lovely_bear199

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ daf xử lý cod, ss và dầu khoáng cho hệ thống xử lý nước thải công ty toyota Lý Thường Kiệt
Sau khi được xử lý sơ bộ nước thải sẽ được xử lý tiếp. Tuỳ theo bản chất của các loại nước thải nhiễm dầu mà có thể áp dụng các công nghệ khác nhau. Nhìn chung người ta thường sử dụng phương pháp xử lý dầu bằng hoá lý và sinh học. Các nguồn nước thải không nhiễm dầu khác có thể được xử lý cùng nước thải nhiễm dầu.
Tóm lại quá trình xử lý dầu hoàn chỉnh có thể chia làm bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn xử lý tách dầu sơ bộ.
Tại giai đoạn xử lý này sẽ loại bỏ các chất lơ lửng:
Dạng hạt rắn lơ lửng trong nước thải (cát, sét, sỏi nhỏ).
Dầu dạng tự do.
Giai đoạn xử lý tách dầu bằng phương pháp hoá lý.
Tại giai đoạn xử lý hoá lý này sẽ loại bỏ các chất ô nhiễm dạng keo:
Chất rắn lơ lửng mịn (bùn).
Dầu ở dạng nhũ tương.
Giai đoạn này gọi là giai đoạn hoá lý bởi vì nó kết hợp sử dụng các tác nhân đông tụ và tách bằng trọng lực của các bông cặn chất rắn lơ lửng và bông dầu.
Giai đoạn xử lý sinh học.
Tại giai đoạn xử lý này sẽ loại bỏ các chất hoà tan có thể phân huỷ sinh học:
Các hợp chất hữu cơ.
Các hợp chất phốtpho, nitơ
Bảng 7: Các Quá Trình Xử Lý Tách Dầu Trong Nước Thải
Phương pháp xử lý
Mô tả
Ưu điểm
Nhược điểm
Tách trọng lực
API, CPI, TPS, PPI
Có khả năng xử lý được chất rắn lơ lửng.
Loại bỏ hiệu quả dầu tự do và dầu phân tán.
Đơn giản và rẻ tiền.
Hiệu quả thấp đối với dầu dạng nhũ.
Không loại được dầu hoà tan.
Chỉ hiệu quả đối với hạt dầu có kích thước trên 20µm.
Tuyển nổi
DAF, IAF
Có khả năng xử lý được chất rắn lơ lửng.
Xử lý hiệu quả dầu phân tán và nhũ tương khi sử dụng hoá chất.
Hiệu quả cao khi nồng độ dầu thay đổi lớn.
Phải xử lý bùn hoá chấtkhi sử dụng hoá chất kết tụ.
Tạo bông hoá chất
Sử dụng giữa quá trình tách trọng lực và tuyển nổi
Có khả năng xử lý tốt khi hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.
Sinh ra bùn hoá chất.
Lọc
Cát, antraxit, đá graphit
Loại bỏ hiệu quả chất rắn lơ lửng.
Áp dụng để tách dầu ở dạng tự do, phân tán hay nhũ tương.
cần rửa ngược lớp vật liệu và sẽ dẫn đến các vấn đề xử lý khác.
Keo tụ
Môi trường tách dạng sợi, PVC
Hiệu quả đối với tất cả các thành phần dầu ngoại trừ dầu hoà tan.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao sẽ gây ra thối rữa.
cần xử lý sơ bộ tốt.
cần có các công trình xử lý phụ trợ
Màng thấm
Bùn hoạt tính, RBS
Tách được dầu hoà tan ở qui mô phòng thí nghiệm.
Tốc độ dòng thấp.
Thối rữa màng lọc.
Quy mô nhỏ.
Cần xử lý sơ bộ tốt.
Xử lý sinh học
Sử dụng than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ
Tách dầu hoà tan hiệu quả cao.
Cần xử lý sơ bộ tốt để giảm nồng độ dầu xuống dưới 40 ppm.
Than hoạt tính
Tách hiệu quả tất cả các dạng dầu trong nước thải.
cần xử lý sơ bộ tốt.
Chi phí xử lý cao.
Than cần tái sinh hay thay thế.
Xử lý quy mô nhỏ.
CHƯƠNG 4:
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG KEO TỤ VÀ CHẤT KEO TỤ POLY AMUNIUM CHLORIDE (PAC)
4.1 HỆ KEO VÀ HIỆN TƯỢNG KEO TỤ
Các chất keo tụ thường được dùng để phá vỡ độ bền của hệ keo, loại bỏ huyền phù, hỗ trợ đắc lực cho quá trình xử lý nước bằng phương pháp lắng, lọc.
4.1.1 Chất phân tán trong môi trường nước
Một chất rắn (chất phân tán) tùy theo kích thước của nó khi tồn tại trong nước (môi trường phân tán) có thể tạo thành các dạng : dung dịch thực (d≤10-7cm), trạng thái keo (d10-7 – 10-4 cm) và huyền phù (d10-4cm). Trong môi trường nước các chất huyền phù lơ lửng có nguồn gốc vô cơ (cát, đất sét, bùn phù sa), hữu cơ (sản phẩm của sự phân hủy động thực vật), hay sinh vật (vi khuẩn, thực vật nổi, tảo,) các chất này tạo nên độ đục và tạo màu của nước. Dung dịch thật là hệ có độ phân tán cao nhất và có thể xem là một pha đồng nhất, vì lúc đó chất phân tán tồn tại riêng rẽ ở kích thước phân tử hay ion. Độ phân tán của hệ keo thấp hơn dung dịch thật vì bằng phương pháp quang học có thể phân biệt rõ ràng giữa chất phân tán và môi trường. Do đó, hệ keo còn được coi là hệ vi dị thể. Hệ huyền phù có độ phân tán thấp nhất, chất phân tán của hệ huyền phù có thể thấy được bằng mắt thường. Yếu tốâ quan trọng nhất của hệ phân tán trong môi trường nước là sự tương tác giữa chất phân tán với môi trường phân tán và các chất tan, từ đó kéo theo các hiện tượng hấp phụ, trao đổi ion, sự tạo thành lớp điện tích kép, lớp khuếch tán,
4.1.2 Hệ keo – cấu tạo và tính chất
Hạt keo bao gồm một nhân thường có cấu tạo tinh thể và vỏ (lớp điện tích bao xung quanh). Phần nhân chính là các chất phân tán có diện tích bề mặt lớn, được tích điện. Sự hình thành điện tích trên bề mặt là do các nguyên nhân :
Phản ứng hóa học trên bề mặt chất rắn (điện tích phụ thuộc rất nhiều vào pH của môi trường, thường tích điện âm ở vùng pH cao và tích điện dương ở vùng pH thấp).
Khiếm khuyết về cấu trúc của bề mặt và sự thay thế đồng hình.
Hấp phụ các cấu tử kỵ nước hay các ion chất hoạt động bề mặt (điện tích bề mặt phụ thuộc vào điện tích của chất bị hấp phụ).
Điện tích bề mặt hình thành không thể tồn tại độc lập mà sẽ bị trung hòa bởi lớp điện tích trái dấu ở phía ngoài, hình thành lớp điện tích kép. Do các phân tử dung môi cũng như chất phân tán chuyển động không ngừng cho nên lớp điện tích kép luôn bị biến dạng không ổn định tạo thành lớp khuếch tán. Lớp khuếch tán hình thành là do cân bằng tạm thời giữa lực tương tác tĩnh điện và chuyển động nhiệt của phân tử. Hệ keo luôn trung hòa về mặt điện tích, nghĩa là tổng số điện tích của lớp khuếch tán và điện tích bề mặt bằng không. Tùy theo điện tích bề mặt của nhân hạt keo, ta có keo âm và keo dương.
Hệ keo có tính chất điện: khi áp điện trường vào dung dịch keo, các hạt keo tích điện âm sẽ di chuyển về cực dương và hạt keo tích điện dương sẽ dịch chuyển về cực âm. Đây là hiện tượng điện di - hiện tượng dịch chuyển tương đối của các hạt mang điện so với pha tĩnh là dung môi. Ta có đồng thời sự dịch chuyển của dung môi so với hạt tích điện, đây là hiện tượng điện thẩm thấu. Hiệu điện thế gây ra hiện tượng điện di gọi là thế điện động (electro kinetich potential) hay thế năng zeta . Vì vậy khi mỗi một va chạm của các hạt keo đều dẫn đến sự liên kết các hạt, nghĩa là rất hiệu quả đối với quá trình keo tụ, người ta nói rằng, đó là sự keo tụ nhanh còn ngược lại là keo tụ chậm.
4.1.3 Độ bền của hệ keo và hiện tượng keo tụ
Hệ keo bền là do điện tích bề mặt và lớp vỏ hydrat cùng vơi các chất hấp phụ trên bề mặt ngăn cản không cho các hạt keo tiến lại gần nhau. Độ bền của hệ keo là đại lượng thể hiện khả năng giữ nguyên trạng thái phân tán của hệ (mật độ và độ lớn của hạt keo) theo thời gian. Độ bền của hệ keo phụ thuộc vào bản chất của hạt keo, tính chất tương tác của nó với môi trường nước .
Khái niệm về hiện tượng keo tụ:
Keo tụ : là một hiện tượng làm mất sự ổn định của các hệ huyền phù dạng keo “ổn định” để cuối cùng tạo ra các cụm hạt khi có sự tiếp xúc giữa các hạt.
Hay nói khác đi keo tụ là một phương cách làm biến mất hay làm giảm điện tích bề mặt hạt keo.
Một khái niệm khác:
Keo tụ (coagulation) : là hiện tượng các hạt keo nhỏ tập hợp lại với nhau tạo thành hạt lớn hơn dễ lắng. Có nhiều cơ chế khác nhau dẫn đến hiện tượng keo tụ nhưng có thể chia làm hai giai đoạn chính là khử tính bền của hệ keo và tạo ra liên kết giữa chúng. Để khử được tính bền của hệ keo người ta quy về bốn cơ chế sau :
Nén ép làm giảm độ dày lớp điện tích kép.
Hấp phụ và trung hòa điện tích.
Lôi cuốn, quét cùng với chất kết tủa.
Hấp phụ và tạo cầu liên kết giữa các hạt keo.
Sự keo tụ bao gồm 2 giai đoạn:
Keo tụ ẩn : bằng mắt thường, quan sát vẻ bên ngoài người ta không thể nhận biết bất cứ một biến đổi nào, mặc dầu trong thực tế các hạt keo đã chập lại với nhau thành các tập hợp hạt lớn hơn.
Keo tụ rõ : là giai đoạn thấy rõ sự biến đổi màu sắc, vẻ ánh quang (opalescence), rồi chuyển đến trạng thái đục mờ và cuối cùng tạo kết tủa hay tạo ra dạng gel (thạch).
Đối với một dung dịch keo, giai đoạn keo tụ ẩn sẽ nhanh chóng chuyển thành giai đoạn keo tụ rõ. Trong các dung dịch cao phân tử, giai đoạn keo tụ ẩn xảy ra rất dài và có thể không chuyển sang giai đoạn keo tụ rõ.
Có thể gây ra keo tụ một dung dịch keo bằng cách thay đổi nhiệt độ, khuấy trộn, ly tâm siêu tốc, tăng nồng độ pha phân tán, thêm vào hệ keo các chất phụ gia khác nhau, đặc biệt là thêm chất điện ly,
Tăng nhiệt độ, khuấy trộn, tăng nồng độ, làm cho các hạt keo sát lại gần nhau hơn, do đó làm tăng khả năng tập hợp, nghĩa là làm giảm độ bền tập hợp của hệ keo. Tuy nhiên, trong đại đa số trường hợp các tác động kể trên là không đáng kể. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự keo tụ là tác động của chất điện ly.
Có nhiều hiện tượng keo tụ như : keo tụ vùng, keo tụ bằng hỗn hợp chất điện ly (hiện tượng cộng tính, keo tụ hỗ trợ, keo tụ cản trở), tự keo tụ và sự keo tụ tương hỗ giữa hai keo.
Đối với hiện tượng keo tụ tương hỗ thường được gặp nhiều trong thực tế, như đánh phèn làm trong nước là keo tụ tương hỗ giữa keo dương (phèn) và keo âm (các hạt ...

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU2

1.1 Mục tiêu đề tài2

1.2 Địa điểm thực hiện đề tài2

1.3 Phạm vi đề tài2

1.4 Nội dung nghiên cứu3

1.5 Phương pháp nghiên cứu3

1.5.1 Phương pháp luận3

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOYOTA LÝ THƯỜNG KIỆT5

2.1 Giới thiệu5

2.2 Sơ đồ tổ chức5

2.3 Sản phẩm và dịch vụ6

2.3.1 Sản phẩm6

2.3.2 Dịch vụ6

2.4 Nguồn gốc và thành phần chất thải Công ty6

2.4.1 Rác thải6

2.4.2 Nước thải8

2.4.3 Không khí9

2.4.4 Tiếng ồn11

2.5 Tác động môi trường11

2.5.1 Phát thải vào nước11

2.5.2 Phát thải vào không khí12

2.5.3 Tiếng ồn13

2.6 Hệ thống quản lý môi trường13

2.6.1 Chính sách môi trường13

2.6.2 Cam kết môi trường14

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY TOYOTA LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU15

3.1 Nguồn gốc15

3.2 Thành phần và tính chất15

3.2.1 Thành phần nước thải15

3.2.2 Tính chất16

3.3 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Công ty17

3.3.1 Chu trình xử lý nước thải17

3.3.2 Thiết bị vận hành của hệ thống xử lý nước thải19

3.4 Tổng quan nước thải chứa dầu20

3.4.1 Trạng thái của dầu trong nước thải20

3.4.2 Các giai đoạn của một quá trình xử lý hoàn chỉnh21

CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG KEO TỤ VÀ CHẤT KEO TỤ POLY AMUNIUM CHLORIDE (PAC)24

4.1 Hệ keo tụ và hiện tượng keo tụ24

4.1.1 Chất phân tán trong môi trường nước.24

4.1.2 Hệ keo – cấu tạo và tính chất25

4.1.3 Độ bền của hệ keo và hiện tượng keo tụ26

4.1.4. Phá bền của các huyền phù keo27

4.1.5 Sự cần thiết của các chất keo tụ28

4.1.6 Các biện pháp khoa học dùng để keo tụ29

4.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ30

4.2 Tổng quan về chất keo tụ PAC32

4.2.1 Giới thiệu32

4.2.2 Đặc điểm và tính chất33

4.2.3 Sản phẩm PAC của Viện công nghệ hoá học33

4.2.4 Nguyên lý công nghệ sản xuất PAC34

4.2.5 Đặc điểm và tính ưu việt35

4.2.6 Một số ứng dụng PAC trong xử lý nước35

CHƯƠNG 5. TỔNG QUAN VỀ CÔNG GHỆ TUYỂN NỔI BẰNG KHÍ HOÀ TAN (DAF)37

5.1 Giới thiệu37

5.2 Mô tả hệ thống39

5.3 Nguyên lý hoạt động41

5.4 Các thông số vận hành43

5.4.1 Giới thiệu43

5.4.2 Các thông số vận hành44

5.5 Ứng dụng công nghệ DAF xử lý nước thải nhiễm dầu45



CHƯƠNG 6. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.47

6.1 Hệ thống thực nghiệm47

6.1.1 Giới thiệu47

6.1.2 Thiết bị thực nghiệm49

6.2 Phương pháp phân tích và các chỉ tiêu hoá học49

6.2.1 Địa điểm lấy mẫu49

6.2.2 Kỹ thuật lấy mẫu49

6.2.3 công cụ và thiết bị thí nghiệm50

6.2.4 Phương pháp phân tích50

6.2.4.1 Phân tích chỉ tiêu COD50

6.2.4.2 Phân tích chỉ tiêu SS52

6.2.4.3 Phân tích hàm lượng dầu khoáng53

6.3 Phương pháp xác định nồng độ PAC tối ưu54

6.3.1 Giới thiệu54

6.3.2 Phương pháp nghiên cứu54

6.4 Phương pháp điều chỉnh áp54
6.4.1 Giới thiệu54
6.4.2 Phương pháp điều chỉnh54
CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN55
7.1 Kết quả khi thay đổi nồng độ PAC55
7.1 Kết quả khi điều chỉnh áp63
CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ71
8.1 Kết luận71
8.2 Kiến nghị72DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

• DAF: Dissolved Air Flotation
• PAC: Poly Amunium Chloride
• COD: Chemical Oxygen Demand
• SS: Suspended Solid
• ISO: International Standard Oganization
• TSM: Toyota Service Marketing
• TCVN: Tiêu Chuẩn Việt Nam
• KHKT – BHLĐ: Khoa Học Kỹ Thuật – Bảo Hộ Lao Động
• A/S: Air/ Solid
• ATM: Air Tube Mixing
• TS: Total Solid
• DD: Dung dịch

DANH MỤC BẢNG

• Bảng 1 : Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Không Khí Khu Vực Xung Quanh
• Bảng 2: Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Không Khí Khu Vực Sản Xuất
• Bảng 3: Kết Quả Đo Nồng Độ Khí Thải Tại Nguồn Thải
• Bảng 4: Kết Quả Đo Vi Khí Hậu, Độ Ồn Khu Vực Xung Quanh
• Bảng 5: Kết Quả Đo Vi Khí Hậu, Độ Ồn Khu Vực Sản Xuất
• Bảng 6: Thành Phần Nước Thải Của Công Ty
• Bảng 7: Các Quá Trình Xử Lý Tách Dầu Trong Nước Thải
• Bảng 8 : Các Loại Hạt Có Mặt Trong Môi Trường Nước
• Bảng 9 : Thứ Tự Thay Đổi Nồng Độ PAC
• Bảng 10 : Kết Quả Xử Lý COD Sau Khi Thay Đổi Nồng Độ PAC
• Bảng11 : Kết Quả Xử Lý SS Sau Khi Thay Đổi Nồng Độ PAC
• Bảng 12 : Kết Quả Xử Lý Dầu Khoáng Sau Khi Thay Đổi Nồng Độ PAC
• Bảng 13 : Thứ Tự Thay Điều Chỉnh Aùp Suất
• Bảng 14 : Kết Quả Xử Lý COD Sau Khi Điều Chỉnh Aùp Suất
• Bảng 15 : Kết Quả Xử Lý SS Sau Khi Điều Chỉnh Aùp Suất
• Bảng 16 : Kết Quả Xử Lý Dầu Khoáng Sau Khi Điều Chỉnh Aùp Suất


DANH MỤC HÌNH



• Hình 1: Cơ Cấu Tổ Chức Chung Của Một Đại Lý Thuộc Toyota Việt Nam
• Hình 2: Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Tại Công Ty
• Hình 3 : Quy Trình Điều Chế PAC
• Hình 4: Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống DAF
DANH MỤC ĐỒ THỊ


• Đồ thị 1: Biểu Diễn Nồng Độ COD Trước Và Sau Xử Lý Theo Nồng Độ PAC
• Đồ thị 2: Biểu Diễn Hiệu Suất Xử Lý COD Theo Nồng Độ PAC
• Đồ thị 3: Biểu Diễn Hàm Lượng SS Trước Và Sau Xử Lý Theo Nồng Độ PAC
• Đồ thị 4: Biểu Diễn Hiệu Suất Xử Lý SS Theo Nồng Độ PAC
• Đồ thị 5: Biểu Diễn Hàm Lượng Dầu, Mỡ Khoáng Trước Và Sau Xử Lý
Theo Nồng Độ PAC

• Đồ thị 6: Biểu Diễn Hiệu Suất Xử Lý Dầu Mỡ Khoáng Theo Nồng Độ PAC
• Đồ thị 7: Biểu Diễn Hàm Lượng COD Trước Và Sau Xử Lý
Khi Điều Chỉnh Aùp Suất

• Đồ thị 8: Biểu Diễn Hiệu Suất Xử Lý COD Khi Điều Chỉnh Aùp Suất
• Đồ thị 9: Biểu Diễn Hàm Lượng SS Trước Và Sau Khi Xử Lý
Khi Điều Chỉnh Aùp Suất

• Đồ thị 10: Biểu Diễn Hiệu Suất Xử Lý Ss Khi Điều Chỉnh Aùp Suất
• Đồ thị 11: Biểu Diễn Hàm Lượng Dầu Mỡ Khoáng Trước Và Sau Xử Lý
Khi Điều Chỉnh Aùp Suất

• Đồ thị 12: Biểu Diễn Hiệu Suất Xử Lý Dầu, Mỡ Khoáng Khi Điều Chỉnh Aùp Suất
CHƯƠNG 7:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu thay đổi nồng độ PAC tối ưu và giai đoạn kế tiếp là điều chỉnh áp suất trên nồng độ tối ưu vừa tìm được. Mục đích cuối cùng là tìm ra hiệu suất xử lý cao nhất cho hệ thống.

7.1. Kết quả khi thay đổi nồng độ PAC.

Các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm thường không thể tự lắng được mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dụng biện pháp xử lý hoá lý, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và dính kết các hạt lơ lửng trong nước, tạo thành các bông cặn có trọng lượng đáng kể để dễ dàng lắng xuống.

Sở dĩ các hạt keo có thể dính lại với hau tạo thành các bông cặn lớn là do sự hấp phụ các phân tử keo tụ trên một số hạt mang cầu nối polymer giữa chúng. Các hạt keo được tích điện âm sẽ thúc đẩy quá trình keo tụ với các hydroxit nhôm nhờ đó làm tăng vận tốc lắng và tăng hiệu quả lắng trong lên.

Trong nghiên cứu này chất keo tụ PAC được lựa chọn vì so với các chất keo tụ khác thì PAC ít làm thay đổi pH của nước, tốc độ keo tụ nhanh và lượng bùn tạo ra ít hơn so với các chất keo tụ khác.

Nồng độ PAC được thay đổi dựa vào tài liệu vận hành của Th.S Lê Công Nhất Phương là 50 – 100 g/m3 và khảo sát tại hệ thống thực nghiệm hiện tại là 63 g/m3.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:

ken365

New Member
xin file hoàn chỉnh để làm đồ án! Thank ạ!
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu, Chế Tạo Carbon Cellulose Aerogel Từ Hỗn Hợp Sợi Lá Dứa Và Sợi Cotton Ứng Dụng Trong Hấp Phụ Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu về mạng Nơron tích chập và ứng dụng cho bài toán nhận dạng biển số xe Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng tro bay làm chất độn gia cường cho vật liệu cao su và cao su blend Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top