fatdragon31

New Member
Download Đề tài Tổng quan về Gia Định Báo miễn phí



Mục lục
Phần I: Khái quát lịch sử ra đời và sự phát triển của Gia Định Báo 1
1. Lịch sử ra đời của Gia Định Báo 1
1.1 Nguyên nhân ra đời 1
1.2 Lịch sử ra đời Gia Định Báo 1
1.3 Ngày phát hành số báo đầu tiên 2
1.4 Gia Định Báo tồn tại trong bao lâu? 2
2. Tiến trình phát triển của Gia Định Báo 3
Phần II: Cơ cấu tổ chức của Gia Định Báo 4
1. Bộ máy quản lý của Gia Định Báo 4
2. Chủ bút và cộng tác của Gia Định Báo 5
2.1 Sơ lược tiểu sử một số cá nhân tiêu biểu của Gia Định Báo 6
Phần III: Nội dung, hình thức và đặc điểm ngôn ngữ của Gia Định Báo 12
1. Nội dung của Gia Định Báo 12
2. Hình thức trình bày của Gia Định Báo 13
3. Đặc điểm ngôn ngữ của Gia Định Báo 14
Phần IV: Ý nghĩa của Gia Định Báo 16
1. Đóng vai trò tiên phong trong tiến trình phát triển báo chí Việt Nam 16
2. Đóng góp một mảng mới vào nội dung của báo chí trong khu vực 16
3. Đóng vai trò to lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ 17
4. Gia Định Báo là cơ sở để nghiên cứu lịch sử Việt Nam 17
Phần phụ lục: 18
Thứ vụ - một chuyên mục giá trị của Gia Định Báo (nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hà) 18
Giá trị của Gia Định Báo 20
Tin tức chiến sự trên Gia Định Báo (Nhà nghiên cứu Đào Ngọc Chương) 20
Tài liệu tham khảo 23

1. Lịch sử ra đời của Gia Định Báo
1.1 Nguyên nhân ra đời
Có thể nói trong thời kỳ đầu tiên của chế độ thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ, một trong những công cụ được sử dụng sớm nhất là báo chí. Đầu năm 1862, khi hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) công nhận quyền thống trị của Pháp tại Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ chưa ra đời thì họ đã phát hành tờ công báo bằng tiếng Pháp đầu tiên có tên là Bulletin officiel de I’expédition de Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo: BOEC). Trang đầu của tờ báo nêu rõ: “Tờ Nam Kỳ viễn chinh công báo đăng những văn kiện chính của ông Tổng tư lệnh sẽ phát hành mỗi tuần một lần; nó bao gồm các nghị định, quyết định và thông cáo có liên quan đến các giới chức dân sự và quân sự và cư dân nước ngoài thuộc lục địa Châu Á sống tại Nam Kỳ, trong những tỉnh đặt dưới thẩm quyền của nước Pháp. Các quảng cáo và lời rao thương mại được đăng ở một trang riêng kèm theo tờ công báo…”
Cuối trang, chính quyền thực dân cũng thông báo cả việc phát hành song song một tờ Bulletin des Communes (Làng xã công báo) in bằng chữ Hoa, cũng với mục đích tương tự. Ngày 1.1.1864, Pháp cho ra đời tờ Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín). Báo ra nửa tháng một kỳ, nội dung gần gũi với báo chí đời thường hơn, vì ngoài phần công vụ, còn có các mục nghị luận, khảo cứu, quảng cáo… Cũng trong năm 1864, một cơ quan quan trọng được thành lập có tên Direction de I’ Intérieur (Nha nội vụ) cũng có chức năng như tờ BOCF nhưng trong một tấm mức hạn hẹp hơn. Những điều kể trên cho thấy, chỉ trong chưa đầy 5 năm nắm quyền thống trị phân nửa lãnh thổ Nam Kỳ, sau khi cho ra đời đủ loại báo bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hoa thì việc thực dân Pháp phát hành một tờ báo bằng chữ Quốc ngữ là một biện pháp tất yếu nhằm kiện toàn bộ máy cai trị của họ. Và Gia Định Báo đã góp mặt vào sinh hoạt báo chí những năm đầu Pháp thuộc trong bối cảnh như thế.

1.2 Lịch sử ra đời Gia Định Báo
Khi Kerguda sang làm Thống Đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) đã có lời mời cụ Trương Vĩnh Ký ra làm quan, nhưng cụ từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định Báo. Lời yêu cầu của cụ được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1/4/1865, nhưng không phải ký cho cụ Trương Vĩnh Ký mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux (một viên thông ngôn làm ở Soái phủ Nam Kỳ). Và phải đến ngày 16/9/1869 mới có Nghị định của Chuẩn đô đốc Marie Gustave Hector Ohier ký giao hẳn tờ Gia Định Báo cho cụ Trương Vĩnh Ký đứng làm chủ biên (Quyết định số 189:
“Quyết định:
Kể từ hôm nay, việc biên tập tờ Gia Định Báo được giao phó cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người với tư cách là chánh tổng tài của tờ này, sẽ được lãnh một khoản lương hàng năm là 3000 đồng quan Pháp. Tờ báo tiếp tục ra mỗi tuần. Nó sẽ được chia ra làm hai phần: một phần chính thức gồm các văn kiện, quyết định của ông Thống đốc và nhà cầm quyền với tài liệu bằng tiếng Pháp do Nhà Nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ; phần khác, không chính thức, sẽ gồm có những bài viết bổ ích và vui về những đề tài lịch sử, những sự kiện về luân lý, thời sự…để có thể đọc được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam quan tâm đến. Trước khi phát hành, việc trao đổi sẽ thực hiện tại Nha Nội vụ. Giám Đốc Nha Nộ vụ lãnh thi hành quyết định này: Quyết định sẽ được vào sổ và phổ biến ở những nơi xét thấy cần thiết”- Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn). Qua sự việc này thì Gia Định Báo được coi là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của nước ta.
1.3 Ngày phát hành số báo đầu tiên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top