tocngan1986

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu than tại Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác quốc tế – Coalimex





Việt Nam có trữ lượng than rất lớn trong đó chiếm chủ yếu là than Anthracite với các tính năng ưu việt, do vậy đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty.

Từ trước năm 1995, xuất than là nhiệm vụ chính của công ty, công ty được các đơn vị sản xuất than uỷ thác làm xuất khẩu. Từ năm 1995, công ty là thành viên của Tổng công ty than Việt Nam, công tác xuất khẩu than tập trung về một mối do Tổng công ty thực hiện, công ty chỉ được phép giao dịch khai thác một số thị trường mới và khách hàng nhỏ lẻ để kinh doanh hay uỷ thác xuất khẩu một số ít chủng loại than theo sự chỉ đạo cho phép của Tổng công ty.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Độ, duy trì được thị trường và khách hàng cũ. Được Tổng công ty trực tiếp chỉ đạo tạo điều kiện giúp đỡ nên công tác xuất khẩu than hoàn thành xuất sắc ở mức cao: kế hoạch Tổng công ty giao cho xuất khẩu 500.000 tấn than các loại, đã thực hiện 1.090.762 tấn, đạt 218% kế hoạch năm và bằng 236% so với năm 2000, góp phần vào kết quả xuất khẩu của Tổng công ty trên 4 triệu tấn. Tổng doanh thu thuần của phòng xuất than đạt 5,13 tỷ đồng, bằng 32% tổng doanh thu của công ty. Đã xuất khẩu đá vôi sang Đài Loan 20.700 tấn trị giá FOB là 39.500 USD.
Doanh thu thuần về hoạt động nhập khẩu đạt 5.931 tỷ đồng, bằng 37% tổng doanh thu của công ty.
Mặc dù thị trường xuất khẩu lao động năm 2001 khó khăn chung trong cả nước nhưng công ty đã đưa được 96 lao động ra làm việc ở nước ngoài. Công ty đẩy mạnh việc phát triển và mở rộng thị trường tìm kiếm thêm các đối tác mới để tăng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh thu thuần đạt 2.378 triệu đồng, đạt trên mức II.
¯ Năm 2002:
Do nắm vững tình hình thị trường than thế giới và nắm bắt kịp thời nhu cầu nhập khẩu than Việt Nam của Trung Quốc nên công ty đã xuất khẩu trên 700.000 tấn than vào thị trường Trung Quốc. Các thị trường truyền thống như Braxin, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia... công ty vẫn duy trì được. Năm 2002 công ty đã xuất khẩu được 1.604.269 tấn than, chiếm khoảng 29% sản lượng than xuất khẩu của Tổng công ty. Đây cũng là con số kỷ lục cao nhất kể từ năm 1995 tới nay.
Về nhập khẩu: công ty đã ký các hợp đồng nhập khẩu trị giá 29.051.371 USD trong đó nhập phục vụ cho Tổng công ty than Việt Nam là 19.552.433 USD chiếm 67,3%, nhập cho ngoài Tổng công ty than Việt Nam là 9.498.938 USD chiếm 32,7%.
Việc xuất khẩu lao động hiện nay đang có nhiều triển vọng và phát triển tốt. Công ty đã đưa lao động vào được thị trường Malaysia, thị trường Đài Loan tăng trưởng tốt hơn năm 2001. Năm 2002, cả ba thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia công ty đã đưa đi được hơn 600 người. Tổng số lao động đang ở nước ngoài lên đến trên 1000 người.
II- Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu than của công ty coalimex
1, Khái quát than xuất khẩu của Việt Nam
a, Tài nguyên than Việt Nam
Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước ta một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà than là một ví dụ. Phân bố rải rác ở khắp nơi trên đất nước nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, các mỏ than đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà. Có thể kể ra đây những mỏ than :
Bể than Anthracite Quảng Ninh:
Nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều – Hòn Gai, Mông Dương – Cái Bầu, dài 130 km, rộng 10 – 30 km, với trữ lượng tính đến - 300 m khoảng 3,5 tỷ tấn, dưới mức - 300 m đến - 1000 m dự báo có khoảng 7 đến 10 tỷ tấn. Chất lượng than cao, gần cảng và các đầu mối giao thông, thuận lợi cho việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm.
Bể than đồng bằng Bắc Bộ:
Nằm trong khu vực kéo dài từ Việt Trì tới bờ biển phía nam các tỉnh và thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Các vỉa than nằm dưới độ sâu từ 100 đến 200 m. Qua thăm dò sơ bộ, trữ lượng của bể than này có thể lên tới trên 100 tỷ tấn. Đây là loại than nằm giữa than nâu và than gầy. Hiện nay bể than này đang được thăm dò và đáng giá chính xác trữ lượng, nghiên cứu công nghệ khai thác cho phù hợp.
Các mỏ than vùng nội địa:
Bao gồm mỏ than Na Dương ( than nâu, lửa dài, hàm lượng lưu huỳnh cao), các mỏ Núi Hồng, Khánh Hoà, Nông Sơn. Ngoài ra còn có các mỏ than mỡ và các điểm khai thác than rải rác khác. Tổng trữ lượng của các mỏ vùng nội địa khoảng 400 triệu tấn. Nhiều mỏ hiện nay đang được khai thác.
Các mỏ than bùn:
Được phân bổ ở nhiều khu vực trong nước. Đây là loại than có độ tro cao, nhiệt năng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu còn lại chủ yếu sẽ được sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp. Tổng trữ lượng than bùn dự tính khoảng 7 tỷ mét khối.
b, Đặc điểm than xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam có một trữ lượng than khá lớn và được rải rác trên khắp toàn quốc. Có rất nhiều chủng loại than ở Việt Nam, trong đó chiếm phần lớn là than Anthracite. Với các chức năng ưu việt, do vậy đây là mặt hàng than xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Than Anthracite là loại than không khói, chất lượng cao, với trữ lượng trên 3 tỷ tấn tập trung ở vùng than thuộc Quảng Ninh và tiếp tục được khai thác ở các vùng khác của Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê nhưng số lượng tập trung chủ yếu ở tam giác phía bắc với trữ lượng 30 tỷ tấn ( đã và đang được khai thác). Than Anthracite được khai thác và cung cấp cho nhiều ngành và cho mục đích xuất khẩu.
Với chất lượng tốt, nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, nitơ ít, không gây ô nhiễm môi trường, than Anthracite đã nổi tiếng trên thế giới. Hơn 30 năm qua đặc biệt là trong 10 năm gần đây, than Anthracite của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Trung Quốc, Triều Tiên..., từ châu á, châu Âu, châu Phi cho tới châu Mỹ. Gần đây tổ chức quản lý chất lượng quốc tế (International Quality Managent) đã cấp giấy chứng nhận và tặng huy chương bạc cho than Anthracite của Việt Nam về chất lượng và những đóng góp của nó trong việc bảo vệ môi trường.
Than Anthracite của Việt Nam được sử dụng như là nguyên liệu và năng lượng cho các ngành công nghiệp như: nhiệt điện, thép, xi măng, sản xuất gốm, cực điện, pin điện, phân bón...Than Anthracite cũng được sử dụng làm than bánh để sưởi ấm trong gia đình. Các vùng than lớn của Việt Nam rất gần với các đường biển quốc tế, có rất nhiều cảng thuận tiện cho việc bốc dỡ than. Ngành công nghiệp than được xếp vào hàng các ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Với sự giúp đỡ và hợp tác của nhiều nước, công nghiệp than Việt Nam đã có rất nhiều các phương tiện để mở rộng và hiện đại hoá việc khai thác mỏ, vận chuyển, rửa và sàng tuyển than cũng như bốc dỡ tại cảng để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về than đang ngày càng gia tăng của thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Than Anthracite của Việt Nam được chia ra nhiều loại khác nhau. Mỗi một thị trường tuỳ theo những nhu cầu, mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn loại than phù hợp.
Ta có thể tham khảo về các đặc tính của than theo các bảng số liệu sau:
Bảng 2:Thành phần của than Anthracite Việt Nam
Loại than
%H2
%N
%O
%P
SiO2
Al2O3
Fe2O3
TiO2
CaO
MgO
K2O
Na2O
1
2,05
0,90
1,54
0,009
49,1
34,10
3,91
1,20
2,00
1,40
2,70
0,70
2
2,09
0,77
1,42
0,008
49,2
32,70
3,8
1,20
2,10
1,30
2,60
0,80
3
2,10
0,97
1,95
0,008
48,1
36,00
5,10
1,20
2,00
1,50
3,00
0,50
4
2,89
0,98
1,98
0,012
55,2
30,70
4,8
1,10
1,80
0,70
2,80
0,40
5
3,14
1,01
1,76
0,006
58,1
27,00
4,10
1,90
1,40
1,00
3,00
0,60
6
2,94
0,28
1,97
0,009
58,9
38,11
4,99
0,68
1,10
1,09
2,80
0,50
7
2,34
0,93
1,72
0,011
51,8
31,13
4,98
0,68
0,90
1,09
3,30
0,50
8
2,56
9,75
2,47
0,010
56,7
27,53
5,20
1,19
0,80
1,50
3,20
0,90
9
2,15
0,88
2,97
0,009
55,6
27,87
5,83
1,02
0,60
1,20
3,70
0,40
10
2,96
0,84
1,67
0,010
55,5
29,29
5,49
1,04
0,60
1,30
3,70
1,00
11
2,33
0,93
1,53
0,001
61,5
26,03
...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Thực trạng kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hoài Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty Abacus Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Báo cáo Thực trạng công tác kế toán tại công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top