Download miễn phí Đề tài Tổ chức thương mại thế giới WTO và các giải pháp đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam





Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới - WTO 2
1. Từ GATT đến WTO 2
1.1. Quá trình hình thành GATT 2
1.2. Kết quả hoạt động của GATT 3
1.3. Những hạn chế của GATT 4
2. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc pháp lý của WTO 5
2.1. Sự hình thành Tổ chức Thương mại thế giới - WTO 5
2.3. Các nguyên tắc pháp lý của WTO 6
2.3.1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)(Most Favoured Nation), 6
2.3.2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), 7
2.3.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường 7
2.3.4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng 7
3. Sự cần thiết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO 8
Chương II: Tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam 10
1. Thủ tục gia nhập WTO 11
1.1 Các điều kiện gia nhập WTO 11
1.2 Tiến trình gia nhập của Việt Nam 12
2. AFTA, BTA - Việt Nam đã bước một chân vào WTO 14
3. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 15
4. Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO. 19
4.1Những cơ hội. 20
4.2 Những thách thức 21
Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới 26
1. Cải cách từ phía Chính phủ 26
1.1. Cải cách hành chính 26
1.1.1. Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhà nước: 26
1.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế: 26
1.2. Cải cách nông nghiệp nông thôn 28
1.3. Cải cách DNNN 29
1.4. Mở cửa thị trường 34
2. Những giải pháp từ phía doanh nghiệp 37
2.1 Các cải cách từ phía doanh nghiệp 37
2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam 39
Kết luận 42
Tài liệu tham khảo 43
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thành một phần trách nhiệm đối với quá khứ chiến tranh tại Việt Nam qua việc ổ định, cư trú cho hàng chục nghìn người tị nạn qua chương trình ODP và các chương trình khác có liên quan, (3) thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực chống tội phạm buôn lậu ma tuý, đề cao nhân quyền tự do tín ngưỡng, mở rộng các mối quan hệ kinh tế.
Còn đối với Việt Nam, trong tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì việc ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ mang những ý nghĩa quan trọng vì:
Đây là hiệp định thương mại đầu tiên mà Việt Nam tiến hành đàm phán theo các tiêu chuẩn của tổ chức thương mại thế giới WTO. Có rất nhiều điểm giống nhau giữa nội dung của Hiệp định thương mại song phương với hiệp định mà Việt Nam đang đàm phán với WTO để gia nhập tổ chức này. Thành công trong việc ký kết một hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ là một bước thuận lợi quan trọng để đi đến gia nhập WTO.
Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Mỹ có nhiều đóng góp to lớn và chi phối hoạt động của rất nhiều tổ kinh tế, thương mại và tài chính như WTO, WB, IMF, ADB...Ký kết hiệp định thương mại với nước này sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận những tổ chức này và mang lại những cơ hội thuận lợi mới cho nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam.
Với điều kiện và tiềm năng kinh tế hùng hậu, thị trường Mỹ luôn là những hứa hẹn tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Với việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, Việt Nam đã tạo ra được một môi trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam không những cho các Nhà đầu tư Hoa Kỳ mà còn đối với cả các Nhà đầu tư khác trên thế giới.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết thành công, phía Việt Nam đã đề ra những nguyên tắc cơ bản sau:
Việt Nam và Mỹ hợp tác trên cơ sơ tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước, bình đẳng cùng có lợi.
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc MFN và ký kết hiệp định thương mại song phương là có lợi cho cả hai bên.
Việt Nam tuân thủ theo các pháp luật và thông lệ quốc tế, áp dụng chúng theo điều kiện của nước mình là một nước cùng kiệt đang phát triển.
Việc đàm phán và đưa ra những cam kết hợp đồng là dựa trên cơ sở những quy định và luật lệ của GATT/WTO, Việt Nam sẽ dần dần đưa chúng vào thực hiện theo một lịch trình rõ ràng và cụ thể.
Việt Nam có quyền yêu cầu sự hỗ trợ trong phát triển kinh tế từ các quốc gia có nền kinh tế giàu mạnh trong đó có Mỹ.
Hiện nay, Mỹ là một thành viên của WTO nhưng Việt Nam thì không nên những quyền hạn và nghĩa vụ quy định trong hiệp định thương mại song phương này là rất đơn giản đối với Mỹ, nhưng lại vô cùng khó khăn cho Việt Nam. Hầu hết những nghĩa vụ của phía Mỹ nhìn chung đều tuân theo những thực tiễn áp dụng cho các nước thành viên, còn đối với Việt Nam đòi hỏi phải sắp xếp một lịch trình tuân theo luật định của WTO. Việt Nam hiện nay vẫn đang đàm phán để gia nhập WTO và có thể hưởng đầy đủ quy chế WTO và Mỹ chỉ khi nào trở thành thành viên chính thức của WTO.
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ gồm 7 chương và 13 phụ lục. Trong đó đưa ra một loạt các cam kết toàn diện liên quan đến tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, tiếp cận thị trường đối với dịch vụ, quy định, kiểm soát đầu tư và tính minh bạch của các luật lệ chính sách và các quy trình có liên quan đén thương mại và đầu tư. Những đặc điểm chủ yếu của các cam kết này bao gồm:
Tiếp cận thị trường đối với các mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp
Tất cả các công ty của Việt Nam, và dần dần là đến các công ty và các nhân Hoa Kỳ, sẽ được phép tự do nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không nằm trong các hạn chế được nêu rõ. Thuế quan đối với khoảng 250 sản phẩm, mà hầu hết trong số đó là nông sản, sẽ giảm từ 33 đến 50%. Hầu như toàn bộ các hàng rào phi thuế quan được đưa ra các hạn chế về xuất khẩu và nhập khẩu không phù hợp với GATT sẽ bị loại bỏ dần. Các tiêu chuẩn của WTO sẽ áp dụ với hải quan, cấp phép nhập khẩu, thương nghiệp quốc doanh, các itêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
Quyền sở hữu trí tuệ
Việt Nam sẽ thực hiện các điều khoản của hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO (TRIPS) và cũng sẽ tiến hành bảo hộ các tín hiệu vệ tinh.
Tiếp cận thị trường đối với các dịch vụ
Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định của WTO như MFN, đối xử quốc gia và các kỷ luật đối với việc điều tiết trong nước và sẽ cho phép các công ty các nhân Hoa Kỳ tham gia vào thị trường trong dịch vụ khác nhau
Các quy định về đầu tư
Việt Nam bảo đảm MFN và đối xử quốc gia, tính minh bạch và bảo hộ chống lại việc xung công tài sản và sẽ loại bỏ dần chế độ cấp phép đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Các Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng các quyền chuyển lợi nhuận về nước giống như các doanh nghiệp Việt Nam, các yêu cầu về mức độ góp vốn cũng sẽ được loại bỏ và các biện pháp đầu tư không phù hợp với hiệp định về các biện pháp liên quan đến thương mại của WTO, kể cảc hàm lượng nội địa và cân đối ngoại tệ sẽ được loại bỏ.
Các quy định về tính minh bạch
Việt Nam sẽ thực hiện một chế độ hoàn toàn minh bạch dối với bốn lĩnh vực nêu trên. Điều này sẽ bao gồm việc công bố các dự luật, quy chế và các quy định khác để lấy ý kiến bình luận, bảo đảm rằng công chúng được thông báo trước về tất cả các luật lệ và quy định như vậy và các văn kiện thích hợp sẽ được xuất bản và sẵn có và cho phép các công dân Mỹ có quyền kháng cáo đối với các quyết định liên quan đến luật lệ và quy định này.
Với việc ký kết thành công hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập vào tổ chức thưong mại thế giới
4. Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.
WTO một tổ chức thương mại toàn cầu và có qui mô lớn nhất từ trước tới nay, thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm khoảng 90% thương mại toàn cầu. Hơn nữa, WTO là tổ chức có chức năng giám sát các hoạt động và giải quyết tranh chấp thương mại trên phạm vi toàn thế giới nhằm tạo ra một trật tự buôn bán quốc tế hiệu quả, hợp lý và công bằng hơn. Gia nhập WTO là tiến trình thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Tiến trình này vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển kinh tế thương mại của đất nước, vừa đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam
4.1Những cơ hội.
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt nam những cơ hội sau:
Một là: WTO có những điều khoản ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, trước hết là quyền hưởng ưu đãi tối huệ quốc (MFN) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn Luận văn Kinh tế 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
L Sự vận động của Việt nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO Luận văn Kinh tế 0
G Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH thương mại Huy Minh Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thương mại Hải Vân Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty thương mại sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tu Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và Dịch vụ Tràng Thi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top