2.3/ Ngoài những giải pháp hoàn thiện cụ thể về từng hình thức XTTM, chúng ta cũng cần đưa ra các giải pháp về hoàn thiện các quy định về kinh doanh dịch vụ XTTM, về các giải pháp hoàn thiện các quy định liên quan đến cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đặc biệt là hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính và vi phạm hình sự trong hoạt động XTTM.


KẾT LUẬN

Như vậy, có thể kết lại rằng, XTTM không phải là quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà chỉ tạo ra cơ hội cho việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. XTTM là hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành với các hình thức phổ biến là khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ, triển lãm thương mại. Thương nhân sử dụng quyền tự do hoạt động XTTM để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế. Quá trình hoạt động XTTM của thương nhân có thể gây ra nhiều tác động, ảnh hưởng đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng, do đó, pháp luật tiếp cận điều chỉnh hoạt động XTTM không chỉ với tính chất là một loại hoạt động thương mại mà còn điều chỉnh hoạtđộng này từ góc độ bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và lợi ích của người tiêu dùng.
Với mục tiêu ghi nhận quyền tự do hoạt động thương mại của thương nhân trong sự bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của thương nhân khác và của người tiêu dùng, pháp luật về XTTM có nội dung chủ yếu quy định về các hình thức XTTM (bao gồm khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ, triển lãm thương mại), quy định về kinh doanh dịch vụ XTTM và quy định về XTTM liên quan đến cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với tư cách là một bộ phận của pháp luật thương mại, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ XTTM trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh. Đây cũng là yêu cầu và mục đích của pháp luật về XTTM.
Đối với Việt Nam, hoạt động XTTM tuy là hoạt động còn mới mẻ nhưng nó cũng đã được Nhà nước, cộng đồng cũng như các doanh nghiệp hết sức quan tâm thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này. Tuy nhiên, mặc dù được ban hành trong những năm gần đây, nhưng thực trang pháp luật và thi hành pháp luật về XTTM bộc lộ khá nhiều vướng mắc, bất cập, nổi bật là những quy định trùng lặp, chồng chéo về quảng cáo và quảng cáo thương mại; những quy định hạn chế tự do thương mại và thiếu cụ thể về khuyến mại, rườm rà về thủ tục cấp phép, dẫn đến khó áp dụng và tính khả thi thấp.
Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng chưa đủ quy định cần thiết để kiểm soát các hoạt động thương mại diễn ra tập trung như hội chợ, triển lãm thương mại, kiểm soát tính trung thực của thương nhân hoạt động khuyến mại. Đồng thời chưa có sự thống nhất với các quy định về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động XTTM. Các quy định về xử lý vi phạm cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn... Tất cả những thiếu sót này là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến gian lận thương mại và tình trạng XTTM khá lộn xộn trong nên kinh tế.
Với một mong muốn có thể tháo gỡ được những vướng mắc, bất cập này, thiết nghĩ pháp luật XTTM cần được hoàn thiện theo các định hướng cơ bản như đã trình bày. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về XTTM.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, chưa thể đi sâu nghiên cứu cũng như đưa ra đầy đủ những bình luận, đánh giá giải pháp chi tiết nhất, cụ thể nhất mà vẫn còn một số vấn đề liên quan vẫn chưa có điều kiện để giải quyết một cách triệt để. Để thực hiện được điều này, cần có thời gian kiểm nghiệm thực tế đối với các quy định pháp luật cũng như cần có nhiều tâm huyết nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh pháp luật Việt Nam về XTTM. Từ đó, góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc nhất cho các hoạt động XTTM, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Nhà nước, cho các thương nhân và cả cho người tiêu dùng.

Tài liệu tham khảo


1/ Giáo trình Luật thương mại tập 2 – Trường đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2006.
2/ Giáo trình Luật thương mại Việt Nam – Trường đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002.
3/ Pháp luật về XTTM ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007.
4/ Luật thương mại 2005.
5/ Luật cạnh tranh 2004.
6/ Luật doanh nghiệp 2005.
7/ Pháp lệnh quảng cáo 2001.
8/ Luật thương mại 1997.
9/ Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về XTTM.
10/ Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
11/ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo.
12/ Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin.
13/ Một số các trang web, tài liệu khác có liên quan...




MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH
I. Bình luận về các hình thức XTTM theo quy định của pháp luật Việt Nam
1. Khuyến mại
2. Quảng cáo thương mại
3. Trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
4. Hội chợ, triển lãm thương mại
II. Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về XTTM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1. Định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về XTTM ở Việt Nam
2. Giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về XTTM ở Việt Nam
KẾT LUẬN

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D SKKN các giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý tại Trường TH Ba Cụm Bắc Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Nhà Cổ Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của KTĐN ở nước ta trong giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Phan Gia Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top