Download miễn phí Đề tài Vận dụng quan điểm toàn diện và phân tích quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam





Mục lục

Trang

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

I. NGUYÊN LÝ 3

1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng kinh tế thị trường 3

a. Quan điểm toàn diện và cơ sở khách quan của quan điểm toàn diện 3

b. Khái niệm, sự ra đời KTTT và đặc điểm phát triển KTTT 4

c. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động kinh tế. 5

2. Xây dựng kinh tế thị trường. 6

a. Thực trạng kinh tế Việt Nam trước Đại hội VI của Đảng và yêu cầu đổi mới 6

b. Công cuộc xây dựng KTTT và những chủ trương giải pháp của Đảng và Nhà nước. 6

c. Nhìn nhận công cuộc cải cách và mở cửa trên quan điểm toàn diện và những biện pháp cần đề ra. 9

d. Phương hướng phát triển cho tương lai 15

PHẦN III: KẾT LUẬN 16

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


p luận cho mọi khoa học, là kim chỉ nam cho mọi hành động của con người trong cuộc sống đầy biến động và phức tạp này, giúp con người nhận thức đúng hơn về thế giới. Mỗi một quan điểm của nó là một cách nhìn nhận về cuộc sống, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong triết học Mác - Lênin với nội dung: "Các sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ trong thế giới, không cái nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng tồn tại bằng cách tác động nhau, ràng buộc nhau quy định và chuyển hoá lẫn nhau. Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật và hiện tượng" [Chủ biên: PGS. Vũ Ngọc Pha - Giáo trình "Triết học Mác - Lênin" - NXB Giáo dục, 1997, trang 130]. Mối liên hệ phổ biến là khách quan, là cái vốn có của các sự vật hiện tượng, nó bắt nguồn từ tính thống nhất của vật chế của thế giới biểu hiện trong các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy.
Hai là: Vì sao cần thực hiện quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin.
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm toàn diện khi nghiên cứu sự vật hiện tượng, bởi vì trong đánh giá nhìn nhận một vấn đề chúng ta thường nhìn nhận phiến diện, một chiều bỏ qua nhiều yếu tố tác động do đó khi giải quyết các công việc trong cuộc sống chúng ta thường thất bại do nhiều tình huống bất ngờ, không lường trước. Mà thực ra nếu vận dụng đúng quan điểm toàn diện thì mọi công việc có thể trở nên suôn sẻ, đơn giản: "Nguyên lí mối liên hệ phổ biến đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm toàn diện khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng, tức là xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác, xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, kể cả các khâu trung gian, thấy được vị trí của từng mối liên hệ trong tổng thể của nó, có như vậy mới nắm được bản chất của sự vật" [Chủ biên: PGS. Vũ Ngọc Pha - NXB Chính trị Quốc gia, 1997, trang 44]. Tức là khi giải quyết một vấn đề trong cuộc sống chúng ta phải đặt vấn đề ấy trong một môi trường không gian thời gian xác định, xem xét các mối liên hệ tác động vào nó, xác định vị trí và vai trò của mỗi mặt trong tổng thể những nhân tố tác động vào sự vật hiện tượng xem đầu là nhân tố chính, cơ bản, đâu là nhân tố phụ, đâu là nhân tố chủ quan, khách quan, đâu là nhân tố trực tiếp, đâu là nhân tố gián tiếp. Có như thế chúng ta mới có những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.
b. Khái niệm, sự ra đời KTTT và đặc điểm phát triển KTTT
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau, mỗi mô hình là sản phẩm của một trình độ nhận thức nhất định trong điều kiện lịch sử cụ thể. KTTT đang là mô hình tối ưu trong giai đoạn hiện nay mà lịch sử thời gian qua đã chứng minh. Vậy KTTT là gì? Kinh tế thị trường được hiểu là một kiểu kinh tế - xã hội mà trong đó sản xuất xã hội gắn chặt chẽ với thị trường, tức là gắn chặt với quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ cung cầu, tức là chịu sự điều tiết của thị trường, do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó, từ thị trường mà ta phải giải bài toán hóc búa: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?.
KTTT đã ra đời ngay khi chủ nghĩa tư bản ra đời, cho đến nay KTTT đã phát triển trên khắp các nước trên thế giới và cách tối ưu để phát triển kinh tế "Kinh tế thị trường đã trải qua 3 giai đoạn phát triển; giai đoạn 1 là giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang KTTT; giai đoạn 2 là giai đoạn KTTT tự do; và giai đoạn 3 là giai đoạn KTTT hiện đại. Đặc trưng của giai đoạn này là Nhà nước can thiệp vào kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu với nước ngoài". [Tg: Dương Bác Phương - Nguyễn Minh Khải - Tạp chí Cộng sản - số 18 (9/1998)]. Nhưng Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô, tức là góp phần làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, nhanh chóng và có hiệu quả. Kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đang tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
c. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động kinh tế.
Trong hoạt động kinh tế, vấn đề cơ bản là phải làm thế nào để tiết kiệm công nhân tối đa, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và tổ chức sản xuất tốt nhất cùng với phân phối hàng hoá nhanh chóng (chu kì luân chuyển vốn ngắn) để thu hồi được vốn nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Đó là những vấn đề nóng bỏng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Do đó chúng ta phải có một cái nhìn tổng thể, toàn diện để tìm ra giải pháp tốt nhất. Chúng ta phải thấy được trong nền kinh tế, không có một sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời những sự kiện khác, nên ta phải nắm bắt được quy luật cung - cầu, quy luật giá cả của thị trường, chủng loại hàng hoá để xác định mặt hàng cần sản xuất để tiêu thụ nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao. Chúng ta phải thấy được mối liên hệ giữa thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động, chúng có sự chế ước lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau và có thể gây ra các biến động lan truyền. Ví như khi thị trường lao động giảm thì thị trường hàng hoá cũng giảm theo dẫn đến thị trường vốn cũng giảm xuống. Hơn nữa bản thân nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với chính trị, ngoại giao, pháp quyền, khoa học,... khi có biến động của chính trị hay các nhân tố khác thì giá cả của thị trường cũng biến động theo gây ra những tác động mạnh đối với nền kinh tế. Do đó khi nghiên cứu một sự kiện kinh tế chúng ta phải xét trên quan điểm toàn diện. Khi tính toán đến càng nhiều mối liên hệ càng tránh được rủi ro, thất bại. Chính các nhà tư bản phương Tây là những người biết áp dụng tài tình quan điểm này vào hoạt động kinh tế, đã đem lại cho họ nguồn lợi vô cùng lớn, trong đó không ít trong số họ là những người giàu nhất thế giới, góp phần đưa kinh tế nước họ phát triển vượt bậc. Đến đây chúng ta có thể khẳng định quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin có ý nghĩa to lớn với lĩnh vực hoạt động kinh tế, đặc biệt là vai trò đó được phát huy tích cực trong nền KTTT. Đó là điều kiện quan trọng bậc nhất cho sự thành công.
2. Xây dựng kinh tế thị trường.
a. Thực trạng kinh tế Việt Nam trước Đại hội VI của Đảng và yêu cầu đổi mới
Để thấu hiểu triệt để theo nguyên tắc toàn diện, chúng ta cần tìm hiểu xuất phát điểm kinh tế nước ta khi bắt đầu đổi mới. Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế trước đó là kinh tế nông nghiệp vô cùng lạc hậu. Hơn nữa lại chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, chúng ta thiếu một cái "cốt vật chất" để tiến hành xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam từ trước năm 1975 cho đến năm 1985 đã trải qua nhiều thăng trầm và xáo trộn dữ dội đất nước từng bị chia cắt, kinh tế bị tàn phá nặng ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Luận văn Kinh tế 0
C Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào Việt Nam ta Luận văn Kinh tế 0
L Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Kinh tế 2
C Quan hệ điều khiển - Phục tùng, các hình thức điều khiển & sự vận dụng trong quản lý doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
O Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con ngươì và sự vận dụng vào các quan hệ doanh ngiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top