Download miễn phí Đề tài Ứng dụng mô hình mạng thần kinh dự báo lạm phát Việt Nam



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
VÀ MÔ HÌNH MẠNG THẦN KINH NHÂN TẠO .3
1.1. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu về lạm phát .3
1.1.1. Các quan điểm về lạm phát .3
1.1.2. Phân loại lạm phát .4
1.1.3. Tác động của lạm phát .4
1.1.3.1. Tác động phân phối lại thu nhập của lạm phát .5
1.1.3.2. Tác động của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế .5
1.1.3.3. Tác động của lạm phát lên tỷ giá hối đoái .6
1.1.3.4. Các tác động khác của lạm phát .7
1.2. Mô hình mạng thần kinh nhân tạo .7
1.2.1. Ý tưởng nền tảng của mô hình mạng thần kinh .8
1.2.2. Mô hình mạng thần kinh đơn giản .9
1.2.3. Cấu tạo của mô hình mạng thần kinh . 11
1.2.3.1. Hàm kích hoạt . 11
1.2.3.2. Cấu trúc mạng . 13
1.2.3.3. Huấn luyện mạng . 15
1.2.3.3.1. Học không giám sát (Unsupervised learning) . 15
1.2.3.3.2. Học có giám sát (Supervised learning) . 15
1.2.4. Xây dựng mô hình mạng thần kinh nhân tạo . 16
1.2.4.1. Xác định biến số cho mô hình mạng thần kinh . 17
1.2.4.2. Thu thập và xử lý dữ liệu . 18
1.2.4.3. Sắp xếp lại bộ dữ liệu . 19
1.2.4.4. Xây dựng cấu trúc mô hình mạng . 21
1.2.4.4.1. Số lớp ẩn của mô hình mạng truyền thẳng đa lớp . 21
1.2.4.4.2. Số nơ-ron của mỗi lớp ẩn trong mô hình mạng . 21
1.2.4.5. Huấn luyện mạng và các tiêu chuẩn đánh giá mô hình . 22
1.2.5. Bằng chứng thực nghiệm của mô hình mạng thần kinh . 22
1.2.5.1. Ứng dụng trong dự báo tài chính . 23
1.2.5.2. Ứng dụng trong xếp hạng tín dụng . 23
1.2.5.3. Ứng dụng trong dự báo lạm phát . 24
1.2.5.4. Một số ứng dụng khác của mô hình mạng thần kinh nhân tạo . 25
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MẠNG THẦN KINH
DỰ BÁO LẠM PHÁT VIỆT NAM . 27
2.1. Xác định biến số đầu vào của mô hình . 27
2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu . 32
2.3. Sắp xếp lại bộ dữ liệu . 36
2.4. Xây dựng mô hình dự báo lạm phát . 36
2.5. Kết quả thực nghiệm của mô hình và kết luận . 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI MỞ TỪ KẾT QUẢ MÔ HÌNH . 48
3.1. Gợi ý về hướng nghiên cứu tiếp theo . 48
3.2. Gợi ý chính sách . 49
KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý do chọn đề tài.
Nếu như lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam được duy trì ổn định trong suốt những
năm 2000 thì đến năm 2004, lạm phát bắt đầu tăng tốc mà đỉnh điểm là năm 2008, tỷ
lệ lạm phát đạt đến mức gần 20%. Trong nửa năm đầu 2011, tỷ lệ lạm phát đã vào
khoảng 13%. Lạm phát, nhất là lạm phát cao đã tác động đến nhiều mặt đời sống kinh
tế - xã hội: làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp; làm méo mó nền kinh tế và làm cho việc thực hiện các kế hoạch chi
tiêu và tiết kiệm của dân chúng bị đảo lộn, gây tác động xấu đến những người có thu
nhập thấp, đặc biệt là những người sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ tiền lương.
Trong bối cảnh đó, lạm phát mục tiêu, một công cụ của chính sách tiền tệ, đang dần
được chú ý nhiều hơn bởi các nhà điều hành chính sách lẫn giới nghiên cứu học thuật
bởi tính hiệu quả của nó trong việc ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên,
một trong những điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng hiệu quả công cụ lạm phát
mục tiêu chính là công tác dự báo của Ngân hàng Nhà nước đối với xu hướng chung
của giá cả để từ đó đề ra những biện pháp chủ động đưa mức lạm phát về mức mục
tiêu kỳ vọng. Mặt khác, nhận thấy tiềm năng của mô hình mạng thần kinh phi tuyến
trong việc dự báo các biến số vĩ mô như tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng… bên cạnh các
mô hình truyền thống được minh chứng trong các nghiên cứu thực nghiệm. Trên cơ
sở đó, đề tài “Ứng dụng mô hình mạng thần kinh dự báo lạm phát Việt Nam” đã
được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài là hướng đến việc xây dựng mô hình mạng thần kinh phù hợp để
dự báo tỷ lệ lạm phát của Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ
lần lượt trả lời cho các câu hỏi:
- Thế nào là mô hình mạng thần kinh nhân tạo? Mô hình có những đặc điểm
nổi bật gì so với các mô hình tuyến tính truyền thống và cơ chế vận hành
của mô hình này như thế nào?
- Cấu trúc mô hình mạng nào sẽ phù hợp nhất để dự báo tỷ lệ lạm phát của
Việt Nam?
- Những gợi ý nào có thể được đưa ra từ kết quả thực nghiệm của mô hình?
3. Kết cấu đề tài.
Để đi vào giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài được xây dựng với kết cấu gồm
ba chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lạm phát và mô hình mạng thần kinh nhân tạo.
Chương 2: Ứng dụng mô hình mạng thần kinh dự báo lạm phát Việt Nam.
Chương 3: Một số gợi mở từ kết quả mô hình.
4. Đóng góp của đề tài.
Đề tài đã góp phần vào việc hệ thống hóa các khái niệm và nguyên lý nền tảng của
mô hình mạng, cơ chế vận hành của mô hình cùng với quy trình các bước để tiến
hành ứng dụng xây dựng mô hình trong dự báo thực tiến. Tiếp đó, kết quả thực
nghiệm đã cho thấy cấu trúc mạng tốt nhất để dự báo tỷ lệ lạm phát hàng tháng ở Việt
Nam là mô hình truyền thẳng giản đơn với một lớp ẩn và ba nơ-ron ẩn. Cuối cùng,
trên cơ sở kết quả thực nghiệm của mô hình, một số gợi ý về chính sách điều hành
lạm phát trong thời gian tới đã được đưa ra.
5. Hướng phát triển đề tài.
Mô hình mạng thần kinh được sử dụng trong đề tài chỉ là mô hình mạng truyền thẳng
giản đơn, do vậy, những nghiên cứu trong thời gian tới hướng đến việc áp dụng mô
hình mạng có phản hồi hay kết hợp với thuật toán di truyền và logic mờ để xây dựng
các mô hình “lai tạp” kỳ vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dự báo. Mặt
khác, bên cạnh lạm phát thì mô hình còn có thể được ứng dụng trong dự báo các biến
số khác như tỷ giá, tốc độ tăng trưởng GDP… Ngoài ra, một hướng phát triển khả dĩ
khác cho đề tài chính là ứng dụng mô hình trong hoạt động phân loại đối tượng đi
vay để hỗ trợ cho quá trình thẩm định tín dụng của các ngân hàng.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
VÀ MÔ HÌNH MẠNG THẦN KINH NHÂN TẠO
1.1. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu về lạm phát.
1.1.1. Các quan điểm về lạm phát
Khi nghiên cứu về chế độ bản vị vàng, Karl Marx đã khẳng định: việc phát hành tiền
giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng sẽ thực sự lưu thông dưới hình thức là
các thay mặt tiền giấy của mình. Một khi lượng tiền giấy vượt quá mức giới hạn này
thì tiền giấy sẽ mất dần giấy trị làm gia tăng mức giá chung của tất cả các loại hàng
hóa và tình trạng lạm phát xuất hiện. Theo đó, lạm phát, dưới quan điềm của Karl
Marx, được định nghĩa như sau: Lạm phát là việc các kênh, các luồng lưu thông tràn
đầy những tờ giấy bạc dư thừa dẫn đến sự tăng vọt trong mức giá chung.
Cũng bàn về vấn đề lưu thông tiền tệ, Milton Friendman đã từng phát biểu: Lạm phát
ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ
xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn so với sản xuất.
Tuy nhiên, John Keynes với thuyết cầu của mình cho rằng nguồn gốc sâu xa của lạm
phát là sự biến động cung cầu. Khi cung đã vượt xa cầu thì sản xuất sẽ đình đốn, nền
kinh tế bị suy giảm. Lúc đó, Nhà Nước buộc phải tung ra các khoản chi tiêu, đầu tư
công lớn, tăng cường các chính sách tín dụng nhằm kéo mức cầu của cả nền kinh tế
về cân bằng và vượt qua tổng cung. Lúc này, lạm phát đã xuất hiện. Trong trường
hợp nền kinh tế phát triển hiệu quả, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ cấu
kinh tế được đổi mới thành công; lạm phát này có tác dụng thúc đẩy sản xuất. Ngược
lại, lạm phát, theo Keynes, đã không còn là động lực phát triển của nền kinh tế.
Với Paul A. Samuelson thì lạm phát xảy ra khi mức tăng trong chi phí sản xuất, kinh
doanh cao hơn mức tăng trong năng suất lao động. Chi phí gia tăng có thể do sự gia
tăng trong mức tiền lương, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, hay cũng có thể là do
công nghệ lạc hậu, cơ chế quản lý cồng kềnh… Khi mức chi phí này vượt qua khỏi
sự bù đắp của năng suất lao động thì giá cả các mặt hàng sẽ tăng vọt và lạm phát xuất
hiện. Lúc này, lạm phát không còn là động lực để phát triển nữa mà nó sẽ khiến cho
nền kinh tế bị suy thoái, cần các biện pháp cấp bách nhằm khống chế lạm phát.
Tóm lại, có rất nhiều góc nhìn khác nhau về lạm phát. Mỗi quan điểm, lý thuyết chỉ
giải thích cho một số thời kỳ nhất định và ngày càng nhiều quan điểm mới ra đời
cùng sự phát triển của nền kinh tế. Nhìn chung, dưới bất kỳ quan điểm nào lạm phát
cũng được đặc trưng bởi 3 điểm chính yếu sau:
o Sự gia tăng quá mức của lượng tiền trong lưu thông.
o Dẫn đến sự mất giá của đồng tiền.
o Từ đó, khiến cho giá cả các loại mặt hàng tăng cao.
1.1.2. Phân loại lạm phát
Xét về định tính, lạm phát được nhà kinh tế học Paul A. Samuelson phân thành hai
loại như sau:
 Lạm phát cân bằng và có thể đoán trước:
Đây là loại lạm phát khi toàn bộ giá cả của nền kinh tế đều tăng và mức tăng này đã
được đoán trước thì thu nhập của người dân cũng đồng thời được tăng lên một
cách tương ứng. Theo đó, lạm phát cân bằng và có thể đoán trước sẽ không gây ra
một tác hại nào cho việc sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng của kinh tế hay việc
phân phối thu nhập của người dân.
 Lạm phát không cân bằng và không được đoán trước:
Loại lạm phát này xảy ra khi mức giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ tăng không đều
nhau, vượt xa mức tăng trong tiền lương và không được dự báo trước. Đây là loại
phát gây khó khăn cho người dân, thiệt hại cho cả nền kinh tế. Một khi lạm phát này
xảy ra đồng tiền bị mất giá khiến cho những người nắm giữ hàng hóa giàu lên trong
khi những người cầm tiền thì lại cùng kiệt đi một cách tương đối, thu nhập được phân
phối lại. Vì thế dẫn đến tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa, ngoại tệ, vàng bạc, bất
động sản… gây ra trạng thái khan hiếm hàng hóa, bóp méo, xuyên tạc các yếu tố thị
trường, ảnh hưởng đến cả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Tác động của lạm phát
Lạm phát có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tùy theo
mức độ của nó. Một điểm quan trọng là tác động của lạm phát phụ thuộc rất nhiều
vào việc lạm phát đó có đoán trước được hay không. Điều này có nghĩa là nếu
doanh nghiệp, các hộ gia đình hoàn toàn có thể dự báo được mức độ lạm phát thì khi
đó, lạm phát sẽ không trở nên gánh nặng cho nền kinh tế bởi ta đã có được những giải
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Ứng dụng mô hình mạng thần kinh dự báo lạm phát Việt Nam

Admin ơi, cho mình xin link down tài liệu này với. Thanks admin nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH CROSS-DOCKING. LIÊN HỆ THỰC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D ỨNG DỤNG mô HÌNH THƯƠNG mại điện tử của DOANH NGHIỆP RAKUTEN NHẬT bản Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top