daigai

Well-Known Member
Bài viết của a. Moneyless rất hay trên ABV:

Tạp ghi về ép giống thành công KLHV trong bể bằng kiếng Khác với những bài viết trước, sau đây là phần phỏng dịch về tự sự của Mr. Hiroshi Azuma, người đầu tiên trên thế giới ép/nhân giống KLHV thành công trong bể bằng kiếng . các bạn nào có hứng thú thi xin đọc tiếp bài phỏng dich.

You must be registered for see medias
Ép để quá bối trong bể kính

Những gì trong bài viết này là kết quả của hai thập niên tìm tòi, nghiên cứu : nhân giống thành công Kim Long Hồng Vỹ dài 23 cm, 7 tháng tuổi .

Trong nhiều năm trời, tui đã cố gắng nhân giống cá rồng Châu Á, Scleropages formosus . Giống cá rồng này thuộc loại hiếm và đắc tiền xuất phát từ miền đông nam Thailand, Borneo và Sumatra, nơi mà kết quả của sư đánh bắt quá nhiều, và nơi sinh sống của chúng ngày càng bị giam thiểu dần . cần nhấn mạnh rằng sự mua bán trao đổi của giống cá này được quản lý bởi CITES (Công Ước Quốc Tế về mua bán các chủng loại động/thực vật đang có nguy cơ bị diệt chủng), và các cơ quan công quyền sở tại . Để được có thể nuôi chúng như loài cá cảnh cần có giấy phép, và giấy tờ chứng minh . tui bắt đầu nghiên cứu và hoạch đinh kế hoạch để nhân giống cá rồng Châu Á từ năm 1972; vào thời điểm đó tui nghĩ nếu mọi chyện diễn tiến như dự định, thì thành công sẽ đến trong thời gian 5-6 năm . tui đã nghĩ sai!

Giống KLHV mà tui dự tính nhân giống đẻ trứng lần đầu tiên vào năm 1974, trong một bể 180 gallons (~ 680 lit nước) với kích thước 183cmX61cmX61cm . Nhưng thật là không may là trứng đều biến mất, tui hoàn toàn không biết là chúng co trống hay không . Vào năm 1976, tui thử lại . tui có được 6 cặp đẻ trứng, nhưng không có một trứng nào nở . Hầu như năm nào cá cũng đẻ trứng, nhưng chúng đều không nở . Đã vài lần tui đã thử cho trứng nở bằng phương pháp nhân tạo , nhưng đều không thành công .

Sau 6 năm liên tiếp cá đẻ trứng nhưng không nở, tui cảm giác tuyệt vọng . Tuy nhiên nhà tui vẫn khuyến khích và đã giúp đỡ cho tui rất nhiều từ lúc bắt đầu cho đến cuối . Mặc dầu nhà tui rât bận, nhưng cô ta vẫn thích thú tìm hiểu về đặc tính của cá rồng, và giúp tui chăm nom các bể cá .

Suy nghĩ của tui lúc đó là có thể tại kich thước của bể không lớn vừa đủ chăng ? Vào năm 1980, tui thiết kế một bể kiếng thật lớn với kích thước 406cmX84cmX61cm. Vào năm 1984, tui lại thiết kế thêm hai bể với kích thước: 305cmX84cmX83cm. Trong cả hai trường hợp, một lần nữa, bầy cá vẫn đẻ trứng như những lần trước, nhưng trứng vẩn không nở .

Mỗi một lần cặp cá đẻ trứng khoảng từ 30-80 trứng, trung bình là khoảng 40 trứng . Thường thì cá trống sẽ ấp trứng trong miệng, độ khoảng từ 10-20 ngày, và sau đó thi nuốt luôn cả trứng . Trứng cá rồng rất mảnh khảnh, và như tui đã nói, tất cả mọi cố gắng để ấp trứng và cho nở theo phương pháp nhân tạo, đều thất bại

Tư năm 1974-1989, tui đã quan sát 30 trường hợp các cặp cá đẻ trứng, nhưng cuối cùng đều thất bại . Trong sự chán nản và tuyệt vọng, tui đã nghĩ đến chuyện bỏ cuộc .

Vào một ngày kia, một cặp KLHV khác lại đẻ trứng, nhưng tui khong mấy quan tâm, vi nghĩ là cũng sẽ như những lần trước . Tuy nhiên, lần này hoàn toàn khác biệt . Cá rồng trống ấp trứng thật tuyệt vời . Cuối cùng thành công đã đến với tui ! Ngày 4 tháng 11 , 1989 là ngày mà tui sẽ luôn ghi nhớ , vì đó là ngày mà cặp cá KLHV của tui đã ấp trứng thành công . Sau đây là các chi tiết vê các thiết kế, phẩm chất nước .... mà tui muốn chia sẽ cùng các bạn .

Vào tháng 8, 1989, tui thiết kế một bể hồ với kích thước : 153cmX76cmX46cm với thể tích khoảng 530 lít . Bể được lọc bỏi một bể lọc rất lớn, nằm bên ngoài bể chánh (ghi chú: bể lọc Uót/khô mà moneyless đã đề cập đến), do chính tay tui làm lấy với kích thước : 46cmX20cmX20cm, với máy bơm nước với tốc độ 260 gallons/giờ (~985 lit nước/giờ) .

Bể được đặc ở tầng phía dưới của nền nhà, và dùng đèn nhân tạo . Hai tuýp bóng đèn trắng , mỗi bóng 40 watts được mở lên 14 tiếng/ngày, và một bóng đèn đêm 5 watts, được mở 24/24 . Môt máy sưởi nước 300watts được xử dụng cho bể . Bể không có nền lót bằng sỏi, và trên mặt nước có một số loại cây thuỷ sinh nổi (water sprite, ceratopteris thalictroides) . Độ pH được giữ ở mức 5.6-6.1 . Nhiệt độ của bể được giữ ở 82-86 độ F .

Vì không muốn làm phiền chúng, tui chỉ vào phòng cá trong những lúc cho chúng ăn và thay nước . Trong những lúc khác, tui quan sát chúng với màn ảnh monitor, và máy VCR sẽ thâu lại những sinh hoạt quan trọng của chúng . Đồng thời tui cũng chụp ảnh từ xa bằng hệ thống điều chỉnh tự động với máy ảnh 35mm .

Trong bể này tui ép một cặp KLHV . Cá trống khoảng 9 tuổi, dài 56cm. Cá mái được 7 tuổi, dài 51cm. Trong bể chỉ có cặp cá này . Chế độ dinh dưỡng của chúng gồm có : cá mồi vàng, đồ ăn khô, tôm khô, và đôi lúc là một loại tôm còn sống . Nước của bể được thay ít nhất 1 lần/ mỗi 2 tuần, đôi lúc mỗi tuần nếu cần thiết .

Cặp cá này bắt đầu cho thấy những đặc tính trước khi đẻ trứng như : ban ngày chúng bơi chậm rải chung quanh chu vi của bể, cá trống bơi theo đuôi cá mái; về đêm chúng bơi theo đường tròn với tốc độ nhanh . Trạng thái ve vản này kéo dài từ 2-3 tháng . Vào khoảng độ tháng 10 cùng năm, chúng có vẻ khẩn trương hơn, tốc độ bơi nhanh hơn, và vòng tròn ngày càng được thu nhỏ lại . Cùng vào thời điểm này, chúng ăn rất nhiều thức ăn . tui cho chúng ăn thêm tôm/tép sống, châu chấu, dế bên cạnh những loại thức ăn chủ yếu đã liệt kê . Vì chúng ăn quá nhiều, nên nước được thay thường xuyên hơn , nước được thay mỗi tuần . Nhiệt độ của bể vào thời điểm này là 83-84 độ F, và độ pH : 5.2-5.8 .

Vào ngày 24 tháng 10, có thêm một sự thay đổi mới trong phương cách ve vản của chúng . Cá trống không còn bơi theo đuôi, mà lại bơi song song với cá mái . Những đường múa vòng tròn, không còn khắp cả bể, mà bây giờ chỉ trong phạm vi của 1/2 bể . Rất nhiều lần cá trống cắn vi ức, vi đuôi và vi hâu môn của cá mái . Vì thế, các vi của cá mái trong thời điểm này nhìn rất thảm thương . Đã có lúc, vì lo sợ cá mái sẽ bi thương hay bi tấn công đến chết, nhưng chị ta có vẻ thích thú, không hề bỏ chạy trong những lần bị tấn công, và sư luyến ái của hai anh chị có vẻ lại tthêm phần mặn nồng vì cường độ cọ xát cơ thể của hai anh chị gia tăng thấy rỏ .

Khẩu vị của chúng vào thời điểm này tuột dốc rõ rệt ,, chúng rất lười ăn, và chỉ ăn dế hay châu chấu cho lấy lê . Nhiệt độ của bể lúc này la 82 độ F, độ pH: 6.1-6.4 . Nước không được thay trong thời điểm này .

Vào ngày mùng 4 thang 11, từ 7 gio sáng - 12 giờ trưa, chúng bơi rất chậm theo những đường múa vòng tròn rất khít và thu hẹp trong pham vi khoảng 41cm của bể . Cá mái bơi rất chậm , đôi lúc dừng hẳn lai; cá trống thì vẫn tiếp tục vòng quanh cá mái theo thể múa khoanh tròn . Đôi lúc chúng ngưng hẳn, và chỉ co xát cơ thể vào nhau . Nhiệt độ 84F, pH: 6.1 . Nước hoàn toàn không được thay .

Cuối cùng, vừa qua giữa trưa một ít, thì chúng ngưng bơi hoàn toàn, và nằm lặng lẽ dưới đáy bể, cọ xát cơ thể vào nhau . Và thật bất chợt, cá mái oằn cơ thể, và đẩy ra những cụm trứng , cá trống lập tức bắn ra những tia tinh trùng rất khó thấy màu trắng đục . Ngay sau đó, cá trống rất nhẹ nhàng , ngoạm từng trứng một vào miệng .

Cá mẹ ăn mất một vài trứng, nhung cá bố thì không nuốt lấy một trứng . Miệng cá bố lúc này phồng to vì đầy cả trứng . Cấu trúc của trứng có màng tế bào thật là mỏng . Sau khi trứng đả thụ tinh, cá bố và mẹ luc nào cũng bơi cùng vói nhau . Nếu nhìn từ phia trước , cá bố có hai đường màu đen hình bầu dục trên hàm dưới . Đây là dấu chỉ của cá đang "ấp trứng" . Cá mẹ sau khi trứng đã thụ tinh, và an toàn trong miệng của cá bố, cá mẹ sẽ bơi phía trên của cá bố, với hai vi ức xoè ngang . Đây là tư thế bơi "bảo vệ" . Hai đặc điểm này nơi cá bố và mẹ, sau khi trứng đã thu tinh, đáng được lưu ý .

Cá mồi vàng được thảy vào trong bể, cá bố tuyệt nhiên không đá động gi đến đám cá mồi, cá mẹ vào ngày thứ 5 sau khi đẻ trứng, bắt đầu ăn cá mồi trở lại . Vào ngay 16 tháng 11, 12 ngày sau khi trứng đẻ và thu tinh, trứng có vẻ bắt đầu nở, vì vỏ trứng được tìm thấy ở đáy bể . Hai anh chi vẫn rất còn luu luyến nhau trong thoi gian này, và xem chừng như không giứt ra được .

Vào ngày 20, cá bố vẫn chưa chịu nhả cá con, và vẫn từ chối không chịu ăn . Tuy nhiên, khi quan sát những chất bài tiết từ cơ thể cá bố, phân có màu của trứng .

Vào ngày 26 tháng 11, tuy hai anh chi vẫn còn luyến ái vói nhau, cá mẹ được vớt ra khỏi bể, vì khẩu vị của cá mẹ đã trở lại bình thường, và có vẻ háu ăn hơn trước rất nhiều , và phẩm chất của nước trong bể bắt đầu bẩn đi, vì cá mẹ quá háu ăn, và bài thải nhiều chất phân . Độ pH rớt xuống khoảng 5.2-5.6. Nước vẫn không được thay, vi sở tổn hại đen trứng, hay cac cá con đã nở .

tui nghĩ là cá bố có thể ăn những trứng không có khả năng nở . Vào thời điểm này, độ pH là 6.2-6.4, nhiet độ bể từ 83-86F . Lúc này , nước bể được thay 1/5 mỗi lần trong 1-2 tuần .

Ngày 23 tháng 12 là ngày mà tui chờ đợi . Cuối cùng bầy cá con rời miệng cá bố trong những thời gian ngắn, và khi nào chúng cảm giác nguy hiểm thi lập tức quây trở lại miệng của bố chúng . Vào đêm , bầy cá con lúc nào cũng ở trong miệng của cá bố . Tinh trạng sức khoẻ của cá bố luc này, yếu hơn trước , bơi rất chậm trong bể, đôi lúc nằm yên bất động dưới đáy bể, hay sat mặt nước . Cá bố hoạt động nhiều hơn vào ban đêm . Đám cây thuỷ sinh nổi trên mặt nước có vẻ là những điểm tựa được chọn làm nơi ngoi nghĩ cho cá bố và bầy cá con . Cá bố vẩn từ chối không ăn bất cứ một loại thức ăn nào .
Vào ngày 3 thang 1, 1990, 60 ngày sau khi trứng thụ tinh, bầy cá con đã có thể rời miệng bố của chúng để tung tăng bơi lội trong một khoảng thời gian khá dài . Mặc dầu chúng vẩn lẩn quẩn gần bên miệng của bố chúng, nhưng không hề bơi trở vê miệng của cá bố nữa . Noãn trứng của bầy cá con, bây giờ đã rất nhỏ . Tổng cộng bầy cá đếm được 21 con . Ba ngày sau, cá bố được chuyển qua một bể khác , nhưng phải 10 ngay sau khi chuyển hồ cá bố mới chịu ăn trở lại đồ ăn khô, (cá bố nhin ăn tổng cộng là 75 ngày ), và phải thêm 2 tuần nữa, cá bố mới bắt đầu chịu ăn lại cá mồi .

Vào ngày 8 tháng 1, bầy cá con bắt đầu ăn trùng chỉ đỏ, và 1 ngày sau đó, bắt đau ăn những loại cá mồi loại nhỏ . Cá mồi có vẻ kích thích cá tính của bầy cá con . Chúng băt đầu choảng nhau, nên cần tách rời chúng vào từng bể riêng . Mổi bể có thể tích ~ 40 lit nước, độ pH: 6-2-6.4, nhiệt đô: 82-84F . Nước của bể được lấy 1/2 từ bể chánh, và 1/2 là nước mới .

Nước trong bể bầy cá con được thay 1/3 mỗi 1-2 tuần . Chúng lớn nhanh như thổi . 60 ngày sau khi trứng thụ tinh, bầy cá đo được 7.62cm, 120 ngày đo được 14.2 cm, 180 ngày 18.3 cm, và vào 210 ngày, cá lớn nhất đo được 23cm.

Chu kỳ sinh sản tự nhiên của cá rồng Châu Á chỉ 1 lần trong năm, tuy nhiên, cá rồng mái với 4-7 năm tuổi, sẽ sanh 2 lần trong một năm .

Để có được sự thành công này, đây là môt giấc mơ dài đăng đẳng 20 năm . Dĩ nhiên cá rồng Châu Á lúc nào cũng có giá trị về tài chánh, nhưng vì đây là giống cá đang được bảo vệ và đắc tiên, số người chơi sẽ chỉ có giới hạn , và cho những ai may mắn có thể có được giấy phép để nuôi chúng và nhân giống thành công, thì đây là một sự thử thách không tiền khoáng hậu .


Hy vọng là tui đã không làm mất thời giơ` của các bạn khi tạm phiên dịch bài tường thuật của chính tác giả . Tác giả hiện tại được xem như là chuyên viên cự phách #1 của Nhât về cá rồng Châu Á , luôn đi tiên phong trong vấn đề nhân giống cá rồng , và rất được ngưỡng mộ khắp thế giới, vì như đã nói trên, ông là người đâu tiên cho ép cá rồng thành công trong bể/hồ kính . Số lượng người chơi ép cá rồng thành công trong bể kiếng như ông Hiroshi Azuma, hiện tại trên thế giới chỉ đếm được trên đầu ngón tay . các bạn đã chuẩn bi sẳn sàng chưa ? Hy vọng sẽ không phải mất 20 năm nhe . Chúc cac ban vui . Happy Arowanaing !!!

Lời đầu tiên, chúc mừng bạn, rất vui khi thấy có "dồng chí" mới lại tâm huyết và máu về cá rồng đến thế!!!
Muốn mua cá không cùng một bầy, thì lúc chúng còn nhỏ không nên mua cùng một kích thước , cùng trong một bể (nếu bạn có mua trực tiếp từ trại cá), còn nếu mua từ tiệm cá cảnh/lái cá thì tùy theo sự thành thật của lái cá thôi . Tuy nhiên cá có certificate, ngày gắn microchip vào mình cá cùng một ngày, và nếu từ một trại cá thì cơ may chúng chung một bầy cũng khá cao .

Cá của tui mua ở những trại cá khác nhau, và khác ngày bắn microchip, nên tui nghĩ là chúng không cùng chung một bố mẹ .

Bạn muốn cá tự bắt cặp theo phương cách tự nhiên thì nên có trên 5 con cá rồng trong một bể/hồ, để chúng tự làm quen với nhau . Đôi lúc nếu gặp may, thì chỉ 2-3 con thôi, cũng có thể thành cặp, nhưng trường hợp này khá hy hữu và hiếm .

Trong các bài viết rải rác trong các chủ đề về cá rồng mà tui đã posted trong diển đàn này, tui đã có đôi lần liệt kê các điều kiện căn bản cần thiết . Tiện đây, tui post lại

1. Bể phải thoáng rộng
Đây là điều kiện tiên quyết và vô cùng quan trọng . Trung bình, cứ mổi một cá rồng cần ít nhất khoảng 400-500 lít nước, và dĩ nhiên nếu càng thoáng rộng hơn thì càng tốt, vì chúng là giống cá lớn .

2. Phẩm chất nước
tui sẻ khai triển về phẩm chất nước ở đây . Nếu bạn có ý định muốn ép giống cá rồng, thì xin lưu ý ở phần này .
Nước vô cùng quan trọng, nếu không nói là tối quan trọng . Khi chơi cá rồng, bạn đừng nên chú tâm đến việc chăm sóc cá rồng, mà chỉ chăm nom nước của bể cá rồng . Khi phẩm chất của nước thích hợp với cá rồng, thì tự khắc cá rồng sẻ phát triển tốt về màu sắc, kích thước, và dỉ nhiên là luôn về "chuyện ấy" .
Phẩm chất của nước tốt, nhưng không nhất thiết là phải trong vắt, và rất có thể khi nước trong vắt là nước có phẩm chất tốt, nhưng không phải lúc nào cũng là như thế cả . Nếu bạn tathan lưu ý 2 điều tui vừa nêu trên, thì cá rồng của bạn sẻ đền bù cho bạn rất xứng đáng .

Thế nào là nước có phẩm chất tốt?
Nước có phẩm chất tốt là nước thích hợp cho cá rồng . Cá rồng là giống cá lớn, chúng luôn thải chất ammonia, nếu nói cá rồng là một "nhà máy tạo nên ammonia" thì cũng rất chính xác . Cá rồng vì kích thước của chúng, nên bài tiết các chất thải rất nhiều dưới 2 dạng : chất thải hữu cơ, và chất thải vô cơ . Chất thải hữu cơ là các chất thải có cấu trúc của chất carbon (ie: phân cá), và chất thải vô cơ là ammonia . Vì thế khi nước có phẩm chất tốt, thì hàm lường ammonia, nitrite bắt buộc phải là 0mg/lít . Nitrate phải càng thấp càng tốt (nên giữ dưới 40mg/lít) . Công thêm 2 loại chất thải vô cơ và hửu cơ vừa nêu trên luôn phải là zero, vì chúng có thể hòa tan trong nước . Nhưng đây chỉ là điều kiện cho cá rồng bạn phát triển tốt mà thôi, nhưng nếu muốn kích thích chúng sinh sản thì bạn cần có phẩm chất nước chẳng những phải tốt, mà thật là tuyệt vời

Thế nào là nước có phẩm chất tuyệt vời
Chắc bạn tathan sẻ đồng ý với tui là để có nước với phẩm chất tuyệt vời, trước tiên ta cần có nước với phẩm chất tôt !!! Vì thế, "tuyệt vời" bao gồm những gì đã liệt kê ở trên, và cộng thêm một vài yếu tố quan trong khác nữa . Những yếu tố này sẻ đước liệt kê như sau:

1. Hàm lượng của khí oxygen hòa tan trong bể cá rồng của bạn . Bạn đừng lo là quá nhiều không tốt, mà nên hỏi là trong bể đả đủ khí oxygen chưa, vì càng nhiều khí oxygen càng tốt . Không nên sợ thừa, mà nên lo thiếu!!!

2. Nước trong bể nên có đủ các khoáng chất cần thiết như Calcium, Sodium, Potassium, Phosphorus, Sắc, Chromium, Zinc, Selenium . Các chất này cần thiết trong các chức năng điều khiển sự quân bằng của osmo, sự phát triển của xương, các chất xúc tác và kích thích tố .

3. Nước phải có độ pH thích hợp cho cá rồng , ít có sự lên xuống bất thường .

4. Độ GH ( bộ đệm của nước ) phải nằm ở mức 4dGH (70ppm) và KH ở mức 6dKH (100ppm).

5. Trong nước các vi sinh/ký sinh có thể tạo ra bệnh cho cá càng ít càng tốt .

Muốn ép giống cá rồng thành công, và để kích dục chúng, bạn tathan cần có phẩm chất nước tuyệt vời như tui vừa liệt kê .

Trước khi cá rồng đẻ, một vài điều kiện khác cần được xảy ra như : nhiệt độ của nước rớt và độ pH của nước hạ thấp hơn mức bình thường .

tui vừa "bật mí" cho bạn biết rất nhiều chi tiết để kích cá rồng đi vào chu kỳ sinh sản . Rất mong bạn sẻ tìm thấy được sự thú vị và hữu ích trong những đều tui vưa posted . Chúc may mắn và thành công .
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top