tranmanh8x18

New Member
Download miễn phí Luận văn Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận





MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1. Bình luận 8

1.1.1. Quan niệm về bài bình luận 8

1.1.2. Các dạng bình luận 10

1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận 13

1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học 16

1.2.1. Khái niệm lập luận 16

1.2.2. Các yếu tố của lập luận 18

1.2.3. Các phương pháp lập luận 19

1.2.4. Lập luận và thuyết phục 23

1.3. Phương diện thể hiện bài bình luận 24

1.3.1. Văn phong của bài bình luận 25

1.3.2. Ngôn ngữ của bài bình luận 26

1.3.3. Về phương diện ngữ pháp 27

1.3.4. Về phương pháp diễn đạt 28

1.3.5. Kết cấu bài bình luận 29

CHƯƠNG II: THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN VÀO VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH LUẬN ( QUA TÁC PHẨM CỦA BA NHÀ BÁO: HỮU THỌ, CHU THƯỢNG VÀ QUANG LỢI) 31

2.1. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ 31

2.1.1. Hữu Thọ và sự nghiệp báo chí 31

2.1.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ. 33

2.1.2.1. Đặt vấn đề 33

2.1.2.2. Giải quyết vấn đề 37

2.1.2.3. Kết thúc vấn đề 42

2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng 44

2.2.1. Chu Thượng và chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận” 44

2.2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng 45

2.2.2.1. Đặt vấn đề 45

2.2.2.2. Giải quyết vấn đề 49

2.2.2.3. Kết thúc vấn đề 52

2.3. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi 56

2.3.1. Quang Lợi- nhà bình luận quốc tế 56

2.3.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi 57

2.3.2.1. Đặt vấn đề 57

2.3.2.2. Giải quyết vấn đề 60

2.3.2.3. Kết thúc vấn đề 66

CHƯƠNG III: VAI TRÒ THEN CHỐT VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG CÁCH LẬP LUẬN CỦA THỂ LOẠI BÌNH LUẬN BÁO CHÍ 69

3.1. Vai trò then chốt của lập luận trong các bài bình luận báo chí 69

3.1.1. Nội dung cơ bản của bài bình luận là thông tin lý lẽ 69

3.1. 2. Hình thức thể hiện cơ bản của bình luận là cách sắp xếp lôgic các luận điểm, luận cứ và luận chứng 70

3.2. Những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo chí 72

3.2.1. Đặc trưng thể loại quy định kết cấu lập luận 72

3.2.2. Khái quát mô hình lập luận 73

3.2.3. Luận cứ- chính xác và lôgic 76

3.2.4. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi 79

3.2.4.1. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ 79

3.2.4.2. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng 81

3.2.4.3. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng 82

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy những bài bình luận thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội.. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng chính trị cho quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin. Vì vậy, mỗi tờ báo thường có những chuyên mục bình luận riêng và những nhà báo làm công tác bình luận chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm bình luận báo chí trong những giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều hướng vận động của đời sống xã hội. Trong một thế giới hiện đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động và sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông thì bình luận lại càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống. Việc thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra bản chất, tác động của chúng đã trở thành đòi hỏi bức thiết của công chúng đối với báo chí.
1.2. Mỗi một thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là đặc trưng loại hình. Đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung lượng... quy định sự khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải thông tin và đặc biệt là quy định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình luận. Bài bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, dập khuôn, công thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó. Làm cho bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc lại là điều khó hơn. Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ mà chính là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc, mới mẻ, đem lại cho
người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngôn ngữ là phương tiện thể hiện thì lập luận chính là sương sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể loại bình luận. Lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản.
1.3. Là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các tờ báo thường dành những trang, mục có vị trí trang trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Tính chất và vị trí đặc biệt của bài bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại bài này. Thực tiễn báo chí chỉ ra rằng những cây bút viết bình luận xuất sắc thường là những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá- xã hội và cả thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của con người. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong năm tháng kháng chiến dành độc lập dân tộc, những bài bình luận chính trị sắc sảo của nhà báo lão thành Hoàng Tùng cho đến loại bài bình luận ngắn, sâu sắc, hàm chứa của Hữu Thọ, Chu Thượng,… là kho tư liệu đồ sộ để các thế hệ nhà báo sau này học tập về phương pháp thu thập và xử lý thông tin; cách phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề một cách xác đáng. Nghiên cứu cách viết bình luận ở những cây bút nổi tiếng này sẽ cho chúng ta nhiều kiến thức, kinh nghiệm khi muốn tạo ấn tượng với độc giả ở một thể loại báo chí quan trọng và “khắt khe” này.
Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của lập luận trong cách viết bình luận, xuất phát từ lý luận ngôn ngữ và thực tế báo chí, chúng tui chọn Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận ( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác tư duy con người thể hiện thái độ khen, chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề của cuộc sống là nguồn gốc của bình luận. Và sự đánh giá có thể coi là dấu hiệu đầu tiên của hoạt động tư duy bình luận.
Theo nhiều tài liệu về lý luận báo chí trên thế giới thì bình luận xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX ở Anh và Pháp với “ tác dụng soi sáng và giải thích một sự kiện, một vấn đề hay một hiện tượng xã hội nào đó” [ 1, tr. 96]. Ngay từ khi mới ra đời, bình luận đã được các chủ báo khuyến khích vì nó đem lại cho công chúng những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự kiện và qua sự giải thích, phân tích, nó tác động, ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của người đọc. Do báo chí Việt Nam ra đời muộn nên cũng giống như nhiều thể loại báo chí khác, bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm định kỳ khi đã là một thể loại hoàn chỉnh.
Lịch sử báo chí nước ta từng chứng kiến nhiều cách gọi khác nhau trước khi đi đến thống nhất tên gọi bình luận cùng với quan niệm đầy đủ về những đặc trưng của thể loại này như hiện nay. Ví dụ năm 1961, Hội Nhà báo Việt Nam dùng khái niệm “ngôn luận của báo”; năm 1974 một số dịch giả người Việt dịch từ tiếng Nga là “luận văn”. Đến năm 1978, các tác giả cuốn sách “ Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên huấn Trung ương gọi loại bài này là bình luận trên báo. Sau này, trong cuốn sách “ Nghề nghiệp và công việc của nhà báo”, tác giả bài “ Bình luận trên báo chí” đã trình bày quan niệm như sau: “ Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hay một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr. 241]. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có cách gọi thống nhất là thể loại bình luận.
Do tính thời sự và sự hấp dẫn của loại bài này nên so với các thể loại chính luận khác, bình luận xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo đặc biệt là trong mấy năm trở lại đây. Nếu như trước đổi mới, bình luận là những bài viết lớn phân tích, đánh giá những vấn đề quan trọng của đất nước như: chính sách cải cách giáo dục, việc phân chia ruộng đất ở nông thôn, công tác tuyên truyền, cổ động thu thuế... thì nay, loại bài này ít được báo chí sử dụng. Thay vào đó là những bài bình luận ngắn, nhanh gọn, bắt kịp với những sự kiện nóng bỏng đang diễn ra hàng ngày. Những năm 1980, 1990, bình luận chủ yếu xuất hiện trên các tờ báo chính trị lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động… thì mấy năm trở lại đây, từ báo trung ương đến địa phương, báo ngành, báo tuần hay nhật báo đều có mục bình luận. Dưới những tiêu đề: Sự kiện và Bình luận, Cùng bàn luận, Thời sự và suy nghĩ, Theo dòng thời sự hay Vấn đề hôm nay, Mỗi ngày một ý kiến, Mỗi tuần một ý kiến… các bài bình luận xuất hiện thường xuyên, ổn định và rất hấp dẫn độc giả.
Đã có rất nhiều khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học và cả luận án tiến sĩ nghiên cứu, tìm hiểu thể loại bình luận báo chí với các đề tài về ngôn ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận, cá tính sáng tạo của nhà báo khi viết bài bình luận, bình luận quốc tế trên báo Quân đội nhân dân, sự phát triển của loại bài bình luận ngắn trên báo chí hiện nay…. nhưng hiếm có người viết nào lại đi sâu nghiên cứu cách lập luận- yếu tố được coi là then chốt và quyết định sự thành công trong thể loại báo chí này. Ngay cả với những sinh viên, học viên ở các chuyên ngành về ngôn ngữ thì lý thuyết lập luận chưa được tìm hiểu, vận dụng nhiều trong khi phân tích các bài báo…
Trong khi lý luận báo chí và thực tiễn nghiên cứu cho thấy bình luận mới chỉ được xem xét ở góc độ thể loại chứ ít đề tài nào đi sâu phân tích yêú tố lập luận thì trong ngôn ngữ học thế giới, lập luận vẫn còn là một lĩnh vực mới. Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1993, lý thuyết lập luận còn lạ lẫm đối với Việt ngữ học, kể cả những nhà nghiên cứu quan tâm đến ngữ dụng học. Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu lý thuyết lập luận để trên căn cứ đó áp dụng phân tích các bài bình luận báo chí là mục đích của luận văn này. Xác định Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận là một hướng đi mới mẻ, một cách tìm hiểu sâu và có tính hệ thống về thể loại này, chúng tui đã chọn đề tài này cho luận văn của mình với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé khám phá những đặc sắc và sáng tạo trong cách lập luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi- những nhà báo đã thành danh ở thể loại này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
- Về lý thuyết: Chúng tui sẽ đi sâu tìm hiểu thể loại bình luận ở góc độ báo chí học và chỉ ra vai trò, vị trí của lập luận trong loại bài này. Bên cạnh đó, trên cơ sở vận dụng lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học, người viết phân tích cấu trúc, các thành phần làm nên lập luận và đặt chúng trong kết cấu bài bình luận.
- Về thực tiễn: Đi sâu khám phá cách lập luận khi viết bài bình luận ở 3 tác giả: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi để chứng minh rằng: lập luận là yếu tố then chốt trong thể loại này. Nó là xương sống, cấu trúc và làm nên hệ thống thông tin lý lẽ trong bài bình luận.
Có thể nói, trong phạm vi luận văn này, từ phân tích, đánh giá, so sánh cách lập luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi; chúng tui muốn hệ thống hoá và đưa ra những nhận định chung, rút ra đặc trưng lập luận và khái quát nó thành các cấu trúc, mô hình trong bài bình luận
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong luận văn này, bằng những kiến thức về ngôn ngữ học và lý luận báo chí, người viết sẽ cố gắng đi sâu phân tích cách lập luận trong bài bình luận báo chí để chỉ ra những đặc trưng, sáng tạo trong cách viết thể loại này; sự cần thiết và yêu cầu chú trọng, đầu tư cho nội dung này khi bình luận báo chí.
- Chúng tui sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất, cách kết cấu các thành phần trong một lập luận, đặc tính của quan hệ lập luận xét trên phương diện ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí, chỉ ra cách lập luận vấn đề khi viết một bài bình luận, nghệ thuật lập luận sao cho bài bình luận đạt hiệu quả thông tin cao nhất.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về thể loại bình luận báo chí và lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hơn 300 bài bình luận được tập hợp và in trong 3 cuốn: Bản lĩnh Việt Nam ( của Hữu Thọ), Chiếc roi trong tâm tưởng ( của Chu Thượng) và Ẩn số thời cuộc của Quang Lợi

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, để phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận, dựa trên nguồn tư liệu là hơn 300 bài bình luận báo chí, chúng tui dùng các phương pháp sau đây:
- Tìm hiểu lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí
- Phân tích, rút ra đặc trưng trong cách lập luận khi viết bình luận của 3 nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi.
- Chỉ ra vai trò, mối quan hệ giữa lập luận với các yếu tố khác trong nghệ thuật viết bài bình luận báo chí.
Các thao tác trên đây xuất phát từ góc nhìn của người tiếp nhận thông tin báo chí.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I : Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
Chương II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi)
Chương III: Vai trò then chốt và những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo chí
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




Ketnooi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Phân tích các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu (qua các năm 1997-1999) Khoa học kỹ thuật 0
P [Free] Phân tích tình thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổn Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Thiế Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su sao vàng Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Vận dụng dãy số thời gian để phân tích lượng thép bán ra của công ty thép SIMCO trong giai đo Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top