Wyrttun

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
Lúa gạo cung cấp khoảng 32% tổng sản lượng lương thực Châu Á. Mỗi năm
toàn thế giới cung cấp khoảng 729 triệu tấn gạo, trong đó chỉ tính riêng khu vực
Châu Á là 661 triệu tấn [15]. Biến đổi khí hậu toàn cầu là mối đe dọa lớn đối với an
ninh lương thực thế giới. Với hơn 3000km bờ biển, hàng năm những vùng trồng lúa
ven biển Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều do sự xâm thực của biển. Theo thống
kê, diện tích đất ngập mặn năm 1992 là 494.000 ha, đến năm 2000 là 606.792 ha [1]
và năm 2013, chỉ tính riêng trên đồng bằng song Cửu Long là khoảng 740.000 ha.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tạo ra 40% GDP nông nghiệp của cả nước. So với
cả nước, sản lượng lương thực vùng chiếm 50%, thủy sản chiến 70%. Tuy nhiên,
Đồng bằng sông Cửu Long lại được xem là vùng sẽ phải chịu tác động của biến đổi
khí hậu nhiều nhất và những tác động này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương
thực. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hiện tượng băng tan ở
hai cực, và hệ lụy của nó là nước biển dâng lên đe dọa các vùng đất canh tác thấp ven
biển. Như vậy, đất nhiễm mặn là một trong những yếu tố chính gây khó khăn cho
chiến lược phát triển sản lượng lúa gạo và ảnh hưởng xa hơn là mục tiêu đảm bảo an
ninh lương thực sẽ khó hoàn thành. Do đó, việc hạn chế mức độ gây hại của sự nhiễm
mặn đến năng suất lúa gạo là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ
có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng
bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền
Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35%
dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng
bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và
khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ
thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt
Nam sẽ bị ảnh hưởng [2].
Để giải quyết những khó khăn này, việc chọn tạo các giống lúa chịu mặn là
rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tui tiến hành đề tài: “Ứng dụng
phương pháp MABC nhằm chọn tạo giống lúa chịu mặn”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Sử dụng phương pháp chọn giống nhờ chỉ
thị phân tử kết hợp với lai trở lại trong quy tụ gen chịu mặn Saltol đã được xác định
trước trong giống lúa FL478 vào giống lúa AS996 đang được trồng phổ biến tại
Việt Nam để tạo ra dòng AS996 – Saltol đáp ứng nhu cầu về giống chịu mặn trong
sản xuất lúa gạo.
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới và
Việt Nam
1.1.1. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí hậu
toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm. Nguyên
nhân của những biến đổi này là do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời,
và gần đây có thêm hoạt động tác động của con người.
Biến đổi khí hậu ngày nay không còn là vấn đề của một quốc gia hay của
một khu vực mà là vấn đề toàn cầu. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến
sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực
nước biển dâng cao, sẽ gây hiện tượng ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh
hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế -
xã hội trong tương lai (Ứng phó với biến đổi khí hậu và biển dâng, 2009).
Những thách thức của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa gạo là vô cùng
quan trọng. Phần lớn lúa gạo mà thế giới sử dụng được trồng ở các vùng đất thấp
hay vùng đồng bằng ở các quốc gia như Việt Nam, Thái lan, Bangladesh, Ấn Độ...
Những khu vực này lại có nguy cơ bị xâm nhập mặn khi mực nước biển dâng cao,
cho thấy sự cần thiết của các giống lúa có khả năng chịu đựng được cả tình trạng
ngập nước lẫn độ mặn cao. Theo báo cáo của FAO (2010), trên 800 triệu ha đất trên
toàn thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi muối và khoảng 20% diện tích tưới
(khoảng 45 triệu ha) được ước tính bị vấn đề xâm nhập mặn theo mức độ khác nhau
[15]. Điều này là nghiêm trọng hơn kể từ khi các khu vực tưới tiêu có trách nhiệm
bảo đảm một phần ba sản xuất lương thực thế giới.
Ở Châu Á nếu nước biển dâng lên 1m, khoảng 25.000km2 rừng đước sẽ bị
ngập, 10.000km2 đất canh tác và diện tích nuôi trồng thủy sản trở thành đầm lầy
ngập mặn, 21,5 triệu ha đât canh tác phải đối mặt với vấn đề nhiễm mặn, và ước
tính gây thiệt hại lên tới 50% đất trồng trọt toàn cầu vào khoảng giữa thế kỷ 21 [28].
Ở hạ lưu sông Nil (Ai Cập), 6 triệu người phải di dời và 4.500km2 đất nông nghiệp
bị ngập và nhiễm mặn. Ở Bangladesh 18% diện tích đất nông nghiệp bị ngập, ảnh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

damyen

New Member
Trích dẫn từ Wyrttun:
Luận văn:Ứng dụng phương pháp MABC (Marker-Assisted Backcrossing) nhằm chọn tạo giống lúa chịu mặn : Luận văn ThS. Sinh học: 60 42 01 21
Nhà xuất bản:ĐHKHTN
Ngày:2015
Miêu tả:62 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Di truyền học -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
Electronic Resources
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:
01050002426.pdf

ad nào giúp em với
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top