Yuan

New Member
Link tải miễn phí luận văn

Trước khi viết tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng", Lênin đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và tập hợp một cách công phu các nguồn tài liệu từ các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác về Nhà nước, các công trình, các bài viết của những thủ lĩnh theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại chủ nghĩa vô chính phủ với sự phân tích và phê phán sâu sắc. Toàn bộ những tài liệu ấy được Lênin sắp xếp thành một phần riêng và lấy tên là "Học thuyết của chủ nghĩa Mác về Nhà nước và những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng". Có thể nói đây là sự chuẩn bị một cách chi tiết nhất, tỉ mỉ nhất, rất đầy đủ và khoa học, phản ánh tinh thần làm việc, phong cách khoa học mẫu mực của Lênin. Tất cả những sự chuẩn bị ấy được Lênin ghi chép lại bằng chữ nhỏ trong một quyển vở bìa xanh với nhan đề "Chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước". Trong quyển vở ấy Lênin đã tập hợp các đoạn trích trong các sách tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, cũng như các đoạn trích trong các sách và các bài viết của C.Cauxky, A.Pha-nê-cúc, N.I.Bu-kha-rin và E. Bécxtanh, kèm theo những nhận xét có phê phán, những kết luận và tổng kết của Lênin. Sau này khi bắt tay vào viết tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng" Lênin đã yêu cầu đồng chí của mình gửi cuốn vở bìa xanh ấy sang Ra-dơ-líp cho Người và cùng với những sự thu thập thêm một số tài liệu khác nữa (những tác phẩm của Mác và Ph.Ăngghen mà Lênin chưa kịp tập hợp vào cuốn vở bìa xanh) đã thực sự là những tài liệu vô cùng cần thiết cho Lênin viết tác phẩm quan trọng này.
Phần I
GIỚI THIỆU HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" được Lênin viết vào tháng 8, 9 năm 1917 và xuất bản thành sách riêng vào tháng 5 năm 1918.
Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh lịch sử với những nét tiêu biểu sau:
Vào đầy thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản ự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với hình thái lịch sử mới của nó là chủ nghĩa đế quốc. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự áp bức khủng khiếp của Nhà nước đối với quần chúng lao động ngày càng trở nên tàn khốc hơn, vì Nhà nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các tập đoàn tư bản có quyền lực vô hạn. Nó làm cho đời sống của quần chúng lao động ngày càng trở nên tàn khốc hơn, vì Nhà nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các tập đoàn tư bản có quyền lực vô hạn. Nó làm cho đời sống của quần chúng khốn khổ không thể chịu được và làm cho họ càng thêm căm phẫn.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, theo quy luật của nền kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, thời kỳ chủ nghĩa Đế quốc được đặc trưng bởi chủ nghĩa tư bản tài chính đã trở thành trùm sò tài phiệt, lũng đoạn Nhà nước. Giữa chính trị, pháp lý của giai cấp tư sản có khoảng cách rất xa với thực tiễn đời sóng và nền kinh tế tư bản hiện thời. Mâu thuẫn ấy đã bộc lộ ngày càng rõ rệt và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của quần chúng nhân dân.. Tình trạng ấy ngày càng tạo nên những xung đột mạnh mẽ trong lòng xã hội tư bản và càng khiến cho lòng căm phẫn và tinh thần cách mạng của quần chúng sôi sục hơn bao giờ hết.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột độ. Sự phân chia không đồng đều thị trường thế giới, lợi ích từ các thị trường thuộc địa đã khiến các nước đế quốc cạnh tranh, giằng xé lẫn nhau. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước tư bản chính quốc ngày càng gay gắt và sâu sắc. Vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa cũng đã trở thành vấn đề bức xúc và nổi bật. Quá trình đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng trong nhiều nước đế quốc. Chính vì vậy, Lênin gọi giai đoạn này là đêm trước của cuộc cách mạng vô sản.
Cùng thời điểm này, những thủ lĩnh của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại trong Quốc tế II mà điển hình là Becxtanh và Cau-xky đã ra mặt chống lại chủ nghĩa Mác, chống lại quan điểm của Mác và Ăngghen về tính tất yếu lịch sử của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, chống lại việc dùng phương pháp cách mạng và sức mạnh của bạo lực cách mạng để lật đổ Nhà nước tư sản thay thế nó bằng Nhà nước vô sản. Họ ra sức bảo vệ lý luận phát triển hòa bình chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - tức là từ bỏ con đường cách mạng vô sản thay thế nó bằng đường lối cải lương tư sản. Về thực chất, đây là sự phản bội chủ nghĩa Mác, rõ nhất là trong vấn đề Nhà nước và cách giành chính quyền Nhà nước.
Cũng trong thời điểm này, bọn vô chính phủ chủ nghĩa thì lại theo lý luận chống lại bất kỳ một Nhà nước nào, kể cả hình thức Nhà nước của giai cấp công nhân cách mạng là nền chuyên chính vô sản. Tiêu biểu cho phái này là Bukharin và Bu-ca-nin. Trong hàng loạt các bài báo của mình, Bukharin đã công khai bênh vực các quan điểm nửa vô Chính phủ, phản Mác xít về vấn đề Nhà nước. Ba-cu-nin là nhà tư tưởng của chủ nghĩa vô Chính phủ và là kẻ thù điên cuồng chống lại chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội khoa học. Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Ba-cu-nin là phủ nhận mọi Nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản, phủ nhận vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. Ba-cu-nin đưa ra tư tưởng "cân bằng" các giai cấp, thống nhất các "hiệp hội tự do" từ bên dưới. Theo ý kiến phái Ba-cu-nin thì tổ chức cách mạng bí mật bao gồm những nhân vật "xuất chúng" phải lãnh đạo những cuộc nổi dậy của nhân dân và phải làm gay, làm theo kiểu nổi dậy tức thời, khủng bố. Sách lược ấy là phiêu lưu, mạo hiểm và đối địch với học thuyết mác -xít về khởi nghĩa.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

namhuong178

New Member
Re: [Free] Quan điểm của lênin về nhà nước thông qua tác phẩm Nhà nước và cách mạng, liên hệ thực tiễn Việt Nam

sao không thấy admin gửi tài liệu lại cho mình vậy! Giúp me !
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Quan điểm của lênin về nhà nước thông qua tác phẩm Nhà nước và cách mạng, liên hệ thực tiễn Việt Nam

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0
B Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh" Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top