Link tải luận văn miễn phí cho ae

Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. 3
I, Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thíêt phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 3
1. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2006. 3
2. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. 7
II. Khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp 10
1.1 Khái niệm cạnh tranh 10
1.2 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: 13
2. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 14
3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp 17
3.1 Đối với doanh nghiệp 17
3.2 Đối với người tiêu dùng 18
3.3 Đối với nền kinh tế 18
III, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung và khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng 19
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung 19
1.1 Các nhân tố thuộc về doanh ngiệp 19
1.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 25
1.3 Các yếu tố cạnh tranh thuộc nội bộ ngành: 28
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng 29
Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone 32
I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty thông tin di động VMS MobiFone và khả năng cạnh tranh của công ty qua các thời kỳ 32
1. Khái quát quá trình phát triển của công ty thông tin di động VMS MobiFone 32
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 35
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS MobiFone năm 2006 43
2, Khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone qua các thời kỳ 55
2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone 55
2.2 Khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone qua các thời kỳ 59
2.3 Về lợi nhuận 64
2.4 Nộp ngân sách Nhà nước: 65
2.5 Tổng số lao động: 66
2.6 Phát triển mạng lưới 66
2.7 Về thị phần MobiFone và thương hiệu MobiFone 67
II, Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone 68
1. Đánh giá các đổi thủ chính của công ty thông tin di động VMS MobiFone trên thị trường 68
2. Khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone hiện nay 77
III, Đánh giá chung qua nghiên cứu khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone 79
1. Những kết quả đạt đựơc 79
2. Tồn tại và thách thức 80
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone 82
I. Xu hướng phát triển thị trường thông tin di động Việt Nam và phương hướng phát triển kinh doanh của công tin thông tin di động VMS MobiFone 82
1. Xu hướng phát triển thị trường thông tin di động Việt Nam trong thời gian tới 82
1.1 Dự báo về sự phát triển của thị trường thông tin di động Việt Nam 82
1.2 Định hướng phất triển của ngành bưu chính Viễn thông Việt Nam 84
2. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong thời gian tới. 86
II. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VMS MobiFone 93
1. Duy trì củng cố vị trí dẫn đầu 93
2. Giải pháp về chính sách giá cả sản phẩm 99
3.Thực hiện đa dạng hoá các hình thức khuyến mại, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng các dịch vụ cộng thêm 100
4.Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu MobiFone 103
5.Các biện pháp phòng ngừa rủi ro. 104
Kết luận 106
Lời mở đầu

Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành, nghề của đât nước. Mức tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao, GDP ngày càng cao, khối lượng đóng góp của các ngành nghề vào GDP ngày càng lớn và theo xu hướng giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt Nam nói riêng và thành phần kinh tế khác nói chung với thị trường rộng mở, đầu tư nước ngoài sẽ tốt hơn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh mà các đối thủ sẽ hơn hẳn chúng ta về cả vốn, công nghệ, cả trình độ quản lý....
Hiện nay, với 6 nhà cung cấp cùng nhau chia sẻ thị trường thông tin di động Việt Nam. Bằng các chiến lược, chính sách chương trình khác nhau đã và đang làm nên một cuộc chiến cạnh tranh giành giật thị trường vô cùng sôi động và hứa hẹn sẽ còn sôi động hơn khi có thêm sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Công ty thông tin di động VMS MobiFone, đơn vị dẫn đầu ngành thông tin di động Việt Nam, mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất Việt Nam, với lịch sử 14 năm hoạt động và phát triển, cũng đã và đang nỗ lực hết minh để củng cố địa vị của mình trên thị trường. Nhưng, chúng ta đang sống trong môi trường hội nhập và phát triển. Vị trí giành được hôm nay nhưng có thế sẽ bị đối thủ giành giật mất vào ngày mai. Nhất là khi phải đối mặt cùng các nhà đầu tư nước ngoài, những nhà đầu tư mà từ lâu đã coi Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Từ thực tiễn thị trường, sau một thời gian thực tập tại công ty thông tin di động VMS MobiFone, tui quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh, phân tích khả năng cạnh tranh của công ty trước các đối thủ hiện tại và tương lai, Từ đó, có những đề nghị về phương hướng phát triển và giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế
Phương pháp nghiên cứu: Để có thể thu thập thông tin làm cơ sở đưa ra những giải pháp, chuyên đề đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích kinh doanh, dự báo, đọc tài liệu..
Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên đề của mình tui nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS trên thị trường đồng thời đề nghị những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh này trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung của chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone.
Trong phạm vi của một chuyên đề thực tập tốt nghiệp, các vấn đề về cạnh tranh mà em có thể nghiên cứu chỉ ở trong một phạm vi nhất định. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thấy cô đê em có thể hoàn thiện chuyên đề của mình hơn nữa.

Chương I
Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.

I, Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thíêt phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
1. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2006.
Năm 2006, kinh tế nước ta phát triển trong điều kiện trong nước và thế giới có những sự kiện nổi bật: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị APEC 2006 tại Hà Nội thành công tốt đẹp, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thông qua quy chế bình thường vĩnh viễn với Hoa Kì( PNTR).... Bên cạnh đó, cũng có không ít các yếu tố khó khăn tác động không thuận đến sản xuất và đời sống dân cư: Ở trong nước là ảnh hưởng của bão số 1, bão số 6, bão số 9 và các bất thường về thời tiết khác; dịch bệnh trong nông nghiệp..., trên thị trường quốc tế, giá cả nói chung, đặc biệt là giá xăng dầu diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính phủ thông qua các chính sách phù hợp, kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị, xã hội ổn định. Có thể đánh giá tình hình phát triển kinh tế năm 2006 như sau:
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%. Trong đó:
 Giá trị sản xuất nông nghiệp:
- Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo giá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%.
- Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2006 ước tính đạt 3695,9 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước, trong đó nuôi trồng tăng 14,6% và khai thác tăng 0,7% (khai thác biển tăng 0,9%). Trong tổng sản lượng thuỷ sản, cá 2633,1 nghìn tấn, tăng 6,6% ; tôm 459,3 nghìn tấn, tăng 5,6%.
 Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành khác tăng 25,4%). Nguyên nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp hơn, chủ yếu do giảm số doanh nghiệp, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý do tiếp tục thực hiện triệt để hơn chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

donghea

New Member
Re: [Free] Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế

bạn ơi , up giùm minihf tài liệu này nhé !
TKS bạn nhiều !
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trư Văn hóa, Xã hội 0
N Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
E Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụ Luận văn Kinh tế 0
O Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - Dụng cụ cơ khí Luận văn Kinh tế 2
N Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top