Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LẬP DỰ ẮN XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN LAI CHÂU

I. Quá trình hình thành dự án:
Sông Đà là nhánh lớn nhất của hệ thống Sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Ngụy Sơn ,Vân Nam, Trung Quốc với tông chiều dài 980km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam là 540km. Tiềm năng thủy điện Sông Đà chiếm gần 50% trữ năng kinhh tế kỹ thuật thủy điện của cả nước.
Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước của Sông Đà, góp phần giảm lũ lụt, cấp nước cho đồng bằng Sông Hồng, Đảng và chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu quy hoạch dòng sông này từ những năm 1960,chỉ đạo xây dựng xong thủy điện Hòa Bình năm 1994, khởi công xây dựng thủy điện Sơn La năm 2005 và chủ trương đầu tư xây dựng sớm thủy điện Lai Châu.
Thủy điện Lai Châu là bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên cuả thủy điện Sơn La đang xây dựng. Thủy điện Lai Châu dự kiến được xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây là công trình thủy điện không những có vai trò trong việc phát điện cung cấp cho đất nước, tham gia cấp nước cho đồng bằng Sông Hồng về mùa kiệt mà còn tạo cơ hội góp phần phát triển kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên( đặc biệt là huyện miền núi biên giới Mường Tè), đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc. Do vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống bậc thang thủy điện trên dòng sông Đà, nên công tác nghiên cứu thiết kế, quy hoạch, thẩm định các dự án đã được thực hiện một cách thận trọng và được sự tham gia của nhiều Bộ, nghành và địa phương liên quan, đồng thời thu hút ý kiến đóng góp của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước, cơ quan tư vấn trong và ngoài nước, các hội khoa học chuyên nghành, các trường đại học và của các chuyên gia.
Cùng với quá trình nghiên cứu, phân tích lựa chọn quy mô của thủy điện Sơn La , liên danh giữa Tư vấn trong nước với Viện Thiết kế thủy công Matxcova đã nghiên cứu chuẩn xác quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Đà, trong đó thủy điện Lai Châu là bậc thang trên của thủy điện Sơn La quy mô thấp.
II. Nội dung Dự án:
1. Tên Dự án: Dự án thủy điện Lai Châu
2. Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
3. Địa điểm xây dựng: Xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
4. Nhiệm vụ: Cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của cả nước cũng như của hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, tham gia cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa kiệt.
5. Quy mô và thông số chính của công trình xây dựng:
_ Mực nước dâng bình thường : 295m
_ Mực nước chết : 270m
- Dung tích toàn bộ hồ chứa : 1.215 triệu m3
_ Dung tích hữu ích : 711 triệu m3
_ Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT : 39,63 km2
_ Chiều cao đập ( lớn nhất) : 120m
_ Công suất lắp máy :1200 MW
_ Công suất đảm bảo Nđb p=90% : 136 MW
_ Lượng điện bình quân năm : 4.704 triệu kWh/ năm
_ Cấp công trình : Cấp I
6. Diện tích sử dụng đất:
Theo tính toán bước đầu, dự án có yêu cầu sử dụng 4.636ha, trong đó:
_ Vùng mặt bằng công trình : 673 ha
_ Vùng hồ chứa: ứng với MNDBT 295m là 3.963 ha.
7. Di dân, tái định cư:
_ Theo số liệu điều tra cập nhật tháng 12 năm 2008 của Tư vấn xây dựng, hiện có 9 xã (30 bản) với 1.331 hộ / 5.867 khẩu thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu nằm trong phạm vi lòng hồ và mặt bằng công trình, gồm các xã: Nậm Hàng, Nậm Manh, Mường Mô, Can Hồ, thị trấn Mường Tè, Bum Tở, Nậm Khao, Mù Cả và xã Mường Tè
_ Phương án di dân tái định cư: Công tác lập quy hoạch tổng thể bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cơ (TĐC) thủy điện Lai Châu do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp phối hợp với các ban nghành của tỉnh Lai Châu thực hiện:
+ Công tác điều tra lựa chọn địa điểm TĐC thì huyện Mường Tè có khả năng bổ trí TĐC, tiếp nhận được hết số dân bị ảnh hưởng của thủy điện Lai Châu( gồn 8 xã : Nậm Hàng, Mường Mô, Can Hồ, Thị trấn Mường Tè, xã Mường Tè, Nậm Khao, Nậm Manh và điểm TĐC dự phòng Nậm Pô của xã Nậm Manh, với khả năng tiếp nhận khoảng 1.593 hộ).
+ Đã hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/ 10.000 các khu điểm TĐC phục vụ việc lập quy hoạch tổng thể bố trí TĐC.
+ Có 617 hộ / 3.873 người ở bên bờ phải sông Đà bị ảnh hưởng do bị cô lập về giao thông, sẽ được tái định cư tại chỗ và sẽ có phương án đảm bảo giao thông khi có hồ chứa.
_ Về bồi thường, hỗ trợ, di dân TĐC thủy điện Lai Châu kiến nghị được áp dụng theo chính sách bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư của dự án thủy điện Sơn La
Về chủ trương việc đền bù giải phóng mặt bằng và di dân TĐC phải đảm bảo được nguyên tắc tạo điều kiện sống và làm việc của người dân tốt hơn ở nơi cũ, góp phần bố trí lại cơ cấu dân cư, chú ý đến tâm lý, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân cư này. Việc di dân TĐC cũng cần được thực hiện phù hợp với một kế hoạch tổng thể đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu của huyện Mường Tè.
8. Tiến độ thi công:
Theo tính toán, tổng thời gian dự kiến xây dựng thủy điện Lai Châu là 9 năm kể cả thời gian chuẩn bị. Trong đó:
_ Thời gian cho công tác chủân bị xây dựng đên lúc khởi công công trình là 3 năm ( dự kiến công tác chuẩn bị vào năm 2008- 2010)
_ Thời gian xây dựng công trình chính là 6 năm, dự kiên phát điện các tổ máy đầu vào 2016 và hoàn thành toàn bộ công trình vào 2017.

9. các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ của dự án

a) về khí tượng thuỷ văn:
Số liệu, tài liệu khí tượng thuỷ văn trên phần lưu vực sông Đà thuộc lãnh thổ nước ta được đề cập tương đối đầy đủ, chất lượng đạt yêu cầu, có đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc tính toán các thông số hồ chứa và công trình xây dựng của thuỷ điện Lai Châu. Do đã đề cập cụ thể về tình hình khai thác dòng chảy của các công trình thuỷ điện trên thượng nguồn sông Đà phía Trung Quốc, vì vậy, kết quả tính toán góp phần củng cố them độ tin cậy và chính xác, các kết quả khi sử dụng số liệu thuỷ văn thu thập được để nghiên cứu bồi lắng nước dềnh về mặt lý thuyết là thiên về an toàn ở giai đoạn báo cáo đầu tư.
Tuy nhiên, do hiện nay một số công trình thuỷ điện trên sông Lý Tiên (thượng nguồn sông Đà thuộc lãnh thổ Trung Quốc) đã và đang được xây dựng, nên nó sẽ có ảnh hưởng nhất định đến dòng chảy đối với các công trình thuỷ điện của Việt Nam trên dòng chính sông Đà, trong đó có thuỷ điện Lai Châu, nhất là sự ảnh hưởng đến phân bố lưu lượng dòng chảy trong năm. Vì vậy, trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, chính phủ yêu cầu tiếp tục tổ chức quan trắc và nghiên cứu sâu them vấn đề này để đảm bảo sự tối ưu về lựa chọn thông số kinh tế-kỹ thuật của Dự án cũng như trong qúa trình vận hành.
b) Về địa hình và điều kiện địa chất công trình:
Tài liệu địa hình phục vụ lập Dự án thuỷ điện Lai Châu đủ về thành phần khối lượng, đảm bảo độ tin cậy và chất lượng theo quy phạm hiện hành.
Về địa chất công trình: Hồ sơ địa chất công trình thuỷ điện Lai Châu đáp ứng yêu cầu về hình thức, nội dung, trình bày đầy đủ các yêu cầu về địa chất công trình hồ chứa và công trình đầu mối, và nhìn chung có thể nói đã đạt được đến mức yêu cầu về mặt kỹ thuật của giai đoạn lập Dự án đầu tư (Báo cáo khả thi). Khối lượng khảo sát tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành về khảo sát, đặc biệt là công tác khoan khảo sát, thí nghiệm địa chất thuỷ văn, thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý đất đá ở trong phòng và công tác đo vẽ bản đồ địa chất công trình đối với tuyến đập.
- Đối với thuỷ điện Sơn La thấp khi mực nước dâng từ 215m trở xuống, nếu xảy ra vỡ đập và thuỷ điện Hoà Bình được điều tiết thì không gây vỡ đập thuỷ điện Hoà Bình.
- Khi cả 3 hồ chứa Lai Châu, Sơn La, và Hoà Bình ở mực nước dâng bình thường và mực nước gia cường, xảy ra rủi ro vỡ đập thuỷ điện Lai Châu đều không có khả năng gây ra vỡ đập thuỷ điện Sơn La và Hoà Bình.
Để kiểm tra các kết luận trên, hội đồng Thẩm định nhà nước về thuỷ điện Sơn La đã giao cho Viện Khí tượng thuỷ văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) do viện trưởng , tiến sĩ Trần Thục, chủ trì thẩm định. Kết qủa thẩm định đã khẳng định các kết luận trên là phù hợp.

b) Trường hợp vỡ đập thuộc lưu vực Trung Quốc
Trường hợp đập Tukahe (công trình gần biên giới Việt – Trung ) bị vỡ: dung tích hồ chứa Lai Châu từ mức nước dânh bình thường 295m đến đỉnh đập là 175 triệu m3 . Toàn bộ dung tích hồ chứa Tukahe là 78 triệu m3 , nếu đập bị vỡ, toàn bộ lượng nước chảy vào hồ Lai Châu làm dâng mực nước trong hồ lên cao độ 296,9m, chưa kể điều tiết qua đập tràn Lai Châu vẫn còn thấp hơn đỉnh đập khoảng 6m. Vì vậy, đập Lai Châu đảm bảo an toàn khi xảy ra vỡ đập Tukahe.

c) Trường hợp các công trình thượng lưu xả nước:
Trường hợp các công trinh thượng lưu (Trung Quốc) đồng loạt xả lưu lượng lớn nhất xuống hạ lưu:
Khả năng tối đa của mỗi công trình thuỷ điện đều đã được xác định cụ thể. Trong bậc thang các công trình làm việc theo nguyên tắc công trình bậc trên xả xuống bậc dưới liền kề. Hồ Tukahe là hồ cuối cùng trên lãnh thổ Trung Quốc có nhiệm vị điều tiết và xả toàn bộ các lưu lượng của bậc trên.
Khả năng xả tối đa của hồ Takuhe là 13000m3/só, thuỷ điện Lai Châu là 22259m3/só, do đó thuỷ điện Lai Châu hoàn toàn vận hành an toàn trong trường hợp này.

d) các vấn đề an toàn của thuỷ điện Lai Châu:

Thiết kế công trình thuỷ điện Lai Châu đã được tính toán đồng thời đáp ứng theo 2 tiêu chuẩn ( tiêu chuẩn Việt Nam và Hoa Kỳ), trong đó đã tính toán nâng mức an toàn trong trường hợp tổ hợp lực đặc biệt xuất hiện lũ cực hạn (PMF), tiêu chuẩn Việt Nam không yêu cầu và sử dụng lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 10000 năm (theo tiêu chuẩn Việt Nam lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại là 1000 năm).
Đánh giá độ nguy hiểm của động đất để phục vụ thiết kế đập đã được Viện Vật lý Địa cầu thực hiện từ khi nghiên cứu thuỷ điện Sơn La cho đến nay, số liệu đáp ứng cho các giai đoạn thiết kế thuỷ điện Lai Châu. Kết quả nghiên cứu mới nhất ( năm 2009) như sau: tại khu vực thuỷ điện Lai Châu có cấp động đất cực đại tương đương cấp IX theo thang động đất MSK-64 (động đất cực đại được xác định với chu kỳ 10000 năm).
Việc trực tiếp sử dụng kết quả trên vào tính toán đã tăng them an toàn cho công trình, vì theo thông lệ, giá trị tính toán động đất được giảm một cấp khi công trình bố trí trên nền đá cứng.
Tuy vậy, do tầm quan trọng của công trình, công tác nghiên cứu động đất khu vực công trình vẫn đang được Viện Vật lý Điạ cầu tiếp tục triển khai để phục vụ cho các bước thiết kế chi tiết và vận hành.
Để tăng tính an toàn cho công trình thuỷ điện Lai Châu, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển toàn bộ Ban chỉ đạo Nhà nước, Ban Quản lý Dự án, các cơ quan tư vấn và các đơn vị thi công chính của thuỷ điện Sơn La thực hiện Dự án thuỷ điện Lai Châu.
III. Nhận xét chung:
1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên:
+ Số liệu, tài liệu khí tượng thuỷ văn trên phần lưu vực sông Đà thuộc lãnh thổ nước ta là khá đầy đủ chất lượng đạt yêu cầu, có đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc tính toán các thong số hồ chứa và công trình thuỷ điện Lai Châu.
Tuy nhiên do hiện nay một số công trình thuỷ địên trên sông Lý Tiên thượng nguồn sông Đà đang được xây dựng, nên sẽ có ảnh hưởng đến dòng chảy đối với các công trình thuỷ điện của Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến phân bố lưu lượng dong chảy trong năm. Vì vậy trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo chủ đầu tư phải nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này.
+ Phải có phương án ứng phó trong trường hợp xảy ra lũ quyét, sạt lở đất khu vực dự kiến xây dựng các hạng mục của dự án và khu tái định cư, có phương án di chuyển các di sản văn hoá, tận thu lâm sản, khoáng sản trong lòng hồ, phương án thu dọn lòng hồ.
+ Phải bổ sung diện tích đất để xây dựng các hạng mục: đường dây đấu nối nhà máy điện với hệ thống điện , các tuyến đường phục vụ thi công, đất dự kiến cho các khu tái định cư, phương án sử dụng nguồn nước, quỹ đất cho các khu tái định cư được xây dựng mới.
2. Đánh giá về di dân tái định cư:
+ Khảo sát kỹ hơn khả năng bố trí dân cư ở các điểm dự kiến vì việc xây dựng các điểm dân cư mới quy mô 50 hộ trở lên là khá khó khăn vì quỹ đất hạn chế.
+ Ở mỗi điểm dân cư dự kiến cần khảo sát them về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để đảm bảo có môi trường sống thích hợp cho người dân đặc biệt là nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, đất đai sản xuất cả về lượng và về chất.
+ Đối với các nhóm dân tộc ít người nên có những điểm tái định cư riêng để bảo tồn không gian, môi trường sống và không gian văn hoá dân tộc.
+ Tính toán thêm về sự gia tăng dân số, số dân sở tại bị ảnh hưởng khi thu hồi đất để lập các khu tái định cư mới để xen ghép.
3. Đánh giá về cơ cấu tổng mức đầu tư:
+ Chi phí xây dựng, chi pí thiết bị là phù hợp với khối lượng tính toán và đơn giá tại thời điểm hiện tại.
+ Các chi phí khác như bồi thường giải phóng mặt bằng, tư vấn, ban quản lý phù hợp với tỷ lệ theo quy định.
+ Chi phí lãi vay 7.413 tỷ chiếm 34,3% kinh phí sử dụng đầu tư ( 7.413 tỷ/ 21.589 tỷ ) là rất lớn do các mức lãi suất vay vốn cao tại thời điểm hiện nay. Trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế nước ta thời điểm hiện nay, hệ số dự phòng được xác định ở mức 20% ( 4.318 tỷ) là chấp nhận được.
Tóm lại tổng mức đầu tư đã được tính toán với khối lượng lớn, các định mức đơn giá áp dụng và kết quả tính toán về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên việc tính vốn đầu tư bị ảnh hưởng rất lớn bởi mức lãi suất vay vốn cao và biến động lớn của mặt bằng giá hàng hoá trên thế giới. Vì vậy, tổng mức đầu tư của dự án có khả năng biến động theo hướng tăng lên.


4. Đánh giá về hiệu quả tài chính:
Dự án chỉ đạt hiệu quả tài chính ( cả với các trường hợp phân tích độ nhạy như vốn đầu tư tăng 10%, điện lượng trung bình giảm 10%, cả hai trường hợp) với giá bán điện là 5,56 cent/kwh ứng với phương án huy động vốn. Tuy nhiên giá bán điện này lại vượt quá khung giá bán điện nêu trong quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007, mặc dù có thể trong tương lai nó phù hợp với lộ trình tăng giá điện của chính phủ. Do vậy, cần xin ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top