Sorrell

New Member

Download miễn phí Vai trò người lãnh đạo





Lãnh đạo là cả một nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì cần học hỏi,
trau dồi liên tục mới đạt được kết quả trong vai trò lãnh đạo. Một cách
tổng quát, nghệ thuật lãnh đạo là một cách bao gồm nhiều yếu tố
phải có của người lãnh đạo để có thể chỉ huy, hướng dẫn, điều hành một
tập thể sao cho thành công và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Không
những thế, còn được sự tuân phục, mến phục và hết lòng cộng tác của
những người cộng sự viên và các cấp dưới quyền



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

VAI TRÒ NGƯỜI LÃNH ĐẠO
I. ĐỊNH NGHĨA TỔNG QUÁT:
Người lãnh đạo là người đứng đầu, là người hướng dẫn, chỉ huy một đơn
vị, một tổ chức, một đoàn thể. Nói một cách khác, người lãnh đạo là
người có khả năng chỉ huy và hướng dẫn kẻ khác trong phạm vi và trách
nhiệm của mình.
Người lãnh đạo tài giỏi, thành công trong việc chỉ huy, hướng dẫn, điều
khiển v.v... Ngoài khả năng và kiến thức hơn người, người lãnh đạo còn
cần hội đủ những đức tính cần thiết và nghệ thuật lãnh đạo một
cách khôn khéo để đem lại sự thành công và kết quả tốt đẹp cho đơn vị
mình, cho tổ chức hay đoàn thể mà mình trực tiếp chịu trách nhiệm và
hướng dẫn.
II. VAI TRÒ NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG PHONG TRÀO TNTT:
Trong phạm vi của Phong Trào TNTT và trong phạm vi của đề tài này,
chúng ta sẽ bàn thảo sơ lược về vai trò của người lãnh đạo trong Phong
Trào TNTT mà trong đó Đức Tính và Nghệ Thuật Lãnh Đạo là những
điều kiện phải có nhằm đem lại sự thành công trong vai trò lãnh đạo của
người Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, nhất là trong việc hướng
dẫn và điều khiển một đoàn thể Công Giáo Tiến Hành.
Huynh Trưởng là người lãnh đạo, là một nhà giáo, là người anh, người
chị; là một vị tướng chỉ huy một đơn vị v.v... Ngoài tư cách, tác phong
và một đời sống đạo đức hơn người. Vai trò lãnh đạo của người Huynh
Trưởng TNTT còn cần hội đủ những đức tính cần thiết và đòi hỏi
một nghệ thuật chỉ huy khéo léo để có thể hướng dẫn các em trở thành
con người kiện toàn và một kitô hữu hoàn hảo theo như tôn chỉ và mục
đích của Phong Trào đã đề ra.
III. NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN PHẢI CÓ TRONG VAI TRÒ LÃNH
ĐẠO:
1. Tự Trọng: Tự trọng ở đây là sự y thức trách nhiệm. Hiểu rõ
trách nhiệm và sứ mệnh của mình và phải chu toàn trách nhiệm
cách chu đáo, không trốn tránh, bỏ nửa chừng. Không ỷ lại vào
người khác. Tự trọng còn có nghĩa là có tinh thần kỷ luật cho chính
mình, luôn giữ đúng giờ đúng giấc nhằm tạo thêm uy tín trong việc
lãnh đạo.
2. Tự Tin: Tin tưởng vào vai trò của mình, tin tưởng nơi sự quyết
định của mình khi đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân.
Không lùi bước trước những khó khăn trở ngại.
3. Tự Chủ: cần biết làm chủ chính mình, mà muốn được như
vậy thì phải có được sự bình tĩnh, sáng suốt nhận định vấn đề,
không để các ảnh hưởng khác xen vào trong các vấn đề đòi hỏi sự
quyết định của mình.
4. Vui Tươi, Hòa Nhã: Luôn có một tâm hồn vui tươi, cử chỉ và
cung cách hòa nhã, trong lời nói cũng như trong hành động. Không
ai muốn gần người có cái khuôn mặt cau có, ăn nói thiếu hòa nhã
và có những cử chỉ cộc cằn.
5. Khoan Dung Độ Lượng: Luôn đối xử với người chung quanh
cũng như thuộc cấp với một tâm hồn khoan dung độ lượng, dễ tha
thứ khi kẻ khác lầm lỗi. Không bắt bẻ, vạch lỗi và buộc lỗi. Một
trái tim đầy tình thương và một tâm hồn đại lượng luôn luôn là liều
thuốc hữu hiệu chữa mọi sự hiềm khích, buồn phiền.
6. Công Bằng Bác Ái: Công bằng trong tất cả mọi việc và cư xử
với nhau trong tình bác ái huynh đệ. Công bằng trong vấn đề
thưởng phạt; bác ái thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ khi cần đến.
7. Bình Tĩnh, Sáng Suốt: Có bình tĩnh thì mới có được sự sáng suốt
để giải quyết vấn đề. Người lãnh đạo luôn luôn cần có được sự
bình tĩnh khi gặp những thử thách, những khó khăn gặp phải ngoài
sự dự liệu trong lúc thi hành công việc. Bình tĩnh phân tích từng
vấn đề và sau đó tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.
8. Cầu Tiến: Luôn luôn tạo cơ hội để học hỏi thêm, trau dồi thêm
kiến thức cho mình. Nên nhớ rằng khi bạn đứng lại tức là bạn đang
đi lùi rồi đấy.
9. Khiêm Nhường, Phục Thiện: Người lãnh đạo cũng đòi hỏi phải
có đức tính khiêm nhường, trong lời nói cũng như trong hành
động. Thắng không kiêu, bại không nản. Biết nhận lỗi và phục
thiện khi biết mình lầm lỗi.
10. Thành Thật, Gương Mẫu: Sự thành thật luôn làm cho người
khác tôn trọng và kính phục. Nếp sống gương mẫu để cấp dưới noi
theo.
IV. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO:
Lãnh đạo là cả một nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì cần học hỏi,
trau dồi liên tục mới đạt được kết quả trong vai trò lãnh đạo. Một cách
tổng quát, nghệ thuật lãnh đạo là một cách bao gồm nhiều yếu tố
phải có của người lãnh đạo để có thể chỉ huy, hướng dẫn, điều hành một
tập thể sao cho thành công và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Không
những thế, còn được sự tuân phục, mến phục và hết lòng cộng tác của
những người cộng sự viên và các cấp dưới quyền.
Vai trò lãnh đạo của người Huynh Trưởng TNTT thực sự quan trọng và
khá phức tạp khi vai trò này đòi hỏi sự thành công về cả hai phương diện
SIÊU NHIÊN và TỰ NHIÊN trong việc hướng dẫn và giáo dục thanh
thiếu niên. Để đạt được sự thành công trong nghệ thuật lãnh đạo, người
Huynh Trưởng lãnh đạo cần hội đủ nhữnh yếu tố sau đây:
1. Biết Việc Mình Làm:
- Hiểu rõ được công việc mình phải làm và sẽ làm, và quyết tâm
hoàn tất công việc đó.
- Lượng định trước khả năng của mình, các diễn tiến công việc từ
khởi đầu cho đến lúc hoàn thành.
- Chuẩn bị và sắp đặt kế hoạch cũng như chương trình làm việc và
thực hiện công việc chi tiết từng phần, từng giai đoạn.
- Cần có đầu óc tưởng tượng phong phú các diễn tiến của công
việc mình làm sẽ như thế nào.
- Suy nghĩ, ước đoán và nhìn thấy trước các diễn tiến của công việc
để có được những dự phòng chính xác hơn.
- Biết cách phân chia và xếp đặt đúng người, đúng chỗ.
- Biết lắng nghe ý kiến và sự phân tích của người khác và biết tập
trung các sáng kiến để cho công việc được hiệu quả hơn.
- Biết linh động và biến báo khi cần.
- Tin tưởng vào công việc mình làm, tin tưởng vào người cộng sự
viên mà mình đã trao phó trách nhiệm, tin tưởng vào lợi ích chung
và mục đích cao cả của công việc và tự tin rằng mình có thể hoàn
thành được cách tốt đẹp.
2. Đắc Nhân Tâm:
- Được sự mến phục và hết lòng hợp tác của các cộng sự viên và
những cấp dưới quyền là đã đạt được một nửa của sự thành công
trong nghệ thuật lãnh đạo. Muốn được như vậy, ngoài các đức tính
đã được nêu như trên. Người lãnh đạo phải luôn có được được sự
khôn khéo và tế nhị trong cung cách đối xử với những trưởng cộng
sự viên như:
- Luôn tỏ ra tinh thần liên kết, tương thân tương trợ lẫn nhau.
- Có được tinh thần hiểu biết và thông cảm lẫn nhau trong mọi nơi
mọi lúc.
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau.
- Tươi cười, niềm nở và thường xuyên thăm hỏi lẫn nhau.
- Đối với các cấp dưới quyền:
- Luôn tỏ ra sự thương yêu, dìu dắt, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình,
không nề hà khó khăn, không cau có, không thoái thác khi được
nhờ tới.
- Lòng chân chính, không thiên vị
- Hiền lành, vui tươi để lúc nào cũng như sẵn sàng giang đôi tay
đón nhận...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0
L Về vai trò của nguồn lực con người trong xây dựng bảo vệ và giữ vững chủ nghĩa xã hội ai trò của ngu Công nghệ thông tin 0
Z Tìm hiểu vai trò người cán bộ giám sát công trình Luận văn Kinh tế 0
P Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và với người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 2
A Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 0
C Nâng cao vai trò kích thích vật chất và kích thích tinh thần đối với người lao động ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top