Link tải luận văn miễn phí cho ae
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, Đảng ta khẳng định, trong giai đoạn hiện nay,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được xem là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, tùyv
ào thời kỳ khác nhau, do mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau, do đó vị trí, vai trò của nông
nghiệp, nông thôn cũng được nhận thức ở những mức độ khác nhau. Trong tình hình hiện
nay, khi Việt Nam đang đứng trước cánh cửa WTO thì nhận thức về công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng.
1. Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn
Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt của thời kỳ
quá độ ở nước ta. Điều này đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) khẳng định.
Tại Đại hội này, nội dung tổng quát của công nghiệp hóa XHCN được Đảng ta xác định là:
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ

nông nghiệp.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) tiếp tục khẳng định lại
những nội dung cơ bản mà Đại hội III đề ra. Trong đó vẫn ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng, trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Nhìn chung mô hình công
nghiệp hóa do Đại hội III và Đại hội IV đề ra là chú trọng để phát triển công nghiệp nặng.
Nông nghiệp, nông thôn chỉ xem xét ở mức độ nhất định. Sở dĩ như vậy là vì do yêu cầu
của việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện đất nước có chiến tranh. Mặt
khác, mô hình này chịu sự ảnh hưởng của các nước XHCN, đứng đầu là Liên Xô (cũ).
Tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn
tại Đại hội 5 (1982). Tại Đại hội này, những nội dung cơ bản về công nghiệp hóa XHCN
được bổ sung hoàn thiện. Trong đó, đáng chú ý là Đảng ta đã nhấn mạnh cần đưa
nông nghiệp lên nền sản xuất lớn XHCN. Tuy nhiên, do có những tư tưởng nóng vội, chủ
quan, do bước đi không phù hợp nên trong nông nghiệp đã tiến hành ồ ạt phong trào hợp tác hóa, trong khi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp phát triển rất thấp kém. Điều đó
dẫn đến tình trạng là mặc dù một nước nông nghiệp nhưng lại phải nhập khẩu lương thực.
Nông nghiệp, nông thôn nước ta nói riêng vẫn chưa phát huy được vai trò của nó và rơi
vào khủng hoảng chung của nền kinh tế đất nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80 (thế kỷ XX) đặt ra cho Đảng ta cần
tìm ra mô hình phát triển kinh tế đúng hướng, trong đó có mô hình công nghiệp hóa nói
chung và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (1986) đã đánh dấu quá trình đổi
mới đất nước. Trong đó về nội dung công nghiệp hóa được cụ thể ở ba chương trình kinh
tế lớn: Chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; và hàng xuất khẩu. Ba
chương trình kinh tế lớn đã thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ở nước ta phát triển
nhanh chóng. Nhờ đó đến năm 1983 nước ta đã trở thành một trong những nước xuất khẩu
lương thực lớn nhất thế giới.
Những thành tựu kinh tế - xã hội mà nước ta đã giành được sau Đại hội 6 chứng tỏ
đường lối đổi mới nói chung, trong đó có nông nghiệp, nông thôn nói riêng là hoàn toàn
phù hợp với quy luật. Tiếp tục sự phát triển về tư duy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, Đại hội VII, VIII đặc biệt là Đại hội IX và Nghị quyết Trung ương 5
khóa IX, nhận thức một cách có hệ thống về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và
nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta khẳng
định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công
nghiệp và dịch vụ phải hướng vào phcụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn".
Như vậy, có thể khẳng định rằng, tư duy về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn được Đảng ta dần dần hoàn thiện. Tùy vào từng thời kỳ lịch sử khác
nhau mà nhận thức đó được bổ sung, khắc phục và phát triển thêm từng bước.
2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Sở dĩ trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty CP Truyền thông Thủ Đô Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Văn hóa doanh nghiệp trong các công ty du lịch lữ hành ở hạ long Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Môn đại cương 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top