san.chiro

New Member

Download miễn phí Luận văn Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003





LỜI MỞ ĐẦU Trang
CHƯƠNG I – CƠ SỞ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỊ
TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
I. Tổng quan về Thị trường Thuỷ sản Mỹ
1. Sơ lược tình hình kinh tế Mỹ
2. Tổng quan về ngành thuỷ sản Mỹ
2.1. Khai thác thuỷ sản
2.2. Nuôi trồng thuỷ sản
2.3. Chế biến thuỷ sản
2.4. Năng lực xuất, nhập khẩu thuỷ sản Mỹ
2.4.1 Xuất khẩu thuỷ sản
2.4.2 Nhập khẩu thuỷ sản
3. Hệ thống phân phối và thị hiếu tiêu dùng của thị trường Thuỷ sản Mỹ
3.1. Hệ thống phân phối thuỷ sản Mỹ
3.2 Đặc điểm thị hiếu tiêu dùng của thị trường thuỷ sản Mỹ
4. Hệ thống pháp luật Mỹ đối với mặt hàng thuỷ sản
4.1 Khái quát Luật Thương mại và chính sách nhập khẩu Mỹ
4.1.1 Luật Thương mại Mỹ
4.1.2 Chính sách nhập khẩu Hoa Kỳ đối với các nước đang phát triển
4.2. Cơ chế quản lý hàng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ
4.2.1. Quy định về thuế
4.2.2 Quy định về xuất xứ hàng thuỷ sản nhập khẩu
4.2.3. Quy định về nhãn hiệu và thương hiệu
4.2.4. Hàng rào kỹ thuật và hàng rào an toàn vệ sinh dịch tế
II. Tiềm năng và cơ hội của thị trường thuỷ sản Mỹ đối với các nước xuất khẩu thuỷ sản
III. Điều kiện và tiềm năng của Việt Nam đối với xuắt khẩu Thuỷ sản
1. Tiềm năng thuỷ sản Việt Nam
2. Năng lực sản xuất, chế biến và xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam
2.1 Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
2.2 Nuôi trồng thuỷ sản
2.3 Chế biến thuỷ sản
IV. ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 1997-2003
 
 
I. Một số nét chính về xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam trong những năm vừa qua
1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1990-2003
2. Những thành tựu và khó khăn của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.1. Thành tựu
2.2. Những khó khăn của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam
II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003
1. Quan hệ Thương mại Thuỷ sản Việt Mỹ
1.1. Vài nét về quan hệ Thương mại Việt Mỹ
1.2. Quan hệ thương mại thuỷ sản Việt Mỹ
1.3 Hiệp định Thương mại Việt Mỹ với các vấn đề đặt ra cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003
2.1 Đánh giá tổng quan
2.2. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
2.3. Cơ cấu mặt hàng và thị phần chiếm lĩnh
2.3.1 Mặt hàng tôm
2.3.2 Mặt hàng cá
2.3.3 Nhóm mặt hàng khác
2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
2.4.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh
2.4.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam
2.5. Cơ hội, thách thức và các vấn đề đặt ra đối với thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
2.5.1 Cơ hội
2.5.2 Thách thức và các vấn đề đặt ra
2.6 Bài học kinh nghiệm cho thuỷ sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ
CHƯƠNG III- ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
A. Định hướng phát triển Thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010
I. Định hướng chung của thuỷ sản Việt Nam
1. Quan điểm, mục tiêu
2. Định hướng phát triển
II. Định hướng phát triển thị trường Mỹ
B. Gải pháp tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ
I. Nhóm giải pháp vĩ mô
 
1. Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển
1.1. Tạo lập môi trường cạnh tranh năng động để nâng cao tính linh hoạt cho các doanh nghiệp
1.2. Cho phép doanh nghiệp FDI có quyền xuất khẩu
1.3. Giảm dần và tiến tới xoá bỏ trợ cấp và trợ giá xuất khẩu
1.4. Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế cho hoạt động xuất khẩu
1.5 Kiện toàn hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo tính tương thích với Luật pháp Hoa Kỳ và Hiệp định Thương mại Việt Mỹ
1.6. Xúc tiến mạnh mẽ quan hệ đối ngoại Việt – Mỹ. Đấu tranh chống bảo hộ
1.7. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu, hướng mạnh về xuất khẩu thuỷ sản
2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
2.1 Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu thuỷ sản
2.2 Phát triển mạnh mẽ các loại hình địch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu thuỷ sản
2.3 . Thúc đẩy sự liên hiệp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
2.4. Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ quy mô lớn và có trọng điểm
III. Nhóm giải pháp trung mô - Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành Thuỷ sản, mở đường cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ
1. Giải quyết vấn đề năng lực sản xuất nguyên liệu
2. Giải quyết vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của thuỷ sản xuất khẩu
3. Nâng cao năng lực chế biến thuỷ sản xuất khẩu
4. Giải quyết các vấn đề khó khăn về giá thuỷ sản
IV. Nhóm giải pháp vi mô - Các doanh nghiệp phải nâng cao sự chủ động trong việc tạo cơ hội xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ
1. Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ
2. Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng
2.2 Hoàn thiện cách xuất khẩu và phát triển mạng lưới phân phối thuỷ sản trên thị trường Mỹ
3. Chủ động tăng cường sự hiệp lực giũa các doanh nghiệp, hướng tới việc xây dựng một chiến lược chung thâm nhập thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

8% trong tổng thị phần thị trường Mỹ. Chúng ta mong đợi con số này sẽ tăng lên khi năm 2003 kết thúc. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn cho thấy những sự tăng trưởng đầy tiềm năng. Kế hoạch và dự báo của Bộ Thuỷ Sản trong năm 2003 cho thị trường Mỹ là 800 triệu USD[41] kim ngạch là tương đối khả thi vì xuất khẩu thuỷ sản thường tăng mạnh vào các dịp cuối năm do các đơn đặt hàng thường tập trung mạnh vào thời điểm này, cùng với sự cải thiện của nhu cầu thị trường thế giới.
Bảng II.9 dưới đây cho thấy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2003 và thị phần chiếm lĩnh của thị trường Mỹ. (Số liệu của năm 2003 là số liệu dự báo của Bộ Thuỷ Sản)
Bảng II.9: Tỷ trọng thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam
(Ng
Nguồn: - Hội thảo thị trường Mỹ 2002 - Bộ Thuỷ Sản và tính toán của tác giả
Với sự gia tăng liên tục của kim ngạch, tỷ trọng của xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ đã được cụ thể hoá thành những ưu thế so với các thị trường khác. Mỹ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong cơ cấu thị trường của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Năm 1997 xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 5,1% trong tổng số giá trị xuất khẩu thuỷ sản cả nước, năm 2000 là 22,24%. Nhưng đến năm 2001 giá trị tăng lên 489 triệu USD, chiếm 27,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, đánh dấu giai đoạn chiếm vị thế dẫn đầu của thị trường truyền thống Nhật Bản. Cũng từ năm 2001, Nhật thôi không giữ vị thế là ‘thị trường nhà’ của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thị phần giảm từ 27% năm 2000 xuống còn 26% năm 2001, xuống còn 26,6% năm 2002 và 25,4% 6 tháng đầu năm 2003. Trong khi Mỹ liên tục gia tăng thị phần với những con số tương ứng là 32,4% và 39%. Điều này chứng tỏ, thuỷ sản Việt Nam đã bước đầu thành công với chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của mình, xây dựng được thêm một thị trường đối trọng quan trọng trong thế cân bằng thị trường. Cũng có nghĩa sẽ cởi bỏ bớt những gánh nặng và áp lực từ thị trường độc nhất Nhật Bản.
Một tín hiệu đáng mừng là, nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản với tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào Mỹ, ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm một tỷ trọng đáng kể trong một vài năm trở lại đây. Tỷ trọng này đang có xu hướng gia tăng với tốc độ rất đáng ghi nhận, trên 65%. Đặc biệt, riêng trong 2 năm 2000 và 2001 thuỷ sản vào Mỹ vươn lên thành mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này. Bảng sau đây cho thấy rõ điều này.
Bảng II.10 : Giá trị và tốc độ tăng trưởng kim ngạch một số mặt hàng chủ lực sang thị trường Mỹ giai đoạn 2001-2003 (Đơn vị : Triệu USD)
Mặt hàng
2001
2002
% Tăng
Tỷ trọng (%)
2001
2002
Tổng kim ngạch
1.065,3
2.421,1
17,3%
-
-
Dệt may
47,5
975,8
1.954
4,5
40,3
Thuỷ hải sản
482,4
673,7
39,7
45,28
27,82
Dỗu thô
225,2
147,1
- 34,7
21,13
6,07
Giày dép
114,2
196,6
- 72,2
10,71
8,12
Cà phê
60
39,5
20,5
5,63
1,63
(Nguồn : Vụ Kế hoạch – Thống kê, Bộ Thương Mại)
Có thể thấy rằng, thủy sản đóng vai trò không chỉ quan trọng đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mà ngay cả với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Trong những năm sắp tới, sau khi dệt may tạo được bước bứt phá ngoạn mục, Việt Nam sẽ có 2 mặt hàng chủ lực mới (cùng với dầu thô) vào thị trường Mỹ đó là dệt may và thủy sản.
Sự gia tăng kim ngạch thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ trong những năm vừa qua là nỗ lực không mệt mỏi của ngành thuỷ sản trong việc hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, chứng tỏ sự hiệu quả trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Song việc giữ được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sẽ còn khó hơn rất nhiều so với việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu đơn thuần. Bài học về thị trường Nhật Bản trong những năm vừa qua rất đáng để xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam suy ngẫm. Những đợt suy thoái kinh tế trầm trọng nối tiếp nhau đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản, từ đó nhập khẩu cũng bị thu hẹp đáng kể.
Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ, dễ dàng nhận ra chiều hướng đi lên của kim ngạch nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm sút. Điều đó có thể khiến chúng ta không quá quan ngại về triển vọng thị trường Mỹ vì kim ngạch vẫn tăng đều đặn. Song, thị trường thuỷ sản Mỹ là rất rộng lớn, hàng năm phải nhập khẩu đến hơn 55% thuỷ sản nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nói cách khác, thị trường Mỹ chưa phải là đã bão hoà mà đang trong giai đoạn tăng trưởng. Tuy vậy, như trên đã nói, sự tăng trưởng của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố phức tạp, đôi khi khó đoán chứ không chỉ vào năng lực cung cấp của nước xuất khẩu. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thị trường Mỹ trong thời gian sắp tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của nền kinh tế vốn từ mấy năm nay rơi vào suy thoái triền miên, những biến cố trên chính trường, cũng như lối thoát cho vấn đề hậu chiến tranh Iraq. Trong khi đó, chính phủ Mỹ ngày càng viện dẫn đến những rào cản bảo hộ tinh vi như rào cản phi thuế quan TBT, SPSM và những vụ khiếu kiện thương mại để ngăn chặn hàng thủy sản nhập khẩu. Trước tình hình đó, thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cần có những sự chuẩn bị hết sức kỹ càng các phương án đối phó và tiếp cận để duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
2.3 Cơ cấu mặt hàng và thị phần chiếm lĩnh
Bảng II.11 : Cơ cấu thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ theo mặt hàng
Mổt hàng
2000
2001
2002
2003
Giá trị (triệu $)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu $)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu $)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu $)
Tỷ trọng
Tôm
236
79,1
382
78,1
481,1
73,4
208,5
58,4

58,8
19,7
98,2
20,1
145
22,1
121,7
34
Mực & Bạch tuộc
1,76
0,6
3,33
0,7
3,34
0,5
0,2
0,56
Hàng khô
0,126
0,04
0,690
1,14
0,305
0,05
0,19
0,05
Tổng
298,2
100
489,03
100
655,6
100
357,5
100
(Nguồn : Tổng hợp từ các số báo Thương mại Thuỷ Sản-Bộ Thuỷ Sản và thông tin từ Uỷ Ban Thương mại Quốc tế Mỹ – ITC)
Bảng II.11 cho thấy tôm và cá là 2 mặt hàng chủ đạo của thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, chiếm trên 90% tổng kim ngạch và hoàn toàn áp đảo các loại thuỷ sản khác như nhuyễn thể, hàng mực, cá khô... Chúng ta có thể thấy, cơ cấu mặt hàng vào thị trường Mỹ ngày càng đa dạng và đã xây dựng được những sản phẩm chiến lược đó là tôm và cá. Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu như vậy là khá phù hợp với đặc điểm thị hiếu và nhu cầu của thị trường thuỷ sản Mỹ. Trong những năm gần đây, nhu cầu thuỷ sản Mỹ vẫn hướng mạnh vào mặt hàng tôm truyền thống nhưng bắt đầu có thêm các loại tôm hùm giá trị cao, các loại cá da trơn nước ngọt, cua bể, và nếu những sản phẩm này được tồn tại dưới dạng tinh chế hay sản phẩm giá trị gia tăng thì càng được ưa chuộng. Bên cạnh đó, Mỹ cũng ti
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top