daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
GIỚI THIỆU
Công nghệ máy tính tiếp tục phát triển và những tiến bộ công nghệ nhanh chóng đã
cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới, xu hƣớng này đã dẫn tới nhu cầu hệ thống dịch vụ
duy trì hàng dự trữ (hàng tồn kho). Đối với nhiều công ty, quá trình sản xuất thƣờng
không ổn định, phần lớn các nguyên nhân là do những chi tiết, phụ tùng kém chất lƣợng
của công ty hay của nhà cung cấp, do sự thay đổi về thời gian giao hàng, kế hoạch sản
xuất không liên tục, giao hàng trễ, do sự biến động lớn trong nhu cầu của khách hàng
hay do dự báo mức cầu kém chính xác.
Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, lƣợng hàng tồn kho sẽ đƣợc dùng để giữ cho việc
sản xuất diễn ra suôn sẻ. Những công ty định hƣớng theo chất lƣợng xem lƣợng hàng tồn
kho là nguồn rất đáng giá, giúp họ giải quyết tình trạng sản xuất thiếu hiệu quả hay gặp
trục trặc do lỗi chất lƣợng kém, nhƣng nếu một công ty duy trì mức tồn kho quá cao sẽ
dẫn đến các chi phí liên quan đến hàng tồn kho cũng tăng theo. Ƣớc tính ở Mỹ, chi phí
trung bình cho hàng tồn kho chiếm khoảng 30% giá trị của lƣợng hàng tồn kho đó. Do
vậy, doanh nghiệp phải tìm cách xác định điểm cân bằng giữa mức độ đầu tƣ cho hàng
tồn kho và lợi ích thu đƣợc do thỏa mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu ngƣời tiêu dùng với
chi phí thấp nhất. Vì thế, việc quyết định đặt hàng bao nhiêu là tối ƣu và khi nào tiến hành
đặt hàng là vô cùng quan trọng.
Trong chƣơng này, chúng ta sẽ xem xét các thành phần cơ bản của hệ thống quản lý
hàng tồn kho truyền thống và thảo luận về một số mô hình và phƣơng pháp phổ biến cho
việc đƣa ra các quyết định quản trị hàng tồn kho có lợi - đặt hàng bao nhiêu và khi nào đặt
hàng để bổ sung lƣợng hàng tồn kho đến mức tối ƣu.
I. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI IBM
IBM - tập đoàn máy tính đa quốc gia có trụ sở tại New York (Mỹ) đã phát triển một
bộ phận quản lý hệ thống hàng tồn kho lớn và phức tạp để cung cấp dịch vụ khách hàng
đáng tin cậy và nhanh chóng. Hệ thống này gồm 2 nhà kho trung tâm, 21 trung tâm phân
phối đƣợc đăt tại khu vực thủ đô, 64 trạm phụ tùng cùng 15.000 địa điểm bên ngoài.
Gần đây IBM đã có sự cải thiện ấn tƣợng về hệ thống quản lý hàng tồn kho, biểu hiện
bằng cơ cấu mô phỏng Optimizer - tối ƣu hóa. Hệ thống này chứa đựng 4 môđun cơ bản:
1) Hệ thống dự báo nhằm ƣớc tính tỉ lệ hƣ hỏng.
2) Hệ thống cung cấp dữ liệu.
3) Một mô hình quyết định chính sách kiểm soát hàng tồn kho tại các địa điểm nhằm tối
thiểu hóa chi phí và thỏa mãn các dịch vụ liên kết.
4) Một hệ thống giao diện đầu ra của các môđun quyết định.
Hệ thống này đã giảm bớt chi phí đầu tƣ cho hàng tồn kho, cải thiện chất lƣợng dịch
vụ và đáp ứng linh hoạt hơn sự thay đổi về yêu cầu dịch vụ, khả năng hoạch định tốt hơn
và hiểu rõ hơn những ảnh hƣởng của các bộ phận, phụ tùng đối với các dịch vụ khách
hàng. Hệ thống Tối ƣu hóa đã đề ra giải pháp giảm đƣợc hơn nửa tỉ đô-la cho việc đầu tƣ
vào hàng tồn kho, thực tế đã giảm đƣợc 25 triệu đô-la. Áp dụng hệ thống này, IBM đã
tạo ra sự thay đổi chiến lƣợc trong hệ thống hàng tồn kho, bao gồm việc giảm các trung
tâm phân phối, tăng số lƣợng các trạm phụ tùng và tăng tỉ lệ bổ sung tại mỗi trạm.
Một số công ty khác, chẳng hạn nhƣ NSD đã tuyển dụng hơn 15.000 kỹ thuật viên
bảo trì để sửa chữa và bảo trì những sản phẩm đã đƣợc lắp đặt, các bộ phận hàng tồn kho
duy trì trong hệ thống này có giá trị hàng tỉ đô-la. PIMS đã dùng mô hình EOQ (là mô
hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lƣợng, nhằm xác định mức tồn kho tối ƣu trên
cơ sở hai loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ) để xác định số lƣợng phụ tùng
và lƣợng lô hàng cần bổ sung nhằm thiết lập những mục tiêu dịch vụ ƣu tiên.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top