Shet

New Member
Download miễn phí Đồ án Công nghệ xử lý nước cấp cho sông Đồng Nai


TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI
1.1. Lưu vực sông Đồng Nai
1.1.1.Vị trí địa lý
- Sông Đồng Nai là con sông lớn đứng thứ hai sau sông Cửu Long ở vùng Đông Nam Bộ với lưu vực rộng khoảng 44.612 km2.
- Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Long An và Tiền Giang.
- Các sông chính trong lưu vực: Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ, Thị Vải và Sông Bé.
- Sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi Phía Bắc thuộc cao nguyên Lang Biang (Nam Trường Sơn) ở độ cao 1.770m với nhiều đồi, thung lũng và sườn núi.
- Hướng chảy chính của sông Đồng Nai là Đông Bắc – Tây Nam và Bắc – Nam.
- Sông Đồng Nai gồm nhiều nhánh sông và chảy qua nhiều thác ghềnh, thác cuối cùng nổi tiếng là thác Trị An. Nơi đây có hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, đó là hồ Trị An, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Ở thượng lưu thác Trị An được sự phối hợp của các nhánh lớn sông La Ngà, với diện tích lưu vực là 4.100km2, còn ở hạ lưu thì được sự phối hợp của các nhánh sông Sông Bé với diện tích lưu vực 8.200km2. Lưu vực này đa số là đất phì nhiêu, màu mở do sự phân hóa cao của đá bazan.
- Về Phía Tây thì sông Đồng Nai được sự hợp tác của sông Sài Gòn. Từ thượng nguồn đến hợp lưu với sông Sài Gòn, dòng sông chính dài khoảng 530km. Và tiếp đó đến sông Nhà Bè với khoảng cách 34km.
- Toàn bộ chiều dài từ sông Sài Gòn đến cửa Soài Rạp (huyện Cần Giờ) khoảng 586 km, diện tích lưu vực đến Ngã Ba Lòng Tàu là 29.520km2.
- Chảy theo hướng Bắc – Nam thì sông Đồng Nai ôm lấy Cù Lao Tân Uyên và Cù Lao Phố (Biên Hoà).
1.1.2. Đặc điểm nguồn nước sông Đồng Nai
Trong quá trình phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai đã và đang tiếp tục đối mặt với vấn đề ô nhiễm các nguồn nước với xu hướng ngày một gia tăng, đặc biệt là ở khu vực hạ lưu của hệ thống sông này. Không chỉ dừng lại ở vấn đề nổi cộm là việc thải bỏ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp với số lượng lớn, tải lượng ô nhiễm cao vào nguồn nước, môi trường nước của hệ thống sông Đồng Nai còn bị tác động mạnh bởi việc khai thác sử dụng đất trên lưu vực; bởi việc phát triển thủy điện – thủy lợi với sự hình thành hệ thống các hồ chứa, đập dâng và việc vận hành hệ thống này; bởi các hoạt động nông nghiệp trên lưu vực với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; bởi việc khai thác tài nguyên khoáng sản; bởi việc quản lý yếu kém các bãi rác…, và vấn đề phát triển giao thông vận tải thủy vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự cố môi trường. Thậm chí ngay cả vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông và phát triển công nghiệp cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước.
1.1.3. Tầm quan trọng
Hệ thống sông Đồng Nai giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của 11 tỉnh, thành phố có liên quan đến lưu vực. Hệ thống này vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và hầu hết các hoạt động kinh tế trên lưu vực nhưng đồng thời cũng vừa là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải trên lưu vực; vừa là điều kiện để khai thác mặt nước cho nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải thủy, du lịch,.. nhưng đồng thời cũng là môi trường tiếp nhận các chất thải dư thừa và sự cố môi trường từ chính các hoạt động đó; vừa là điều kiện để khai thác cát cho xây dựng nhưng vừa là nơi tiếp nhận trực tiếp các hậu quả môi trường do khai thác cát quá mức; vừa là điều kiện để chống xâm nhập mặn nhưng cũng vừa là yếu tố thúc đẩy sự lan truyền mặn vào sâu trong nội đồng. Có thể nói rằng, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang diễn ra những mâu thuẩn hết sức gay gắt giữa các mục tiêu khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển kinh tế – xã hội hiện tại với các mục tiêu quản lý, bảo vệ nguồn nước để sử dụng lâu bền. Mâu thuẫn này đang có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng hơn trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên lưu vực.
Chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp vốn là chức năng quan trọng hàng đầu của hệ thống sông Đồng Nai, hiện đang bị đe dọa trực tiếp bởi các hoạt động của chính các khu đô thị và khu công nghiệp trên lưu vực, bởi các chất thải đang được đổ hầu như trực tiếp vào nguồn nước.
1.2. Tầm quan trọng của nước cấp
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Không có nước, cuộc sống trên Trái đất không thể tồn tại được. Lượng nước này thông qua con đường thức ăn, nước uống đi vào cơ thể để thực hiện các quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, sau đó theo con đường bài tiết (nước giải, mồ hôi,..) thải ra ngoài.
Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm dần. Vì thế, con người phải biết xử lý các nguồn nước cấp để có được đủ số lượng và đảm bảo đạt chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI 2
1.1. Lưu vực sông Đồng Nai 2
1.1.1.Vị trí địa lý 2
1.1.2. Đặc điểm nguồn nước sông Đồng Nai 2
1.1.3. Tầm quan trọng 3
1.2. Tầm quan trọng của nước cấp 4
1.3. Các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước và tiêu chuẩn chất lượng nước 5
Chương 2 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 8
2.1. Mục đích của quá trình xử lý nước 8
2.2. Một số dây chuyền công nghệ xử lý 8
2.2.1. Cấp nước trực tiếp sau khi khử trùng 8
2.2.2. Xử lý nước bằng lọc chậm 9
2.2.3. Lọc trực tiếp 9
2.2.4. Dây chuyền công nghệ xử lý nước truyền thống 10
2.3. Lựa chọn công nghệ xử lý cho sông Đồng Nai 10
2.3.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ 10
2.3.2. Sơ đồ công nghệ 11
2.3.3. Thuyết minh quy trình công nghệ 11
2.4. Lý thuyết tính toán bể Keo tụ - Tạo bông 12
2.4.1. Bể trộn cơ khí 12
2.4.2. Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí 14
Chương 3 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ 17
3.1. Bể trộn cơ khí 17
3.1.1. Nhiệm vụ 17
3.1.2. Tính toán thiết bị 18
3.2. Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí 20
3.2.1. Nhiệm vụ 20
3.2.2. Tính toán thiết bị 21
3.2.3. Tính kiểm tra các chỉ tiêu khuấy trộn cơ bản. 23
3.2.4. Liều lượng phèn nhôm cần thiết 26
3.3. Bể lắng ngang 27
3.3.1.Vùng lắng 27
3.3.2. Ngăn phân phối nước vào bể 28
3.3.3. Ngăn thu nước 29
3.3.4. Vùng chứa cặn và xả cặn ra khỏi bể 29
3.4. Bể lọc 30
3.5. Tính lượng hóa chất Clo khử trùng 33
3.6. Bể chứa nước sạch 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

trinh2438

New Member
Re: [Free] Công nghệ xử lý nước cấp cho sông Đồng Nai

Nhờ AD cho mình xin link download tài liệu này với,mình xin Thank nhiều :)
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Công nghệ xử lý nước cấp cho sông Đồng Nai

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top