daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG
1.1 Tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng.
Có nhiều định nghĩa và khái niệm về tỷ suất sinh lợi, tỷ suất sinh lợi là khái
niệm được sử dụng cho nhiều tình hình khác nhau trong kinh tế học, nói về những
khoản tiền thu được so với vốn được sử dụng để sinh ra lãi hay số chi phí đã tiêu
hao để sinh ra lãi. Tỷ suất sinh lợi được biểu hiện bằng: Tỷ suất sinh lợi của vốn, tỷ
suất sinh lợi của giá thành…; Khả năng sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, khả
năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài
chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ để tạo ra các khoản lợi nhuận
cho doanh nghiệp; “Tỷ số sinh lợi là chỉ số đo lường thu nhập của công ty với các
nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần” (Trần Trọng
Thơ, 2007, 128).
Từ những nội dung trên tác giả đúc kết tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là:
khoản lãi thu được so với vốn được sử dụng để sinh ra khoản lãi đó hay chi phí đã
tiêu hao để sinh ra khoản lãi đó. Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng được biểu hiện
bằng: tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên…
1.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA
ROA = Lợi nhuận ròng /Tổng tài sản bình quân
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. ROA là
một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của hội đồng
quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập
ròng. Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả
hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Hiệu
quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA, ROA càng
cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít
hơn.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE
ROE = Lợi nhuận ròng /Vốn cổ chủ sở hữu bình quân
ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông ngân hàng, nó
thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Tỷ lệ
ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có
nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để
khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy
mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Các ngân hàng có xu hướng sử dụng đòn bẩy cao, do đó họ thường đạt ROE cao
nhưng ROA thấp. ROE cũng có thể tính bằng cách nhân ROA với tỷ số tổng tài sản
trên vốn chủ sở hữu. Cả hai tỷ số ROA và ROE đều là tiêu chí quan trọng đối với cơ
quan quản lý, các ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định
chiến lược trong quản lý và đầu tư phù hợp.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
NIM = Thu nhập lãi thuần /Tài sản sinh lãi
Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các TCTC khác + Chứng
khoán đầu tư + Cho vay khách hàng
Tỷ lệ lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) được xác định bằng tổng doanh
thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời
bình quân. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và
chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ
tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Tỷ lệ này chỉ ra
năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng
trưởng của các nguồn thu so với mức tăng chi phí.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM
NNIM = (Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi) /Tài sản sinh lãi
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu
ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân
hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn
thất tín dụng).
Giống như tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh
lợi được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau. Để xác định các yếu tố tác động
đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng đa số các tác giả nước ngoài cũng như trong nước
thường đo lường bằng hai chỉ tiêu là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân
(ROA) và lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) vì ưu điểm của
chỉ số ROA và ROE là tương đối đơn giản, dễ tính toán và mang tính tổng quát cao
so với các chỉ số khác. Trong bài luận văn này tác giả sẽ lấy hai chỉ số ROA và
ROE để làm biến phụ thuộc thay mặt cho tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm
yết.
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thường được đo bằng lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), chúng bị tác động bởi
các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố tác động bên trong bao gồm các biến
đặc thù của từng ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn của ngân hàng, dư nợ cho
vay, tiền gửi khách hàng, rủi ro tín dụng… Các biến bên ngoài bao gồm các biến vĩ
mô của môi trường kinh tế sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng như: tốc
độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, thuế, tỷ giá…
1.3.1 Các yếu tố bên trong
1.3.1.1 Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được thể hiện thông qua tổng tài sản hay tổng nguồn
vốn của ngân hàng. Quy mô ngân hàng là một yếu tố nội tại quyết định tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng. Bởi vì trên thực tế các ngân hàng luôn cố gắng mở rộng kinh
doanh của mình bằng cách tăng tổng tài sản và nguồn vốn. Các ngân hàng lớn có
thể đạt được lợi thế quy mô từ đó làm gia tăng lợi nhuận, với lợi thế về quy mô, nổi
tiếng nên các ngân hàng quy mô lớn dễ tiếp cận và huy động vốn, dễ phát hành các
chứng khoán hơn.
Mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là
kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Anper và Anbar (2011). Mặt khác, tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng lại có quan hệ ngược chiều với khả năng đa dạng hóa. Các
ngân hàng tận dụng lợi thế của đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nhưng
nó cũng có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận, quy mô lớn cũng kéo theo chi phí vận
hành và các chi phí khác cao hơn. Theo Eichengreen và Gibson (2001) đề xuất rằng
sự gia tăng quy mô vốn chỉ tác động cùng chiều lên lợi nhuận đến một mức độ nhất
định nào đó.
1.3.1.2 Quy mô vốn chủ sở hữu
Theo Short (1979) thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản của một ngân hàng gắn liền với quy mô của nó bởi vì các ngân hàng lớn có
xu hướng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn so với ngân hàng nhỏ dựa vào khả năng huy
động vốn ít tốn kém hơn. Thực tế cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu
cao, quản trị vốn tốt, duy trì sự thận trọng trong danh mục cho vay có thể cải thiện
tỷ suất sinh lợi. Tỷ số này quá cao cũng cho thấy ngân hàng chưa sử dụng tốt đòn
bẩy tài chính. Bài nghiên cứu của Sharma và Gounder (2012) cho rằng mối quan hệ
giữa cấu trúc vốn và tỷ suất sinh lợi là không thể đoán được.
1.3.1.3 Tiền gửi khách hàng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top