visonvn

New Member

Download miễn phí Đề tài Mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VCB Thành Công





LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP 3

NGOÀI QUỐC DOANH 3

1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM 3

1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM 6

1.2 Khái quát về kinh tế tư nhân, doanh nghiệp NQD. 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Vai trò của KTTN và DNNQD đối với nền kinh tế đất nước 9

1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNQD 11

1.3.1 Tình hình vốn, trang thiết bị của các DNNQD 11

1.3.2 Nhu cầu và khả năng tìm kiếm nguồn vốn của các DNNQD 13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD 16

TẠI VCB THÀNH CÔNG. 16

2.1 Tổng quan chung về VCB Thành Công 16

a. Nhiệm vụ của VCB Thành Công bao gồm: 16

b. Sơ lược kết quả hoạt động của VCB Thành Công 18

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại VCB Thành Công 21

2.2.1.Xét về quy mô 21

2.2.2 Xét về chất lượng 27

2.3 Đánh giá chung hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh tại VCB Thành Công. 29

2.3.1. Kết quả 29

2.3.2. Những hạn chế 31

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI VCB THÀNH CÔNG 42

3.1 Định hướng phát triển tín dụng đối với DNNQD tại VCB Thành Công 42

3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại VCB Thành Công 43

3.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyếch trương, tiếp thị khách hàng 43

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngoài quốc doanh 43

3.2.4. Cung cấp những sản phẩm hấp dẫn hơn cho các DNNQD. 49

3.2.5.Cải tiến quy trình và điều kiện cung cấp tín dụng theo hướng khuyến khích hơn cho các DNNQD. 52

3.2.6 Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng 53

3.3. Một số kiến nghị 55

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hể, là những đối tượng hoạt động với quy mô tương đối nhỏ. Do đó nhu cầu tín dụng của họ cũng không lớn.
- Các DN tư nhân khác thì cần vốn nhưng không đáp ứng được điều kiện về TSĐB.
- Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây hoạt động có khởi sắc song phần lớn cán bộ của VCB Thành Công chưa tin tưởng và quan tâm đến đối tượng này. Cho vay khu vực kinh tế tư nhân thường gặp rủi ro cao. Thực tế khu vực này luôn là nguyên nhân chính làm tăng nợ quá hạn tại các Ngân hàng nói chung và VCB Thành Công nói riêng trong những năm trước đây. Vì vậy Ngân hàng còn rất thận trọng khi cấp tín dụng cho khu vực này.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận là trong 3 năm qua từ năm 2002 đến năm 2004 doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại VCB Thành Công đã tăng trưởng một cách đáng kể cả về số tương đối và tuyệt đối: năm 2002 là 141 tỷ đồng, năm 2003 tăng lên 259 tỷ đồng (tăng 83,7% so với năm 2002), năm 2004 tăng 168 tỷ đồng, tương đương 65% so với năm 2003.
Tốc độ tăng trưởng trên cho thấy dấu hiệu khả quan trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại VCB Thành Công.
b. Dư nợ đối với khu vực ngoài quốc doanh
Dư nợ tín dụng tại một thời điểm nào đó phản ánh cả tình hình cho vay và thu nợ cho đến tận thời điểm tính. Dư nợ tín dụng thường tính vào cuối kỳ (31/12 từng năm). Vì vậy, dư nợ tín dụng là chỉ tiêu không thể thiếu khi xem xét tình hình cho vay.
Bảng 5. Tình hình thu nợ qua các năm
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
1.Tổng doanh số thu nợ
1.355
100
1.627
100
1.824
100
- QD
1.248
92.14
1.424
87.54
1.539
84.4
- NQD
107
7.86
203
12.45
284
15.6
2. Tổng t.nợ/tổng c.vay
95.9
96
96.12
3.T.nợNQD/c.vay NQD
75,41
78,35
66.5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2004- VCB Thành Công)
Nhìn bảng ta có thể thấy tình hình thu nợ nói chung và của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng liên tục tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả tín dụng NQD của Chi nhánh ngày càng tăng, làm giảm nợ quá hạn, phản ánh công tác thu nợ được chú trọng quan tâm. Hơn nữa, doanh số thu nợ tăng cũng một phần là do trong những năm gần đây, các DNNQD làm ăn ngày càng có hiệu quả, tăng khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Đây là kết quả của nỗ lực bản thân các chủ thể thuộc khu vực kinh tế này cộng với môi trường kinh tế chính sách ngày càng được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Xét về tình hình dư nợ:
Bảng 2.6: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
số tiền
tỷ trọng %
số tiền
tỷ trọng %
số tiền
tỷ trọng %
Tổng dư nợ
574
100
775
100
916
100
- DNNN
489,6
85.3
635,8
82.04
714,6
78,02
- NQD
84,3
14.7
139,2
17.96
201,3
21,98
Dư nợ NQD so với năm trước :
- Tăng
54,9
65,1
62,1
44,6
- Giảm
(Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của VCB Thành Công các năm 2002, 2003 và 2004 )
Theo bảng 2.6, các chỉ tiêu tổng dư nợ, dư nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh và dư nợ đối với DNNQD đều tăng.
Tỷ trọng dư nợ đối với khu vực kinh tế Quốc doanh có xu hướng giảm trong tổng dư nợ, năm 2002 chiếm 85.3%, năm 2003 giảm xuống 82.04% và năm 2004 giảm xuống còn 78,02% trong tổng dư nợ.
Ngược lại, tỷ trọng dư nợ đối với DNNQD ngày càng tăng, năm 2002 chiếm 14.7%, năm 2003 tăng lên 17.96% và năm 2004 tăng lên đến 21,98% trong tổng dư nợ, có được điều này là bởi vì trong ba năm qua doanh số cho vay đối với DNNQD ngày càng tăng cao, mặc dù doanh số thu nợ đối với DNNQD ngày càng tăng trong ba năm qua nhưng tốc độ tăng của cho vay nhanh hơn nhiều nên mức dư nợ vẫn tăng lên một cách đáng kể. Tình hình này là rất lạc quan và có triển vọng đối với DNNQD, chắc chắn rằng trong tương lai tín dụng đối với DNNQD sẽ còn tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng đặc biệt là đối với khu vực nông thôn.
c. Cơ cấu tín dụng ngoài quốc doanh
Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh phân theo kỳ hạn
( Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
Số tiền
Số tiền
1.Doanh số cho vay
141
259
427
- Ngắn hạn
101,01
221,8
345
- Trung, dài hạn
39,98
37,1
82
2. Dư nợ
47
95
210
- Ngắn hạn
35,4
67,8
167,6
- Trung dài hạn
11,7
27,2
42,4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của VCB Thành Công các năm 2002, 2003 và 2004)
Như vậy trong cơ cấu kỳ hạn của doanh số cho vay, tín dụng ngắn hạn đều lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn (tỷ trọng tín dụng ngắn hạn năm 2002 là 71,64%, năm 2003 là 85,67%, năm 2004 là 80,7%). Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn năm 2003 có giảm xuống so với năm 2002 (14,33% năm 2003 so với 28,36% năm 2002), nhưng năm 2004 lại tăng lên 19,3%.
Bên cạnh đó, cơ cấu dư nợ cũng nghiêng về tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ NQD qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là: 75%, 71%,và xấp xỉ 80%. Như vậy không những dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, mà cao hơn rất nhiều và không ngừng tăng lên.
Khi tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này tại VCB Thành Công, thì có một số lý do chính như sau:
- Vốn dĩ các DNNQD vốn mỏng, vốn lưu động ít và đòi hỏi phải quay vòng nhanh mới đủ vốn kinh doanh, nên phần lớn có nhu cầu vay vốn để bổ sung VLĐ, tức là xin cấp tín dụng ngắn hạn là chính.
- Mặt khác hầu hết các DNNQD hoạt động kinh doanh thương mại vừa và nhỏ, mua đi bán lại nên ít có nhu cầu đầu tư TSCĐ, nhà xưởng máy móc- là những loại hình đầu tư cần vốn trung dài hạn.
Số DNNQD sản xuất công nghiệp hầu như không có. Còn các hộ gia đình và tư nhân cá thể thì lại càng ít có nhu cầu tínd ụng trung dài hạn.
- Nếu có DNNQD nào muốn vay vốn trung dài hạn thì lại không thể đáp ứng được điều kiện vay vốn, nhất là các điều kiện về TSĐB, thêm vào đó là hệ thống sổ sách kế toán không đúng theo pháp lệnh kế toán hiện hành, hay không đủ vốn đối ứng (tức là ngân hàng chỉ cho vay một tỷ lệ phần trăm nhất định, khoảng 70-80% tổng giá trị dự án, phần còn lại DN phải tự đáp ứng bằng vốn CSH, nhưng ngay cả số vốn đó DN cũng không có đủ)
- Một lý do nữa là nguyên nhân chủ quan từ phía cán bộ ngân hàng, hầu hết chưa tin tưởng và còn rất e dè khi cho DNNQD vay ngay cả tín dụng ngắn hạn ít rủi ro hơn còn ngại, huống chi là tín dụng trung dài hạn.
Về điểm này lại có nguyên nhân sâu xa của nợ, là ở chất lượng các khoản vay trung dài hạn, mà chúng ta sẽ xét đến ngay sau đây.
2.2.2 Xét về chất lượng
Khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung trong đó có nội đung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo thông lệ quốc tế, nếu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ hàng năm, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng dư nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt, trên mức này là có vấn đề.
Quy mô và chất lượng là 2 mặt quan hệ rất khăng khít của vấn đề tín dụng. Nếu chỉ mở rộng quy mô mà bỏ qua vấn đề chất lượng, sẽ dẫn đến rủi ro cao và kết quả khó lường. Nếu chỉ nâng cao chất lượng mà với quy mô hẹp thì cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, đã bàn tới quy mô tín dụng thì nhất thiết phải xem xét đến chất lượng của nó.
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn.
( Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Số tiền
%(NQH/dư nợ )
số tiền
%(NQH/dư nợ )
số tiền
%(NQH/dư nợ )
Tổng dư nợ quá hạn
24
4,18
45,5
5,8
35
3,82
NQD
2,82
6,1
11,3
8,124
11,93
5,93
- Ngắn hạn
2,08
5,88
5,42
4,8
4,38
3,673
- Trung và Dài hạn
0,75
6,32
5,88
21,6
7,55
17,8
(Nguồn: Báo cáo VCB Thành Công)
Nhìn vào số liệu bảng trên, điểm đầu tiên cần nói là tỷ lệ nợ quấ hạn của khu vực NQD cao, luôn cao hơn mức 5% và rất không ổn định, năm 2002 là 6,1%, năm 2003 tăng vọt lên tới 8,124 % và đến 2004 lại giảm còn 5,93%. Tỷ lệ cao và bấp bênh không ổn định này chứng tỏ ngân hàng không kiểm soát được chất lượng tín dụng, điều này có thể gây rủi ro cao cho tín dụng NQD nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn nói chung của toàn chi nhánh.
Chất lượng tín dụng NQD của VCB Thành Công nhìn trước là không ổn. Khi phân tích sâu về nguyên nhân thì phải xem cơ cấu nợ quá hạn ra sao.
Cơ cấu nợ quá hạn trong tín dụng NQD có sự thay đổi chiều hướng qua 3 năm. Năm 2002 đa sơ nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm trong tín dụng ngắn hạn: chiếm tới 74% tổng nợ quá hạn NQD. Tỷ lệ nợ quá hạn của tíndụng ngắn hạn ngoài quốc doanh cao, tới 5,88%. Tuy nợ quá hạn NQD trung dài hạn chiểm tỷ trọng ít trong tổng dư nợ, nhưng đó là do dư nợ trung dài hạn cũng ít. Vì thế mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ NQD trung dài hạn cũng lên tới 6,32%, cao hơn cả ngắn hạn.
Trong 2 năm tiếp theo, chấtlượng tín dụng ngắn hạn đã đwocj cải thiện rõ rệt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn giảm đều qua 2 năm (4,8% năm 2003 và 3,6% năm 2004), xuống dưới mức 5%.
Tuy vậy, chất lượng tín dụng trung dài hạn ngày càng bộc lộ không t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định Luận văn Kinh tế 0
B Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Bắc Quang Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp mở rộng cho vay, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Y Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh NHNo & PTNT Tam Trinh Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Citibank Việt Nam Khoa học Tự nhiên 2
S Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
W Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam Công nghệ thông tin 3
Q Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Công nghệ thông tin 0
T Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi n Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top