daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
I. NHÓM CÂU 1.................................................................................................5
1. Nêu khái niệm và các yếu tố cấu thành của chiến lược. VD.............................5
2. Khái niệm và nội dụng khái quát của 3 cấp chiến lược. VD.............................5
3. Nêu khái niệm đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU)? Có thể sử dụng tiêu chí
nào để phân loại SBU? VD....................................................................................6
4. Nêu khái niệm cơ hội/ thách thức và điểm mạnh/ điểm yếu của DN? VD.......7
5. Nêu khái niệm quản trị chiến lược? Phân tích vai trò của quản trị chiến lược
đối với sự phát triển bền vững của DN?................................................................7
6. Nêu khái niệm, vai trò và yêu cầu của tầm nhìn chiến lược. VD......................8
7. Nêu khái niệm, vai trò, đặc trưng của sứ mạng kinh doanh? VD......................9
8. Nêu khái niệm và phân loại mục tiêu chiến lược? VD....................................11
9. Nêu khái niệm và cấu trúc môi trường bên ngoài của DN? Lấy VD minh họa
cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài của 1 DN cụ thể..........................11
10.

Nêu các bước xây dựng mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố môi

trường bên ngoài EFAS? Lấy VD 1 DN cụ thể...................................................12
11.

Nêu khái niệm ngành và các tiêu chí phân loại ngành kinh doanh? Lấy VD

minh họa các ngành KD theo các tiêu chí phân loại?..........................................14
12.

Nêu khái niệm nguồn lực, năng lực và năng lực cốt lõi? VD...................15


13.

Nêu các bước xây dựng mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố môi

trường bên trong IFAS? VD................................................................................15
14.

Khái niệm và phân loại năng lực cạnh tranh. VD.....................................17

15.

Nêu mục đích và các bước xây dựng mô thức TOWS hoạch định chiến

lược. VD ...........................................................................................................18

Cập nhật tài liệu mới 24/7

1


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.
16.

Nêu mục tiêu, điều kiện áp dụng của chiến lược cạnh tranh của M.Porter?

VD

...........................................................................................................20


17.

Nêu khái niệm cấu trúc tổ chức DN? Thiết lập mô hình cấu trúc tổ chức

của 1 DN ...........................................................................................................20
18.

Nêu nội dung cơ bản của thực thi chiến lược? Nêu sự khác biệt giữa hoạch

định và thực thi chiến lược..................................................................................21
19.

Khái niệm chính sách? Trình bày mối quan hệ giữa chiến lược và chính

sách? Nêu tên một số chính sách của 1 DN cụ thể..............................................22
20.

Nêu khái niệm và nguyên tắc xây dựng mục tiêu ngắn hạn. Vd...............22

21.

Khái niệm và mục đích đánh giá chiến lược? Thời điểm nào DN cần đánh

giá chiến lược?.....................................................................................................22
II.

NHÓM CÂU 2..........................................................................................23

1. Phân tích có liên hệ nội dung bản tuyên bố sứ mạng của 1 DN cụ thể...........23
2. Phân tích và liên hệ mức độ đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu chiến lược

của 1 DN ...........................................................................................................24
3. Trình bày nội dung của 3 cấp chiến lược trong DN. Liên hệ chiến lược cấp cty
của 1 DN ...........................................................................................................24
4. Phân tích có liên hệ thực tiễn sự ảnh hưởng của các nhân tố MTBN đến một
DN kinh doanh....................................................................................................25
5. Phân tích có liên hệ yếu tố trong mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh
của một ngành kinh doanh?.................................................................................27
6. Trình bày các tiêu chí xác định năng lực cốt lõi (VRINE) của cty? Nhận dạng
năng lực cốt lõi của 1 DN cụ thể?.......................................................................30
7. Phân tích có liên hệ sự ảnh hưởng của yếu tố hiệu suất vượt trội, sự đáp ứng
vượt trội, sự đổi mới vượt trội và chất lượng vượt trội đến nội lực cạnh tranh của
một DN? ...........................................................................................................31
8. Trình bày các trường hợp sử dụng loại hình chiến lược đa dạng hóa? VD.....32
9. Trình bày các TH sử dụng loại hình chiến lược cường độ. VD.......................33
10.

Trình bày các trường hợp sử dụng loại hình chiến lược tích hợp?............34

Cập nhật tài liệu mới 24/7

2


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.
11.

Phân tích nền tảng của chiến lược đa dạng hóa? VD................................35

12. Trình bày ưu, nhược điểm của loại hình cấu trúc tổ chức của DN...............35
13. trình bày nội dung xây dựng văn hóa trong thực thi chiến lược. NX về 1 DN

cụ thể

...........................................................................................................38

14. Phân biệt các phong cách lãnh đạo chiến lược trong thực thi chiến lược?....38
15. Trình bày các tiêu chí đánh giá chiến lược kinh doanh.................................39
III. NHÓM CÂU 3.............................................................................................40
1. Xây dựng nội dung chiến lược khác biệt hóa của một DN cụ thể...................40
2. Xây dựng bảng tuyên bố sứ mạng kinh doanh của 1 DN................................42
3. Vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter phân tích
cường độ cạnh tranh............................................................................................42
4. Phân tích thực trạng triển khai chiến lược cạnh tranh của 1 DN cụ thể..........44
5. Xây dựng mô thức đánh giá tổng hợp của các nhân tố MTBN EFAS............44
6. Xây dựng mô thức đánh giá tổng hợp của các nhân tố MTBT IFAS..............44
8. Đánh giá năng lực cạnh tranh của 1 DN cụ thể...............................................44
10. Phân tích thực trạng triển khai chiến lược đa dạng hóa của một DN cụ thể. 48
11. Phân tích thực trạng triển khai chiến lược cường độ của một DN................49
12. Thiết lập mô thức TOWS...............................................................................51
13. Thực trạng triển khai chiến lược đa dạng hóa hàng ngang của 1 DN...........51
14. phân tích thực trạng triển khai chiến lược tích hợp của 1 DN.......................51
18. Nội dung quy trình đánh giá chiến lược của 1 DN........................................53

Cập nhật tài liệu mới 24/7

3


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.

BY: VNT


Cập nhật tài liệu mới 24/7

4


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.

I. Nhóm câu 1
1. Nêu khái niệm và các yếu tố cấu thành của chiến lược. VD
 Khái niệm
- Alfred Chandler (1962): Chiến lược bao hàm việc ấn địn các mục tiêu
cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động
cũng như phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này
- Johson và Scholes (1999): CL là định hướng và phạm vi của một tổ
chức về dài hạn nhằm giành LTCT cho các tổ chức thông qua việc định dạng các
nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi để đáp ứng các nhu cầu thị trường
và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan
 Các yếu tố cấu thành:
- Phương hướng của DN trong dài hạn
- Thị trường và quy mô của DN
- Lợi thế cạnh tranh của DN
- Các nguồn lực cần thiết để DN cạnh tranh
- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của DN
- Những giá trị và kỳ vọng của các nhân vật hữu quan
2. Khái niệm và nội dụng khái quát của 3 cấp chiến lược. VD
- Chiến lược cấp công ty: do HĐQT xây dựng. CLDN liên quan đến mục
tiêu tổng thể và quy mô của DN để đáp ứng những kỳ vọng của cổ đông. CLDN
là một lời công bố về một mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của DN.
CLDN sẽ trả lời câu hỏi “DN đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành hay những

ngành KD nào?”
- Chiến lược cấp kinh doanh: liên quan tới việc làm thế nào 1 DN có thể
cạnh tranh thành công trên 1 thị trường (đoạn thị trường) cụ thể. CLKD phải chỉ
ra cách thức cạnh trạn trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí
cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Cần
phải trả lời câu hỏi: “Ai? Ai là KH của DN? Cái gì: Nhu cầu của KH là gì? Như
thế nào: Chúng ta phải khai thác lợi thế của DN ntn để phục vụ nhu cầu của
KH?”
- Chiến lược cấp chức năng: liên quan tới từng bộ phận chức năng trong
tổ chức (R&D, hậu cần, sản xuất, MKT, tài chính,...) được tổ chức ntn để thực
Cập nhật tài liệu mới 24/7

5


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.
hiện được chiến lược cấp công ty và cấp KD? Là một lời công bố chi tiết về các
mục tiêu và phương hướng hành động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu
ngắn hạn của các SBU và dài hạn của tổ chức. CLKD giải quyết 2 vấn đề: đáp
ứng của lĩnh vực chức năng đối với MT tác nghiệp và phối hợp với các chính
sách chức năng khác nhau.
3. Nêu khái niệm đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU)? Có thể sử dụng
tiêu chí nào để phân loại SBU? VD
 Khái niệm
- Là một đơn vị KD riêng lẻ hay trên một tập hợp các ngành kinh doanh
có liên quan (cặp sản phẩm thị trường) có đóng góp quan trọng vào sự thành
công của DN
- Có thể được hoạch định riêng biệt với các phần còn lại của DN
- Có 1 tập hợp các ĐTCT trên một thị trường xác định
- cần điều chỉnh CL của SBU với các chiến lược của các SBU khác

trong DN
 Một số tiêu chí để phân loại SBU
- Các sp/ dịch vụ có thể khác biệt hóa về công nghệ
VD: DN sản xuất nước giải khát: SBU nước cola, SBU nước chanh
- Các sp/dv có thể khác biệt hóa theo công dụng
VD: DN dược phẩm SBU thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, SBU bệnh
cảm
- Các sp/dv có thể khác biệt hóa theo vị thế trong chuỗi giá trị của ngành
VD: DN sản xuất và kinh doanh giày dép: SBU sản xuất giày dép, SBU
các cửa hàng bán lẻ giày dép
- Các sp/dv có thể khác biệt hóa theo nhãn hiệu hay tiếp thị
VD: DN sản xuất thuốc lá: SBU nhãn A, SBU nhãn B
- Khác biệt hóa theo phân loại KH
VD: DN sản xuất cafe: SBU bán lẻ cho KH cá nhân, SBU phân phối cho
các nhà hàng khách sạn
- Khác biệt hóa theo phân đoạn thị trường
VD: DN sản xuất đệm: SBU sản phẩm giá cao cho KH chuộng chất lượng
và hình tức, được bán dưới thương hiệu uy tín của DN; SBU sản phẩm giá thấp,
được bán dưới nhãn hàng riêng của DN
4. Nêu khái niệm cơ hội/ thách thức và điểm mạnh/ điểm yếu của DN?
VD
Cập nhật tài liệu mới 24/7

6


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.
- Cơ hội và thách thức từ bên ngoài là những thuật ngữ dùng để chỉ
những khuynh hướng và sự kiện khách quan (kinh tế, xã hội, chính trị, CN) có
thể làm lợi (cơ hội) nếu DN tận dụng được hay gây hại (thách thức) đến một tổ

chức trong tương lai.Những cơ hội và thách thức nằm ngoài tầm kiểm soát của
DN.
- Điểm mạnh và điểm yếu bên trong là những hoạt động có thể kiểm soát
được trong một DN. Đó là các lĩnh vực trong nội bộ DN được thực hiện tốt (thế
mạnh) hay yếu kém (điểm yếu). Các hoạt động quản lý, MKT, tài chính/kế
toán, sản xuất/tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển là những lĩnh vự mà các thế
mạnh và điểm yếu bên trong xuất hiện
5. Nêu khái niệm quản trị chiến lược? Phân tích vai trò của quản trị
chiến lược đối với sự phát triển bền vững của DN?
Quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định và hành động được
thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực ti và đánh giá các chiến
lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của một DN
Vai trò của quản trị chiến lược đối với sự phát triển bền vững của DN
- Giúp cho DN thiết lập các chiến lược tốt ơn, hiệu quả hơn thông qua
việc sử dụng phương cách tiếp cận hệ thống hơn, hợp lý hơn và logic hơn đến sự
lựa chọn chiến lược
- Đạt tới những mục tiêu của tổ chức bằng và thông qua con người.
QTCL giúp thấy rõ các mục tiêu của tổ chức, thông qua đó lôi kéo các nhà quản
trị các cấp và quá trình chiến lược của tổ chức, tạo sự cộng hưởng của toàn bộ tổ
chức nhằm đạt tới các mục tiêu chung hơn là các mục tiêu của từng bộ phận,
đơn vị phòng ban
- QTCL quan tâm rộng lớn tới các bên liên quan. Sự tồn tại và phát triển
của một tổ chức đòi hỏi nó phải thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu của các tổ
chức, các cá nhân có liên quan như những người chủ sở hữu, những người lao
động, các KH, các nhà cung ứng,.. Tất cả các tổ chức và các cá nhân có liên
quan đến sự phát triển của một tổ chức được gọi là các nhân vật hữu quan do họ

Cập nhật tài liệu mới 24/7

7



Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.
có ảnh hưởng qua lại với các hoạt động và ảnh hưởng đến sự thành bại của tổ
chức. Các nhu cầu, lợi ích của các nhân vật hữu quan là khác nhau thậm chí có
thể mẫu thuẫn với nhau. Việc quan tâm và giải quyết hài hòa nhu cầu và lợi ích
của các nhân vật hữu quan lại là mối quan tâm đặc biệt của các tổ chức và nhà
quản trị chiến lược hiện nay
- QTCL gắn với sự phát triển ngắn hạn trong dài hạn. Phát triển bền vững
và tư duy chiến lược là những khái niệm được nhắc tới khá nhiều hiện nay.
Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải đảm bảo sự phát triển bền ở tổ chức của
họ. Để đạt được điều này nhà QT cần có quan điểm dài hạn, có tầm nhìn chiến
lược cho sự phát triển của tổ chức. Những mục tiêu CL dài hạn là cơ sở quan
trọng cho các kế hoạch và mục tiêu ngắn hạn. Ngược lại, các KH và mục tiêu
ngắn hạn lại là cơ sở thông qua đó đạt tới các mục tiêu và chiến lược dài hạn,
- QTCL quan tâm tới cả hiệu suất và hiệu quả. Đây là 2 khái niệm cơ bản
của quản trị. “Hiệu quả là việc giải quyết đúng công việc còn hiệu suất là giải
quyết công việc đúng cách”. QTCL nhằm đưa tổ chức đạt tới các mục tiêu của
nó với hiệu suất cao nhất.
6. Nêu khái niệm, vai trò và yêu cầu của tầm nhìn chiến lược. VD
 Khái niệm: Tầm nhìn chiến lược là định hướng cho tương lai, khát
vọng của DN về những điều mà DN muốn đạt tới
 Vai trò
- Tạo ra giá trị nền tảng cho sự phát triển bền vững của tổ chức
- Chỉ dẫn, định hướng phát triển của DN trong tương lai
- Khơi nguồn cảm hứng cho các nhân viên trong DN
 Yêu cầu
- Đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người. Điểm nhấn quan trọng
của một tầm nhìn tốt là nó thể chuyền tải những vấn đề phức tạp thành các lựa
chọn đơn giản

- Truyền cảm hứng:Những tuyên bố về tầm nhìn cần tác động tới
các nhân viên trên cả phương diện trí óc lẫn cảm xúc.
- Giữ một khoảng cách đủ xa về thời gian cho phép có những thay đổi
lớn nhưng cũng đủ gần để tạo được sự tận tâm và dốc sức của tập thể trong DN
- Có khả năng tạo nên sự tập trung trong tổ chức, có lưu ý đến quy mô và
thời gian. Tầm nhìn cần tập trung vào những việc đáng làm trong tổ chức
Cập nhật tài liệu mới 24/7

8


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.
- Thường xuyên được kết nối bởi các nhà quản trị DN cấp cao nhằm tạo
được sự đồng lòng, nhất trí trong toàn bộ tổ chức rằng tầm nhìn đặt ra là các ước
muốn và tổ chức có thể đạt được
- Thể hiện một tương lai tốt đẹp hơn
VD: FPT phấn đấu trở thành Tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và
cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Các dịch vụ điện tử
sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động
và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải
mái và tiện nghi trong cuộc sống. Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá
trị gia tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.
Công ty cổ phần Trung Nguyên: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi
dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi
dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
7. Nêu khái niệm, vai trò, đặc trưng của sứ mạng kinh doanh? VD
 Khái niệm: Sứ mạng KD của DN là một khái niệm dùng để chỉ mục
đích của DN, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Sứ mạng của DN
là bản tuyên ngôn của DN đối với xã hội, thể hiện trách nhiệm với xã hội của
DN



-

Vai trò
Đảm bảo sự đồng tâm và nhất trí về mục đích trong nội bộ của DN
Tạo cơ sở để huy động các nguồn lực của DN
Cung cấp cơ sở hay tiêu chuẩn để phân bố các nguồn lực của DN
Hình thành khung cảnh và bầu không khí trong DN thuận lợi
Tâm điểm để mọi người đồng tình với mục đích và phương hướng DN
Tạo điều kiện để chuyển hóa thành các chiến lược và hành động cụ thể
Đặc trưng
Sứ mạng kinh doanh là bản tuyên bố về thái độ và triển vọng của DN.

Bản tuyên bố có hiệu quả sẽ kích thích những cảm nghĩ và cảm xúc tích cực về
tổ chức, tạo ra cảm tưởng rằng nó sẽ thúc đẩy người đọc hành động, tạo ấn
tượng về DN rất thành công, có phương hướng rõ ràng, xứng đáng được quan
tâm và đầu tư
- Sứ mạng KD giải quyết những bất đồng: xác định sứ mạng KD thường
để phát hiện ra sự khác biệt giữa các nhà quản trị trong tổ chức
Cập nhật tài liệu mới 24/7

9


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.
- Sứ mạng KD định hướng KH: Bản tuyên bố sứ mạng tốt phản ánh
những đoán về KH. Một bản tuyên bố tốt sẽ cho thấy lợi ích của sản phẩm
của DN đối với NTD của họ
- Sứ mạng KD tuyên bố chính sách xã hội: các chính sách xã hội tác

động trực tiếp đến KH, sp, dv, thị trường, công nghệ, khả năng lợi nhuận và hình
ảnh chung
VD: Công ty cổ phần Trung Nguyên: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua
việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm
tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
Samsung: Truyền cảm hứng cho thế giới bằng các công nghệ tiên tiến, sản
phẩm và thiết kế làm phong phú cuộc sống của người dân và đóng góp vào sự
thịnh vượng xã hội bằng cách tạo ra một tương lai mới
8. Nêu khái niệm và phân loại mục tiêu chiến lược? VD
 Khái niệm: Mục tiêu chiến lược là những cột mốc, tiêu chí, kết quả mà
DN đặt ra và muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu
nhằm chuyển hóa tầm nhìn và sứ mạng của DN thành các mục tiêu thực hiện cụ
thể, có thể đo lường được
 Phân loại mục tiêu:
- Mục tiêu dài hạn (3-5 năm) là các kết quả DN phải đạt được trong dài
hạn. Mục tiêu dài hạn cần thiết cho quá trình hoạch định chiến lược
- Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu tác nghiệp có thời gian từ 1 năm trở
xuống. Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các kết quả một
cách chi tiết
- Mục tiêu trung hạn là loại trung gian giữa 2 loại trên
- Các phân loại khác: lợi nhuận, hiệu quả, vị thế cạnh tranh, phát triển
nhân sự, quan hệ với nhân viên, khả năng dẫn đầu về công nghệ, trách nhiệm xã
hội
9. Nêu khái niệm và cấu trúc môi trường bên ngoài của DN? Lấy VD
minh họa cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài của 1 DN cụ thể
 Khái niệm: Cấu trúc môi trường bên ngoài là một tập phức hợp và liên
tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự
tồn tại, vận hành và hiệu quả hoạt động của DN trên thị trường
 Cấu trúc MTBN của DN
Cập nhật tài liệu mới 24/7


10


Độc quyền tại  Photo Sỹ Giang  Hotline: 0986 388 26.
- Môi trường ngành (MT nhiệm vụ) là môi trường của ngành KD mà DN
đang hoạt động, bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến DN
và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía DN. Ví dụ: nhà cung ứng, KH,
ĐTCT,...
- Môi trường xã hội (MT vĩ mô) bao gồm các lực lượng rộng lớn có ảnh
hưởng đến các quyết định chiến lược trong dài hạn của DN. Ví dụ: kinh tế, chính
trị, văn hóa, luật pháp,...
10. Nêu các bước xây dựng mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố
môi trường bên ngoài EFAS? Lấy VD 1 DN cụ thể
Bước 1: Xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 nhân tố (cơ hội và đe
dọa) có vai trò quyết định đến sự thành công của DN
Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 (quan trọng
nhất) đến 0.0 (không quan trọng) dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) của
từng nhân tố đến vị thế chiến lược hiện tại của DN. Mức độ phân loại thích hợp
có thể được xác định bằng cách so sánh những ĐTCT thành công với những DN
không thành công, Tổng độ quan trọng của tất cả các nhân tố này bằng 1
Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém) căn
cứ cách thức mà định hướng chiến lược hiện tại của DN phản ứng với các nhân
tố này. Như vậy sự sắp xếp loại này là riêng biệt của từng DN, trong khi đó sự
xếp loại độ quan trọng ở bước 2 là riêng biệt dựa theo ngành
Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xác
định số điểm quan trọng của từng nhân tố
Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác
định tổng số điểm quan trọng của DN. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0 (tốt)
đến 1.0 (kém) và 2.5 là giá trị trung bình



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top