hoangminh_tq08

New Member

Download miễn phí Luận văn Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM 3

1.1. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của NHTM 3

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.1.2. Các đặc điểm của ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM 7

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 7

1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 9

1.1.2.3. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán 10

1.1.2.4. Các hoạt động khác 11

1.1.3. Ý nghĩa của mở rộng tín dụng DNVVN trong hoạt động của ngân hàng thương mại. 12

1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 15

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm DNVVN 15

1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 15

1.2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ 17

1.2.2. Các nghiệp vụ cho vay DNVVN của ngân hàng thương mại 19

1.2.2.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng 19

1.2.2.2. Các cách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 19

1.2.2.3. Các hình thức đảm bảo trong cho vay 24

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNVVN 25

1.3.1. Các nhân tố thuộc về NHTM 25

1.3.1.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại. 26

1.3.1.2. Nhận thức và năng lực của cán bộ tín dụng. 27

1.3.1.3. Công nghệ ngân hàng 28

1.3.1.4. Các nhân tố khác 29

1.3.2. Các nhân tố thuộc về DNVVN 29

1.3.2.1. Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh 29

1.3.2.2. Năng lực tài chính của khách hàng. 30

1.3.2.3. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp 30

1.3.2.4. Vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp 31

1.3.3. Các nhân tố khác 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG 34

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG 34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Thăng Long. 34

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh Thăng Long 35

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 35

2.1.2.2. Hoạt động chủ yếu của chi nhánh Thăng Long 37

2.1.3. Thực trạng hoạt động của chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây. 39

2.1.3.1. Công tác nguồn vốn 39

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 41

2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG 46

2.2.1. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thăng Long 46

2.2.2. Chất lượng tín dụng DNVVN tại chi nhánh Thăng Long. 49

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG 51

2.3.1. Kết quả 51

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 52

2.3.2.1. Hạn chế 52

2.3.2.2. Nguyên nhân 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG. 60

3.2. GIẢI PHÁP 61

3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, ngân hàng chủ động đến với doanh nghiệp. 62

3.2.2. Vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam 63

3.2.3. Đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên trách nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. 63

3.2.4. Đa dạng hoá hình thức hỗ trợ tài chính cho DNVVN, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm khác của ngân hàng 64

3.2.5. Hỗ trợ DNVVN xây dựng hồ sơ, phương án sản xuất kinh doanh 65

3.2.6. Thực hiện tốt cơ chế đảm bảo tín dụng, thường xuyên phân loại khách hàng 66

3.2.7. Xây dựng mạng lưới thông tin, cung cấp thông tin kịp thời 67

3.3. KIẾN NGHỊ 68

3.3.1. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 68

3.3.2. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 69

3.3.3. Đối với cơ quan Nhà nước 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hính của khách hàng
Đối với một khách hàng, năng lực tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA); suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE); giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và một số chỉ tiêu khác. Cán bộ tín dụng tính ra các chỉ tiêu này dựa trên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi tới. Các chỉ tiêu đó giúp cán bộ tín dụng đánh giá năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp... Tuy nhiên, hiện nay việc xem xét các chỉ tiêu này của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn vất phải nhiều trở ngại do các báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đủ độ tin cậy vì nó không được kiểm toán độc lập. Thực trạng đó ảnh hưởng rất lớn tới quyết định cho vay của cán bộ tín dụng trong việc xem xét đánh giá khách hàng là DNVVN.
1.3.2.3. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp
Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng để ra quyết định cho vay. Những doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu thường có doanh thu cao và lợi nhuận lớn. Các doanh nghiệp đã gây dựng được uy tín thông thường họ sẽ hành động một cách trung thực, và có cố gắng cao nhất để bảo vệ uy tín đó. Ngân hàng luôn sẵn lòng tài trợ cho các khách hàng có uy tín mà không cần tài sản đảm bảo, và họ còn được hưởng nhiều ưu đãi. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn để gây dựng được uy tín cho mình. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường sẽ có nhiều doanh nghiệp bị thất bại. Chính những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ là người có ý định mạo hiểm hơn trong kinh doanh. Không có sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước trong việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp, sẽ rất khó phân biệt doanh nghiệp nào là hoạt động tốt doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ. Các doanh nghiệp chưa tạo dựng được uy tín và có vốn tự có thấp sẽ khó khăn hơn trong việc nhận được sự tài trợ từ ngân hàng. Cho vay đối tượng khách hàng này sẽ có rủi ro lớn hơn nên ngân hàng thường phải yêu cầu tài sản đảm bảo và khách hàng phải chịu lãi suất cao.
1.3.2.4. Vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp
Trong khi các công ty lớn, doanh nghiệp nhà nước và những đối tượng có hạn mức tín dụng cao thường vay vốn mà không phải sử dụng tài sản thế chấp thì hầu hết khách hàng của ngân hàng phải có tài sản thế chấp khi xin vay để đảm bảo cho việc thanh toán nợ. Lí do là khách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn. Quy định tài sản thế chấp được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân hàng. Thứ nhất, nếu người vay không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng có quyền thu giữ và bán tài sản để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay. Thứ hai, việc thế chấp sẽ tạo ra lợi thế về tâm lý cho người vay. Bởi vì các tài sản cụ thể đã được dùng để thế chấp cho khoản vay nên người vay sẽ cảm giác cần làm việc tích cực hơn để thanh toán khoản nợ của mình, tránh khả năng để mất những tài sản có giá trị. Nếu ngân hàng quá chú trọng về tài sản thế chấp và mức vốn chủ sở hữu tối thiểu phải có thì các dự án đầu tư cần nhiều vốn của các DNVVN rất khó được cấp vốn.
Các cuộc điều tra cho thấy máy móc, trang thiết bị trong các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung là máy móc lạc hậu, so với các nước đang phát triển trong khu vực thì lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Chính sử dụng các máy móc lạc hậu nên chất lượng sản phẩm kém, tiêu thụ chậm, lợi nhuận thấp. Mặt khác, do máy móc lạc hậu nên việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian thẩm định làm giảm ý muốn cho vay của cán bộ tín dụng. Rủi ro cho ngân hàng khi tài sản thế chấp của doanh nghiệp là các thiết bị máy móc lạc hậu là rất cao nên khi tính giá trị cho vay trên tài sản đảm bảo ngân hàng thường tính với tỷ lệ thấp.
1.3.3. Các nhân tố khác
Các chủ thể trong xã hội bao gồm các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, doanh nghiệp, các cá nhân đều chịu ảnh hưởng, hay bị tác động bởi các yếu tố thuộc môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là các văn bản pháp luật, quy định, chính sách của cơ quan Nhà nước được ban hành ra để quản lý, điều chỉnh hành vi của đối tượng hay chủ thể nào đó. NHTM là một tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế nên hoạt động ngân hàng luôn được đặt dưới một hệ thống quy định chặt chẽ do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm kiểm soát hoạt động ngân hàng, kiểm soát việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, chất lượng tín dụng, tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức ngân hàng phát triển, mở rộng hoạt động với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng. NHTM bị quản lý bởi cơ quan chủ quản là Ngân hàng Nhà nước. Một số quyết định sau đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ như:
+ Ngân hàng Nhà nước là người ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn cho NHTM, quy định khung lãi suất huy động… Quy định này ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Khi nguồn vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, những khách hàng truyền thống, khách hàng có quan hệ lâu năm, những khách hàng có uy tín sẽ được ưu tiên cấp vốn, còn những khách hàng nhỏ, những khách hàng mới sẽ ít có cơ hội tiếp cận được vốn của ngân hàng, nếu tiếp cận được thì cũng phải chịu lãi suất cao.
+ Ngân hàng Nhà nước cũng quy định về mức vốn chủ sở hữu phải có trong một dự án, các quy định về tài sản đảm bảo,... mục đích là để phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện được cấp vốn của khách hàng.
Cơ quan Nhà nước tác động tới doanh nghiệp bằng cách tác động đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, bằng các chính sách khuyến khích hay hạn chế,… tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Các quyết định, các biện pháp can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước, ảnh hưởng tới nhu cầu vốn đầu tư, ý muốn đầu tư của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế –xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng và hoạt động của doanh nghiệp. Thu nhập của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư. Sự biến động ít nhiều của môi trường kinh tế - xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới các thành viên trong môi trường đó.
Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng thì số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới tăng nhanh và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh do đó sẽ cần nhiều đến tín dụng ngân...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định Luận văn Kinh tế 0
B Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Bắc Quang Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp mở rộng cho vay, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Y Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh NHNo & PTNT Tam Trinh Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Citibank Việt Nam Khoa học Tự nhiên 2
S Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
W Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam Công nghệ thông tin 3
Q Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Công nghệ thông tin 0
V Mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VCB Thành Công Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top