nhichi_1996

New Member

Download miễn phí Luận văn Tác động của tõm lý xó hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay (qua thực tế tỉnh Hải Dương)





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương1: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ 6
1.1. Chính sách dân số và quá trình thực hiện chính sách dân số ở nước ta 6
1.2. Tâm lý xã hội và vai trò của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay 15
1.3. Những yếu tố cơ bản chi phối sự tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số 27
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA TÂM LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở HẢI DƯƠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ HIỆN NAY 33
2.1. Việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương những năm qua- Thành tựu và những vấn đề đặt ra 33
2.2. Tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay 39
2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tác động tiêu cực của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng hiện nay 58
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 82
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trọng. Có lẽ đây cũng chính là một yếu tố hết sức cơ bản làm cho những tập quán, truyền thống của nền sản xuất sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tâm lý xã hội bảo thủ, lỗi thời có một “ mảnh đất hiện thực” để tồn tại và tác động mạnh mẽ đối với mọi mặt đời sống xã hội của con người trong quá khứ cũng như hiện tại, mà điển hình là tác động đối với việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay.
2.1.2. Thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương thời gian qua
Trong quá trình thực hiện chính sách dân số, đặc biệt là sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa VII về chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội từ tỉnh tới cơ sở, nhất là sự ủng hộ và tích cực tham gia của nhân dân, việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu. Chúng ta thể đánh giá kết quả của công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình ở Hải Dương thời gian qua trên các mặt cơ bản sau đây:
Một là, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân về dân số- phát triển và chăm sóc sức khỏe sinh sản được nâng lên rõ rệt, công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình đã được coi là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đại bộ phận nhân dân quan niệm về sinh đẻ đã có những chuyển biến tích cực. Công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình từng bước được xã hội hóa. Mô hình “ Lồng ghép yếu tố dân số với phát triển bền vững thông qua hoạt động tín dụng tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình” đạt hiệu quả tốt và được đề nghị nhân rộng.
Hai là, quy mô dân số ngày càng ổn định. Số người trung bình trong một hộ đã giảm từ 4,01 người/ hộ vào năm 1999 xuống còn 3,8 người/ hộ vào năm 2004. Dân số vào thời điểm 1/ 4/ 2004 so với thời điểm 1/ 4/ 1999 tăng 44.024 người (2,7%). Như vậy, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 1999- 2004 là 0,53% chậm hơn 0,38% so với thời kỳ 1989- 1999 (0,91%). Kết quả này đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề vững chắc để Hải Dương bước vào thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010.
Theo báo cáo quý 3 năm 2005 của Uỷ ban dân số- gia đình & trẻ em tỉnh Hải Dương, tính đến tháng 9 năm 2005, dân số của tỉnh là 1.707.131 người với 432.938 hộ; Nữ 15- 49 tuổi là 461.217 người, trong đó số nữ có chồng là 319.851 người; Số sinh là 14.871 cháu, trong đó có 1.260 cháu là con thứ 3 trở lên.
Ba là, về mức sinh ở Hải Dương liên tục có chiều hướng giảm từ 2,05 con năm 1999 xuống 2 con vào năm 2002 và duy trì mức sinh tương đối ổn định cho đến nay. Tỷ suất sinh thô từ 15,72% năm 2001 xuống còn 14,45% năm 2004. Tỷ lệ sinh con thứ 3 mặc dù gần đây có tăng mạnh nhưng vẫn ở mức thấp so với toàn quốc, dao động trong khoảng từ 8,7 đến 9,7% [52, tr.3].
Bốn là, về việc các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai đã tăng đáng kể. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai đạt từ 73,3% năm 2000 lên 75,5% vào các năm 2004, 2005. Đảm bảo đa dạng hóa các biện pháp tránh thai hiện đại an toàn, hiệu quả, đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của đối tượng sử dụng [52, tr.3].
Thành tựu đạt được trong việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương những năm qua là cơ bản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, cũng như nhiều địa phương khác, việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương đã vấp phải những khó khăn mới nảy sinh, ví dụ như tình trạng sinh con thứ 3 trở lên. Theo thống kê thì hầu hết các huyện trong tỉnh đều xuất hiện tình trạng sinh con thứ 3, thậm chí có những nơi tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên khá cao: điển hình là Thanh Miện: 14,99%; Bình Giang: 14,36% … [52, tr.3- 4].
Như chúng ta đã biết việc sinh con thứ 3 trở lên chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đã và đang gây cản trở đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng. Điều đó cho thấy thực tiễn đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách đòi hỏi chúng ta cần nhận thức và giải quyết kịp thời.
2.1.3. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay
Thứ nhất, những năm qua ở Hải Dương xu hướng giảm sinh tiếp tục được duy trì, tốc độ gia tăng dân số mặc dù vẫn trong phạm vi kiểm soát song những kết quả đạt được là chưa thực sự vững chắc. Xu hướng giảm sinh chững lại và báo hiệu rằng kết quả của những năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện ở bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình dân số- KHHGĐ của tỉnh hải Dương - Giai đoạn 1996- 2005 [53]
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tỷ lệ sinh thô
%0
19,46
18,20
17,03
16,42
16,25
15,72
14,96
14,75
14,45
14,15
Tỷ lệ chết
%0
5,76
5,45
5,1
5,24
5,23
5,17
5,24
5,24
5,24
3,23
Tỷ lệ tăng tự nhiên
%0
13,8
13,1
11,6
11,3
11,0
10,5
9,79
9,51
9,21
8,91
Tỷ suất sinh giảm bình quân
Giai đoạn 1996- 2000 giảm 0,64 %0/ năm
Giai đoạn 2001- 2005 giảm 0,31%0/ năm
Có thể thấy rằng xu hướng giảm sinh ở Hải Dương đã được giữ vững trong nhiều năm liên tục, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Hải Dương cũng ở mức thấp so với nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ và đã xấp xỉ đạt mức sinh thay thế. Nếu theo quy luật chung, khi đã đạt mức sinh thay thế thì xu hướng giảm sinh sẽ chững lại. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây vẫn là tình trạng tăng mạnh trở lại của việc sinh con thứ 3 trở lên.
Thứ hai, từ sau khi Pháp lệnh dân số 2003 được ban hành, tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng tăng mạnh (nhất là vào những năm 2003 và 2004). Đáng chú ý là sự “ lây lan” của hiện tượng này diễn ra tương đối nhanh trên một phạm vi rất rộng và khó kiểm soát. Trước đây, tình trạng sinh con thứ 3 hầu hết rơi vào những gia đình đã sinh hai con là gái và một số ít gia đình đã có hai con trai. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này lại xuất hiện khá nhiều ở những gia đình đã có cả con trai và con gái, theo thống kê toàn tỉnh tỷ lệ này khoảng 30%. Dĩ nhiên, nguyên nhân không chỉ nằm ở " những kẽ hở" của Pháp lệnh dân số 2003 hay sự chậm trễ trong việc ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện pháp lệnh mà thực chất nó chỉ là những " lí do" để biện hộ cho sự tồn tại và tác động của những yếu tố tâm lý xã hội từ bao đời đang đè nặng lên đầu óc những con người đang sống.
Bảng 2.2: Kết quả giảm sinh ở Hải Dương giai đoạn 2001- 2005 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2004]
Đơn vị
tính
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Dự tính 2005
Quy mô dân số
Người
1675566
1683973
1696230
1711766
1727544
Tỷ lệ
giảm sinh
%o
0,53
0,76
0,21
0,3
0,3
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
%
8,7
8,2
8,62
9,9
9,0
Thứ ba, xu hướng sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh trong nhóm gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, học vấn cao...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top