daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục Lục:
1. Giới thiệu mở đầu về nên kinh tế Việt Nam:
2: Nội dung:
- CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lí của vấn đề.

- CHƯƠNG II: Thực trạng vấn đề.
- CHƯƠNG III: Biện pháp giải quyết vấn đề:
3: Kết Luận
4:Tài liệu tham khảo

Mở đầu:

2


Nhóm 6

Tiểu luận chính trị

Nền kinh tế Việt Nam đang dần hòa nhập và phát triểu. Muốn giữ được
những nét riêng về kinh tế và văn hóa cũng là vấn đề được Đảng và nhà
nước ta coi trọng. Vài năm gần đây nền kinh tế nước ta suy thoái Đảng nhà
nước đã tìm và đưa ra nhưng chính sách giúp kinh tế phụ hồi. Nhưng chính
sách ấy đã là gì? Chính sách ấy giúp kinh tế Việt Nam như thế nào ? Không
ít người muốn biết và tìm hiểu. Cũng như tui và các bạn trẻ thanh niên hiện
nay rất tò mò về điều đó chính vì thế chúng tui đã chọn đề tài số 7 “Quan
điểm cơ bản của Đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện này” để
hiểu rõ quan điểm của Đảng hơn.
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, trong hơn 30
năm qua đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ
dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo
dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam
đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị
thế giới. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải

cách kinh tế), hướng tới một nền kinh tế thị trường. Trong môi trường tự do
đầu tư, những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan
tâm chưa từng có đối với Việt Nam.

Nội Dung
Chương I: Cơ sở lí luận cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lí của vấn đề.
Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế
là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hội nhập vì lợi ích đất
nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hội nhập kinh tế quốc tế
là công việc của toàn dân, toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới, phải xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với chủ
trương, định hướng phát triển; thúc đẩy các quan hệ hợp tác khu vực và thế
giới, song phương và đa phương. Gắn tốc độ phát triển với chất lượng và
hiệu quả; tăng trưởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Khai thác có hiệu
quả mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, đồng thời nâng cao vai trò chủ động của Nhà nước, của Mặt
trận và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

3


Nhóm 6

Tiểu luận chính trị

Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng ta phù hợp
với xu thế khách quan và tiến trình phát triển đất nước. Phải làm cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Phải khơi
dậy và phát huy cao độ tinh thần cách mạng, ý chí tự lực tự cường của mọi
tầng lớp nhân dân để chủ động và tích cực tận dụng cơ hội, đương đầu với
cạnh tranh, vượt qua thách thức. Kịp thời bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp
luật và thể chế kinh tế; hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh
tế thị trường; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh
cải cách hành chính. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp
và sản phẩm. Bổ sung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo công cuộc phát triển
nông nghiệp, nông thôn; giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Trong bối cảnh mở cửa, giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế ngày
càng mở rộng và có chiều sâu, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sự phát triển mạnh mẽ
và có hiệu quả của thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng những giúp chúng ta đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn quá trình khắc phục tình trạng kém phát
triển về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam và góp phần cải thiện
đời sống của họ.
Từ bối cảnh trong nước và quốc tế hiện thời, với xu hướng đa phương
hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế, Việt Nam chúng ta hoàn toàn có đủ điều
kiện và khả năng để phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức
phong phú và đa dạng. Sử dụng kinh tế tư bản nhà nước với tư cách một
thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được cấu thành bởi các quan hệ kinh tế và hợp đồng kinh tế giữa một bên là
Nhà nước ta – đại biểu cho sở hữu toàn dân, cho lợi ích toàn xã hội, với một
bên là các nhà tư bản hoàn toàn có thể đem lại cho chúng ta khả năng vừa
sử dụng có hiệu quả sự đầu tư của tư bản nước ngoài, vừa giữ được độc lập,
tự chủ, thực hiện hợp tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập

và chủ quyền của nhau.
Nói tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần
phải “phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước” với tư cách “những chiếc
cầu nhỏ vững chắc” để xuyên qua nó, đi lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu không
hướng tư bản tư nhân đi theo con đường phát triển kinh tế tư bản nhà nước,
chẳng những chúng ta không hướng nó đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã
hội, mà có khi còn làm cho nó tự phát đi chệch sang quỹ đạo của chủ nghĩa
tư bản. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế tư
bản nhà nước, coi nó như là cứu cánh duy nhất của nền kinh tế quá độ.

4


Nhóm 6

Tiểu luận chính trị

Tại Đại hội X, khi một lần nữa khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan
trọng của kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta cũng đồng thời khẳng định: “Kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà
nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện
thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng
với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân”
Về vấn đề phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã
trong bối cảnh xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định chủ trương “tiếp
tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể” trên cơ sở “tổng kết

thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh
hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã
kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cổ phần”
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nâng cao hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế đất nước, bên cạnh việc
khuyến khích phát triển các hợp tác xã kiểu mới, chúng ta không thể
không quan tâm đến những hình thức nhỏ của sản xuất nông nghiệp, đến
kinh tế trang trại nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình mà chính sách khoán 10
trước đây không lâu là một ví dụ. Với chính sách đó, chúng ta đã cho
phép kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại nhỏ phát triển và nhờ đó, sản
xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể.
Nhờ nó mà quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của người nông dân
được giải phóng khỏi những ràng buộc sắc lệnh và nền kinh tế của họ
đang mang lại hiệu quả nhanh chóng khi mức đầu tư vốn, có thể nói, hãy
còn quá thấp.
Trên cơ sở ấy Đảng đã tim ra quan điểm giúp kinh tế phát triểu đi
lên. Hòa nhập vớ kinh tế văn hóa các nước khác nhưng không bị mất đi
nét riêng văn hóa kinh tế. Nét đẹp riêng dân tộc ta.
CHƯƠNG II: Thực trạng vấn đề.
Kinh tế-xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh
kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu
vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực. Một số nước điều chỉnh
giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2012
không được như mong đợi. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu

5


Nhóm 6

Tiểu luận chính trị

tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền kinh tế lớn. Ở trong nước,
mặc dù một số cân đối vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Hàng tồn kho vẫn còn cao. Tình trạng nợ xấu chưa được gi.
- Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố vào cuối tháng 92013 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong chín tháng đầu
năm 2012 là 4,73%, thấp hơn so với chỉ tiêu 5,5% mà Chính phủ đặt ra
trước đó cho cả năm 2012, đồng thời cũng thấp hơn mức 5,77% của năm
2011 và là một trong những mức tăng trưởng GDP thấp nhất của Việt
Nam.
+ Kết Luận: Nên kinh tế Việt Nam con non yếu cần vạch rõ mục tiêu
để kinh tế dần hồi phục và phát triểu, Ổn định kinh năm năm trở lại đây.
Trong khi sản lượng khu vực thương mại dịch vụ tăng kém, đạt 5,97%,
thấp so với cùng kỳ 2011, điều đáng lưu ý là tăng trưởng sản lượng công
nghiệp chỉ đạt 4,36%, thấp hơn mức tăng của GDP và giảm gần 1/2 so với
mức tăng 7,8% cùng thời điểm năm trước. ải quyết.
CHƯƠNG III: Biện pháp giải quyết vấn đề:
Được biết về vấn đề thực trạng trên. tui có đưa ra một số biện pháp đề
giải quyết.
- Thứ nhất là giảm thuế, phí và giảm chi tiêu.
- Thứ hai, phải tiếp tục kiên trì đổi mới một cách cơ bản doanh nghiệp
nhà nước.
- Thứ ba, phải tăng cường đầu tư vào vốn, nhân lực - trong đó đặc biệt
lưu ý đến cơ cấu dân số vàng của chúng ta gắn với khoa học công nghệ.
- Thứ tư, phải có giải pháp điều tiết thị trường và thúc đẩy cạnh tranh,
tức là phải dỡ bỏ những rào cản, quy định không đúng với sản xuất,

thương mại và nền kinh tế thị trường nói chung.
- Thứ năm, tạo lập được một môi trường cạnh tranh để thu hút vốn đầu
tư.
Theo tui 5 giải pháp trên là phù hợp với kinh tế Việt Nam hiện nay.

6


Nhóm 6

Tiểu luận chính trị

+ Tài liệu tham khảo:
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế
giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng
thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người.
Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2011 là 124 tỷ USD[4]. Đây là nền kinh tế
thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài[5].
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống
kinh tế thị trường.Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga,
Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ucraina tuyên bố công nhận Việt Nam có
nền kinh tế thị trường đầy đủ. Từ năm 1976, do chỉ một đảng lãnh đạo đất
nước, sự thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ai
lãnh đạo và các chính sách của Đảng Cộng sản và Chính phủ đưa ra.
Theo dự báo của PwC được thực hiện đầu năm 2008 thì vào năm 2025,
nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với
PPP đạt hơn 850 tỉ USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng
vào top 20 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao
nhất trong các nền kinh tế mới nổi và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế
Vương quốc Anh vào năm 2050

Chủ trương của Đảng ta về Hội nhập Kinh tế Quốc tế trong giai đoạn
mới
Xác định tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) cho
nên Đảng ta ngay từ Đại hội VI cho đến Đại hội VIII luôn luôn khẳng định
đường lối, chủ trương HNKTQT trong Nghị quyết của đại hội; tại Đại hội IX
(2001) đảng ta khẳng định “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Cụ thể hoá chủ trương này bằng Nghị
quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra những định hướng lớn cho
HNKTQT trong suốt 10 năm qua; Đại hội X của Đảng nêu rõ chủ trương
“chủ động và tích cực HNKTQT, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các
lĩnh vực khác”. Cụ thể hoá chủ trương này, BCH Trung ương đã ban hành
Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh
tế phát triển nhanh và bền vững khi nước ta trở thành thành viên WTO; Đại
hội XI của Đảng đã đề ra chủ trương về hội nhập quốc tế là “tăng cường hợp
tác quốc tế, tạo môi trường hoà bình, ổn định và tranh thủ mọi nguồn lực từ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
B Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh" Luận văn Kinh tế 0
C Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp theo quan điểm ISO 14000 tại Phân Xưởng Vận Tải Công Ty Cơ Điện Thủ Đứ Khoa học Tự nhiên 0
C Một số đIểm cơ bản về hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước của nước ta Luận văn Kinh tế 2
I Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học ở nướ Luận văn Sư phạm 0
D Những quan điểm cơ bản của C.Mác, F.ĂngGhen, V.I.Lê Nin, Hồ Chí Minh và Đảng ta về giai cấp và liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH Luận văn Sư phạm 3
N Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgic học Kinh tế chính trị 0
T Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể Luận văn Sư phạm 0
O Biện pháp hướng dẫn học sinh học chương I, IV Sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top