Eus

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Phân tích hoạt động phân phối các sản phẩm bia Halida và Carlsberg của công ty phân phối IBD



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I.THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG BIA TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI 3
I. Thực trạng thị trường Bia tại Việt Nam 3
1. Qui mô cơ cấu thị trường 3
2. Tình hình cung cấp bia trên thị trường. 4
II. Dự báo về thị Bia ở Việt Nam trong thời gian tới 5
1. Nhu cầu thị trường 5
2. Mối đe doạ của các đối thủ cạnh tranh 9
Chương II. THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BIA HALIDA VÀ CARLSBERG CỦA CÔNG TY PHÂN PHỐI IBD 11
I. Giới thiệu chung về công ty 11
1. Quá trình hình thành và phát triển 11
2. Chức năng, nhiệm vụ 12
2.1 Về tầm nhìn: Công ty hoạt động vì mục tiêu: 12
2.2 . Những giá trị then chốt mà công ty đưa ra là : 12
2.3 . Nhiệm vụ: “Là một nhà cung cấp bia không ngừng lớn mạnh ở Việt Nam, Chúng tui tạo ra giá trị và niềm vui cho khách hàng” 13
3. Cơ cấu tổ chức 13
3.1 Về nhân sự 13
3.1.1 Số lượng lao động 13
3.1.2 Trình độ lao động 13
3.1.3 Công tác tiền lương, khen thưởng và các chế độ lao động khác 14
3.2 Về tài chính 14
II. Hoạt động sản xuất kinh doanh 17
1. Sản phẩm kinh doanh 17
2. Kết quả hoạt động kinh doanh 18
III. Hoạt động marketing khác của công ty 19
1. Chính sách giá 19
2. Xúc tiến hỗn hợp 20
IV.Phân tích, đánh giá về thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm Bia Halida và Carlsberg của công ty IBD 21
1. Thực trạng tổ chức kênh phân phối tại công ty 21
1.1 Cấu trúc kênh phân phối 21
1.2 Cách thức tìm kiếm, lựa chọn thành viên kênh phân phối 22
2. Chính sách quản lý các thành viên kênh 23
2.1 Mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh 23
2.2 Quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối 24
3. Những kết luận chung rút ra từ việc phân tích đánh giá về hệ thống kênh phân phối các sản phẩm của công ty IBD 25
3.1 Những thành công 25
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 26
Chương III. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM BIA HALIDA VÀ CARLSBERG CỦA CÔNG TY IBD 28
I. Phân tích SWOT và những định hướng chiến lược về hoàn thiện kênh phân phối các sản phẩm bia Halida và Carlsberg của công ty IBD 28
1.Phân tích SWOT 28
2. Định hướng chiến lược 36
2.1 Chiến lược marketing-mix 36
2.1.1 Sản phẩm 37
2.1.2 Chính sách giá 40
2.1.3 Chính sách phân phối: sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở mục 2.4 của phần này. 44
2.1.4 Chính sách xúc tiến (Promotion): 44
2.4 Chiến lược kênh phân phối 47
II. Các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm sản phẩm của công ty IBD 52
1. Điều chỉnh cấu trúc kênh phân phối 52
2.Nâng cao khả năng quản lý, tạo mối liên kết giữa các thành viên trong kênh phân phối 53
3.Thực hiện thường xuyên các chương trình khuyến khích thành viên kênh 54
4.Thay đổi cách thức tìm kiếm, lựa chọn thành viên kênh 54
5.Một số kiến nghị khác nhằm hỗ trợ hoạt động hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 55

Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thị trường và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ thì việc tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên khác biệt hóa sản phẩm hay giá cả ở các mặt hàng tiêu dung không còn dễ dàng như trước đây. Các doanh nghiệp đang dần chuyển sang kênh phân phối như là một công cụ để cạnh tranh hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay bởi những ưu điểm của nó trong việc tiêu thụ sản phẩm. Con gnười ngày càng có nhiều sự lựa chọn hàng hóa tiêu dung, vì vậy việc các kênh phân phối hoạt động có hoệi quả sẽ giúp cho hàng hóa được tiêu thụ một cách nhanh chóng.
Việt Nam gia nhập WTO là một bước tiến lớn cho sự phát triển kinh tế nước nhà đồng thời cũng là cơ hội thuận lợi để phát triển hệ thống phân phối sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thuậnn lợi đó các nhà phân phối Việt Nam cũng sẽ gặp phải không ít các khó khăn khi các nhà phân phối lớn trên thế giới vào thị trường Việt Nam. Do vậy việc hoàn thiện hệ thống phân phối của các công ty phân phối Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết nếu các công ty phân phối muốn tiếp tục tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Được thành lập năm 2003, công ty liên Doanh IBD được tách ra từ phòng Marketing của nhà máy bia Đông Nam Á đã cho thấy tầm nhìn chiến lược phân phối sản phẩm của những nhà lãnh đạo nhà máy bia Đông Nam Á, bởi khi có một công ty riêng chuyên phụ trách phân phối sản phẩm thì tính chuyên môn hóa cao hơn rất nhiều lần. Nhà máy bia sẽ có điều kiện tập trung hơn vào việc phát triển sản phầm mà không phải lo nghĩ đến việc tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, công ty liên doanh IBD sẽ chuyên tâm nhiều hơn cho việc tiêu thụ sản phẩm, trong đó thiết lập một hệ thống kênh phân lớn mạnh là ưu tiên hàng đầu. Với 2 sản phẩm chính đó là Bia Halida và Carlsberg…Sau 4 tháng thực tập tại công ty IBD, với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú làm việc tại công ty, em đã có những hiểu bíết nhất định về hệ thống phân phối các sản phẩm Halida và Carlsberg của công ty và đưa ra những nhận xét, đánh giá về hệ thống kênh phân phối của công ty cũng như đưa ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty nhằm biến kênh phân phối thành công cụ thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến cũng như khai thác được thị trường Bia Việt Nam rất tiềm năng, từng bước tạo dựng lợi thế cạnh tranh hiệu quả nhất của IBD so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bia Việt Nam. Tất cả được thể hiện ở phần nội dung chính của bản báo cáo chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM BIA HALIDA VÀ CARLSBERG CỦA CÔNG TY PHÂN PHỐI IBD”
Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn về kênh phân phối sản phẩm
Phạm vi nghiên cứu
Công ty phân phối IBD và hệ thống phân phối trên thị trường
Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thị trường sản phẩm Bia Việt Nam
- Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty IBD. Đánh giá hoạt động phân phối sản phẩm bia Halida và Carlsberg
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Bia Halida và Carlsberg của Công ty IBD
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đánh giá
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp tư duy logic
KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ


Chương I.THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG BIA TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI
I. Thực trạng thị trường Bia tại Việt Nam
1. Qui mô cơ cấu thị trường
Thị trường Việt Nam là một thị trường đầy sức hấp dẫn, với hơn 80 triệu dân. Trong thời gian từ năm 2004 đến 2007, tỷ lệ gia tăng dân số và thu nhập bình quân tăng nhanh, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã. Mặt khác, cơ cấu dân cư cũng thay đổi, xuất hiện nhiều tầng lớp người có thu nhập cao nên nhu cầu của họ ngày càng phong phú và đa dạng hơn, không chỉ đơn giản về chất lượng mà còn về chủng loại, nhãn hiệu và các dịch vụ đi kèm . Điều này làm cho nhu cầu về bia ở nước ta tăng lên đáng kể về quy mô và cơ cấu, cơ hội cho các nhà sản xuất trong ngành bia là rất lớn. Nếu các công ty có các chính sách kích thích hiệu quả chắc chắn quy mô thị trường còn phát triển hơn.
Hiện nay, đối với các tầng lớp tiêu dùng mang tính chất sang trọng, sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường này vẫn chủ yếu diễn ra giữa các nhãn hiệu Heineken, Sanmingel, Carlberg, ... Cãc hãng này thường xuyên sử dụng các chiến dịch quảng cáo một cách rầm rộ với chi phí tương đối cao. Một đặc điểm nổi bật đối với sản phẩm của các hãng này là thị trường mục tiêu chủ yếu hướng vào các nhà hàng, khách sạn, quán bar... cao cấp.
Đối với người tiêu dùng bình dân, sản phẩm được họ ưa chuộng vẫn là bia Hà Nội và Halida. Giá cả hợp lý, kênh phân phối hiệu quả là các công cụ cạnh tranh đắc lực của sản phẩm này.
Đối tượng khách hàng đối với mặt hàng bia chủ yếu là thanh niên, nam giới. Một điều đáng chú ý phần lớn người dân đều uống bia hơi, họ chỉ uống bia chai và bia lon và các dịp lễ tết, những ngày đặc biệt trong năm hay tiếp đãi bạn bè tại nhà hàng hay tại nhà.
Khác với thị trường các nước phương Tây, ở Việt Nam bia lon được coi sang trọng hơn bia chai. Chính vì vậy, 70% sản lượng của các nhà máy bia chủ yếu bia lon và 30% tập trung vào bia chai. Hơn nữa, số lượng bia tiêu thụ trong năm có sự thay đổi theo mùa. Số lượng bia tiêu thụ phát triển nhất vào các dịp lễ tết, các tháng mùa hè, giảm dần vào mùa đông. Đây là đặc điểm riêng của thị trường phía Bắc nước ta.
2. Tình hình cung cấp bia trên thị trường.
Ngành sản xuất bia, nước giải khát là một trong các ngành đem lại lợi nhuận tương đối cao, có thời gian quay vòng vốn nhanh. Do đó có rất nhiều cơ sở trong nước, những nhà máy liên doanh với nước ngoài để tạo ra nguồn vốn, công nghệ máy móc hiện đại... nhằm sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm bia cao cấp để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Trên thị trường bia hiện nay, đã có hơn 40 nhãn hiệu bia xuất hiện do vậy cuộc chiến tranh giành thị trường của các hãng diễn ra ngày càng sôi động. Các doanh nghiệp sản xuất bia ngoài việc phải cạnh tranh với các loại bia ngoại nhập, họ còn phải đối phó với các loại bia không nhãn mác, chất lượng kém, các loại bia nhái nhãn mác bia nổi tiếng đang lưu hành trên thị trường. Tuy thế, sự thua cuộc của các hãng là rất ít vì số lượng bia tăng lên đáng kể nhưng hiện vẫn không đủ cung cấp cho người tiêu dùng.
Dưới đây là thị phần của các hãng bia lớn trên thị trường Việt nam
Bảng1 : Khối lượng và thị phần của thị trường bia Việt Nam năm 2006
Nhóm Khối lượng
(HL) Thị phần
(%)
1. Công ty bia Sài Gòn (SABECO)
(Bia Đỏ Sài Gòn, 333…) 4,640,000 30%
2. Nhà máy bia Hà Nội 3,060,000 19.8%
3. Liên doanh Nhà máy Bia Châu Á Thái Bình Dương ( APB)
( Heineken, Tiger, Foster, ...).
2,400,000
15.5%
4. Liên doanh bia Huế
(Huda, Festival) 850,000 5.5%
5. Nhà máy bia Bến Thành
(Bia Bến Thành) 600,000 3.9%
6. Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á (SEAB)
(Carlsberg, Halida, Bia hơi Việt Hà) 482,000 4.1%
7. Khác ( hầu hết là bia hơi) 3,447,000 22.3%
Tổng 15,479,000 100%
Nguồn: Hiệp hội Bia Việt Nam
II. Dự báo về thị Bia ở Việt Nam trong thời gian tới
1. Nhu cầu thị trường
Trong những năm gần đây nhu cầu về bia ở nước ta nói chung đang tăng lên cả về qui mô lẫn cơ cấu do nhiều nguyên nhân khác nhau
+ Thứ nhất: Bia là loại nước giải khát cao cấp được đông đảo người tiêu dùng ưa thích vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
+ Thứ 2: dân số tăng nhanh, đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng nên họ có xu hướng tiêu dùng bia ngày một cao hơn
.+ Thứ 3: trong những năm gần đây môi trường kinh tế đã có những chuyển biến tích cực tạo đIều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành bia.
+ Thứ 4: môi trường văn hoá- xã hội, sự hội giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hoá trên thế giới đã làm thay đổi cách thức tiêu dùng của khách hàng theo chiều hướng tích cực có lợi cho sự phát triển của ngành sản xuất bia. Bên cạnh đó luật pháp cũng đã có những sửa đổi tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nhu cầu tiêu thụ bia bình quân đầu người ở một số nước trong khu vực:
Việt Nam : 10 lít /năm /người
Trung Quốc : 16lít/năm /người
Thái Lan : 22lít/năm /người
ASEAN : 21lít/năm /người
Đức : 144lít/năm /người
Tiệp : 131lít/năm /người
Trên thị trường bia hiện nay có rất nhiều loại thị hiếu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể phân thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Tập hợp những người thích uống các loại bia có nồng độ nhẹ, dễ uống và uống nhiều không bị say. Đây là những người có tửu lượng kém phần lớn là phụ nữ. Họ đa số tiêu dùng vào những dịp lễ tết hay những buổi liên hoan và hội họp.
Nhóm 2: Tập hợpnhững người thích uống loại bia nặng nhiều cồn. Đây chủ yếu là những người uống được bia và những người nghiện bia. Tuy vậy nhóm khác hàng này không nhiều trên thi trường .
Nhóm 3: Gồm những người thích uống loại bia có vị đậm vừa phải chủ yếu là để giải khát đồng thời kích thích dịch vị tạo nên sự ngon miệng trong các bữa ăn. Đây thực sự là nhóm khách hàng mục tiêu bởi họ thường chiếm số lượng lớn tiêu dùng thường xuyên với khối lượng tương đối lớn.
Ngoài thị hiếu thu nhập của người tiêu dùng liên quan tới tiêu thụ những người có thu nhập cao thường xuyên tiêu dùng những loại bia ngon, tiện lợi trong tiêu dùng. Còn những người có mức thu nhập trung bình thì mặt hàng tiêu dùng chính của họ là bia hơi và bia chai vì chất lượng và giá cả cũng phù hợp hơn. Nhu cầu bia ở thị trường Hà Nội và thị trường cả nước đang tăng với tốc độ khá nhanh.
Một trong những lý do làm cho sản lượng bia tiêu thụ trên thị trường tăng nhanh một cách chóng mặt như vậy đó là vì trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất hiện rất nhiều các nhãn hiệu bia do nhiều hãng trong và ngoài nước sản xuất với những chủng loại, mẫu mã, chất lượng và kiểu dáng khác nhau. Trước kia khi nền kinh tế Việt Nam còn chưa mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài trên thị trường chỉ có bia Hà Nội và Bia Sài Gòn ngự trị. Nhưng trong những năm gần đây với cơ chế kinh tế mở cửa ngày càng xuất hiện nhiều hãng bia nứơc ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta như: Tiger, Heineken, Carlsberg, , … làm cho thị bia nước ta ngày càng sôi động và tăng cả về quy mô lẫn cơ cấu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Phân tích chiến lược công ty bia carlsberg group
 

vodinhnhan1987

New Member
Re: [Free] Phân tích hoạt động phân phối các sản phẩm bia Halida và Carlsberg của công ty phân phối IBD

Bạn cho mình xin tài liệu bài nhà nhé "Chuyên đề Phân tích hoạt động phân phối các sản phẩm bia Halida và Carlsberg của công ty phân phối IBD"
Mail của mình là: [email protected]
Thanks bạn nhiều.
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Hoạt động phân phối các sản phẩm bia Halida và Carlsberg của công ty phân phối IBD

Link vừa mới update cho bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top