Elroi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Địa chính -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đô thị hóa, những tác động của đô thị hóa tới các lĩnh vực như kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt là những tác động của đô thị hóa tới tài nguyên đất nói chung và hiện trạng sử dụng đất nói riêng. Nghiên cứu, phân tích quá trình đô thị hóa của Thành phố Hải Phòng giai đoạn 1986 - nay. Đánh giá những tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hải Phòng tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phân tích biến động hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000-2010. Đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của quá trình đô thị hóa tới biến động hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hải Phòng. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của đô thị hóa tới sử dụng đất trong giai đoạn tiếp theo
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách “Đổi mới”, Việt Nam đã đạt đƣợc
nhiều tiến bộ vƣợt bậc trong phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của ngƣời
dân, phúc lợi xã hội đƣợc cải thiện rõ rệt, góp phần đƣa đất nƣớc trở thành
Quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Đô thị hóa - kết quả tất
yếu của quá trình phát triển của đất nƣớc - đã và đang diễn ra mạnh mẽ cả về
số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các đô thị. Theo số liệu thống kê của Cục
Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng 2010), hệ thống đô thị quốc gia đang có sự
chuyển biến tích cực về lƣợng và chất. Năm 1990 cả nƣớc có khoảng 500 đô
thị, đến năm 2000 con số này lên tới 649. Hiện nay, toàn quốc có 754 đô thị,
trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP.HCM), 7 đô thị loại I, 14 đô thị
loại II, 45 đô thị loại III, 40 đô thị loại IV và 646 đô thị loại V. Bƣớc đầu đã
hình thành chuỗi đô thị trung tâm quốc gia và trung tâm vùng. Các đô thị
trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố nhƣ: Biên Hòa,
Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, v.v. Các đô
thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành
chính-chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, và các
đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cƣ nông thôn, các
đô thị mới. Tỷ lệ dân số đô thị đã tăng từ 23,7% năm 1999 lên 29,6% năm
2009 (tƣơng đƣơng với 25,4 triệu dân đô thị trong tổng số 85,8 triệu dân số
toàn quốc).
Quá trình đô thị hóa đem lại nhiều tác động tích cực, góp phần không
nhỏ vào quá trình phát triển ở cấp quốc gia, cấp vùng và địa phƣơng. Những
lợi ích do quá trình đô thị hóa đem lại nhƣ: 1) tạo động lực (trở thành cực phát
triển) cho các địa phƣơng; 2) góp phần nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng; 3)
phát triển các ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ; 4) tạo việc làm cho
cƣ dân địa phƣơng,…Bên cạnh đó, đô thị hóa còn gây ra những tác động tiêu
cực làm ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình phát triển theo mục tiêu phát triển
bền vững của các địa phƣơng nhƣ: 1) làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất gây
ra những tác động tiêu cực; 2) di dân tự do và những ảnh hƣớng tới quá trình
phát triển kinh tế - xã hội; 3) phát triển thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng đặc biệt là
các công trình xử lý chất thải;….
Cùng với xu thế đô thị hóa chung của cả nƣớc, Hải Phòng - một trong
năm đô thị lớn nhất, trực thuộc trung ƣơng, đang có những thay đổi mạnh mẽ
về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác. Với tốc độ tăng trƣởng hàng năm cao
và có xu hƣớng tăng liên tục trong nhiều năm, đô thị Hải Phòng có tốc độ đô
thị hóa vào loại cao trong cả nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực
đạt đƣợc, Hải Phòng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhƣ: quy hoạch thiếu
đồng bộ, chất lƣợng cơ sở hạ tầng chƣa theo kịp tốc độ phát triển, di cƣ tự do
và vấn đề việc làm đang gia tăng sức ép tới chất lƣợng cuộc sống của cƣ dân đô
thị, đô thị hóa diễn ra không đồng đều và thiếu kiểm soát gây ra những tác
động tiêu cực hiện trạng sử dụng đất,…Xuất phát từ tình hình thực tiễn nếu
trên, đề tài luận văn cao học đƣợc lựa chọn với tiêu đề: “Nghiên cứu tác động
của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá, phân tích những tác động
(tích cực và tiêu cực) của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành
phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục
những tác động tiêu cực của đô thị hóa góp phần phát triển bền vững đô thị.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đô thị hóa, những tác động của đô thị hóa tới
các lĩnh vực nhƣ kinh tế - xã hội và môi trƣờng, đặc biệt là những tác động của
đô thị hóa tới tài nguyên đất nói chung và hiện trạng sử dụng đất nói riêng.
- Nghiên cứu, phân tích quá trình đô thị hóa của Thành phố Hải Phòng giai
đoạn 1986 - nay.
- Đánh giá những tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hải Phòng tới
các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Phân tích biến động hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hải Phòng giai đoạn
2000-2010
- Đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của quá trình đô thị hóa tới biến
động hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của đô thị
hóa tới sử dụng đất trong giai đoạn tiếp theo.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Sử dụng đất đô thị là hệ thống phức tạp, bao gồm các hợp phần cấu tạo
thành, mỗi loại hình sử dụng đất đô thị chịu nhiều tác động của các yếu tố kinh
tế - xã hội trong một chỉnh thể thống nhất. Chính vì vậy, khi có những tác động
vào mọi thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần hay bộ phận
khác sẽ bị thay đổi theo phản ứng dây chuyền. Do đó, nghiên cứu tác động của
đô thị hóa tới hiện trạng sử dụng đất đô thị cần nhìn nhận và xem xét trong một
hệ thống hoàn chỉnh. Sự thay đổi của một hợp phần trong hệ thống sẽ kéo theo
sự thay đổi của các hợp phần khác cũng nhƣ toàn bộ hệ thống.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Biến động hiện trạng sử dụng đất đô thị chịu nhiều tác động của các yếu
tố khác nhau của quá trình đô thị hóa. Khi nghiên cứu tác động của quá trình đô
thị hóa tới sự biến đổi hiện trạng sử dụng đất đô thị, cần đánh giá, phân tích
tổng hợp các nguyên nhân gây ra đô thị hóa cũng nhƣ những tác động của quá
trình này tới sự thay đổi mục đích sử dụng của các loại hình sử dụng đất trong
địa bàn nghiên cứu. Quan điểm nghiên cứu tổng hợp còn thể hiện ở chỗ: đánh
giá những tác động tƣơng hỗ của các yếu tố đô thị hóa tới quá trình phát triển
chung của Thành phố Hải Phòng theo một giai đoạn nhất định.
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Ngày nay, thuật ngữ phát triển bền vững đã trở nên khá quen thuộc với
cuộc sống thƣờng ngày, đƣợc sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp quy và
trong các tài liệu nghiên cứu khoa học. Khái niệm này lần đầu tiên đƣợc đƣa
tra năm 1980 trong cuốn sách “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh
Bảo tồn Thế giới (IUCN) phát hành. Năm 1987, sau khi tài liệu “Báo cáo
Bruntland” đƣợc Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển công bố đã đƣa
ra đƣợc một phƣơng pháp đánh giá mới về sự phát triển, tiến bộ của một quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, thuật ngữ phát triển bền vững đã trở
thành thuật ngữ chuyên môn đối với nhiều chuyên ngành khoa học liên quan
đến môi trƣờng và phát triển.
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, phát triển đô thị và
đô thị hóa bền vững cần thể hiện một cách suy nghĩ và một hƣớng giải quyết

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nhanluanpro

New Member
Re: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động dùng đất thành phố Hải Phòng

Link download bị lỗi rồi ad ơi
 

phamkimcuongpro

New Member
Re: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động dùng đất thành phố Hải Phòng

Mod fix lại link giúp nhé, link die rồi. Thanks
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top