hong_hai

New Member

Download miễn phí Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta





Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp CNH-HĐH của nước ta đã được xác định tại Đại hội lần thứ IX là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần vật chất cho nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ vản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nghĩa là về cơ bản chúng ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là một nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế.Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP cả về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so với nông nghiệp.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ắn thích hợp. Sau khi xác định được mục tiêu, quan điểm nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nước ta thì một vấn đề không kém quan trọng là đề ra những bước đi để đạt đến mục tiêu đó. Những bước đi trong công nghiệp hoá có thể nêu ra đại thể cho mỗi thời kì nhưng phải đạt được một số chỉ tiêu quan trọng như: thu nhập quốc dân tính theo đầu người, tỷ trọng của các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng đầu tư tỷ trọng xuất khẩu trong GDP. v. v. Mặt khác trong từng lĩnh vực cũng phải có những bước đi cụ thể. Có thể hình dung sự nghiệp công nghiệp hoá là một “cây mục tiêu” mà đỉnh của nó được lượng hoá bằng GDP tính theo đầu người. Các cành nhánh của nó là những mục tiêu quan trọng như: cơ cấu kinh tế, cơ cấu sở hữu. Mỗi mục tiêu có vị trí quan trọng khác nhau trong quá trình công nghiệp hoá, có tác động qua lại thúc đẩy nhau phát triển nhưng bao trùm nhất, quyết định nhất là làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Chỉ có Nhà nước mới có vai trò quyết định trong việc định hướng cũng như thực hiện các bước đi của quá trìng công nghiệp hoá nền kinh tế. Bởi vì chỉ có nhà nước mới có thể quyết định:
Mục tiêu chiến lược và kế hoạch tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế trong từng giai đoạn. Huy động và phân bổ tập trung các nguồn lực cần thiết theo yêu cầu công nghiệp hoá, cân đối và điều chỉnh thường xuyên quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Đề ra các chính sách cần thiết để khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện nhanh, mạnh, chắc quá trình công nghiệp hoá.
Nhà nước tổ chức lại, xây dựng lại bộ máy quản lý đủ mạnh về cả chất lượng và số lượng để quản lý có hiệu quả, kiên quyết thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ công chức nhà nước, lựa chọn các cán bộ có khả năng, trình độ kinh nghiệm để đưa đất nước ta nhanh chóng tiến lên hiện đại hoá hệ thống quản lý nhà nước theo yêu cầu công nghiệp hoá.
Nhà nước thực hiện việc quản lý qúa trình công nghiệp hoá bằng pháp luật và các văn bản dưới luật. Hoàn thiện và xây dựng mới các công cụ cần thiết như chế độ thống kê kế toán và kiểm toán, chế độ tài chính và báo cáo tài chính công khai chính xác để quản lý thống nhất.
Nhà nước phối hợp, điều hoà các hoạt động trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu và định hướng đúng đắn đã được xác định, vì quá trình công nghiệp hoá chỉ có thể thành công khi có sự phối hợp cả về chiều ngang và chiều dọc.
1.2.2. Những vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH:
Nhà nước như chiếc kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế, để thể hiện vai trò này, trước hết, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho quá trình CNH-HĐH. Bằng cách đầu tư máy móc thiết bị Nhà nước đã đưa nền sản xuất từng bước hiện đại hoá. Đối với hệ thống pháp luật, Nhà nước cố gắng xây dựng và điều chỉnh hợp lý cho từng thời kỳ, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, môi trường kinh doanh an toàn đó có được chỉ khi có sự can thiệp sâu sắc của Nhà nước.
Những bước đi của CNH-HĐH cần có sự dẫn dắt hợp lý, phải có những kế hoạch, mục tiêu trong tưng giai đoạn, việc đó không thể do cá nhân đưa ra mà phai do toàn thể cá nhân trong xã hội đưa ra và cảm giác phù hợp, thay mặt là Nhà nước.
CNH-HĐH bên cạnh những thuận lợi còn có những mặt trái của nó, thể hiện sâu sắc nhất là vấn đề chuyên môn hoá dẫn đến sự phân công lao động xã hội đôi khi không hợp lý. Sản xuất ngày càng hiện đại dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội…Đòi hỏi Nhà nước phải có sự phân công lao động hợp lý, giải quyết vấn đề việc làm và phúc lợi xã hội. Môi trường trong giai đoạn CNH-HĐH sẽ là vấn đề rất lan dải, bởi lẽ, với việc chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp dường như quên đi nhiệm vụ bảo vệ môi trường của mình, Nhà nước phải khơi mào, đưa ra những chính sách để bảo vệ môi trường, khắc phục những mặt trái của CNH-HĐH.
Đổi mới công nghệ sẽ tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ sản xuất, nhưng hiện nay việc này thực hiện rất khó khăn, do chi phí cho đổi mới công nghệ rất đắt, vì vậy các doanh nghiệp không thể tự đầu tư, đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp vốn, đầu tư hay cho vay, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với kỹ thuật hiện đại.
1.1.3. Nhiệm vụ của Nhà nước đối với CNH-HĐH:
Trước hết, Nhà nước nước phải định hướng cho quá trình CNH-HĐH . Đó là việc nhất quán quan điểm CNH-HĐH, đề ra những nhiệm vụ kế hoạch, mục tiêu cho từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Nhà nước phải tạo những tiền đề cho CNH-HĐH. Nhà nước phải huy động tạo vốn nhằm tạo bước đầu vững chắc cho quá trình này, bên cạnh đó là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho CNH-HĐH bằng chính sách giáo dục hợp lý. Một mặt mạnh cho quá trình CNH-HĐH là vấn đề chính trị. Nhà nước phải giữ vững quan điểm chính trị của mình và tăng cường công tác giáo dục quần chúng để nhân dân vững tin vào con đường mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
1.3: Kinh nghiệm của Trung Quốc về vai trò của Nhà nước đối với CNH-HĐH:
Trung Quốc là một nước trong khu vực Đông Nam á có rất nhiều điểm tương đồng với chúng ta và có nhiều mối quan hệ với chúng ta trong quá trình lịch sử lâu dài. Vì vậy Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với chúng ta, hơn thế nữa vai trò quản lý của Nhà nước Trung Quốc đối với CNH-HĐH đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học kinh nghiêm.
1.3.1. Trung Quốc có thể chế giống chúng ta:
Trước hết Trung Quốc có thể chế giống chúng ta, trước khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa(1/10/1949), Trung Quốc đã trải qua hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến và thực dân phong kiến, do đó nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng cùng kiệt nàn, lạc hậu. Trước khi chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây xâm nhập, cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến Trung Quốc là nền kinh tế tự nhiên, nông nghiệp là nền tảng kinh tế, thủ công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nông nghịêp và tồn tại chủ yếu với tư cách là nghề phụ trong gia đình. Do đó phân công lao động xã hội kém phát triển, kinh tế kéo dài trong tình trạng tự cấp, tự túc. Nửa đầu thế kỷ XIX, một vài yếu tố sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa nảy sinh ở Trung Quốc, từ đó các nước đế quốc đã nhảy vào xâu xé, phân chia những khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc, biến đất nước này thành xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến và chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến, đã để lại di sản kinh tế nặng nề ở Trung Quốc. Đó là nền nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng sản lượng công nông nghiệp Trung Quốc trong những năm 1936-1949.Đó là thực trạng của nền kinh tế Trung Quốc vốn đã yếu kém, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
1.3.2. Thành tựu của Trung Quốc khi thực hiện CNH-HĐH:
Sau ngày giải phóng, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nhiều khó khăn, sản xuẩt nông công thương nghiệp trong tình trạng giảm sút nghiêm trọng. Đến năm 1976, Trung Quốc chủ trương th...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top