daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam

I- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cạnh tranh là một quy luật và thuộc tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Cạnh tranh là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Song
cạnh gay gắt quá sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM).
Các hành vi CTKLM giữa các doanh nghiệp đã xâm hại quyền tự do kinh
doanh, gây hậu quả xấu cho môi trường kinh doanh, cho các doanh nghiệp làm ăn
chân chính và cho người tiêu dùng. Cơ chế thị trường cũng đặt ra nhu cầu phải thiết
lập và duy trì một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng cho các chủ thể
kinh doanh. Đây cũng là một điều kiện để Việt Nam thực hiện cam kết sau khi gia
nhập WTO.
Vấn đề chống CTKLM và chống hạn chế cạnh tranh (độc quyền) tiếp tục là
vấn đề nóng bỏng và sôi động của khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý
kinh tế nói riêng không chỉ đối với các quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát
triển mà cả ngay ở các quốc gia mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trong
đó có Việt Nam.
Những năm qua, ở nước ta vấn đề cạnh tranh đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều giới, nhiều nhà khoa học và có một số công trình nghiên cứu vấn đề này
lần lượt ra đời. Pháp luật vừa góp phần bình ổn các quan hệ kinh tế vừa điều chỉnh
quan hệ kinh tế để nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, ổn định, có tổ chức,
theo định hướng, mục tiêu đã định.
Các hoạt động CTKLM trên thị trường giữa doanh nghiệp nước ngoài với
doanh nghiệp trong nước; giữa hàng nội và hàng ngoại; giữa các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc
doanh... vẫn đã và đang diễn ra không ngừng.
Vì thế, việc xây dựng chế định pháp lý về cạnh tranh, chống CTKLM và
chống độc quyền trong chỉnh thể của hệ thống pháp luật nói chung và khung pháp
luật kinh tế nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm cải thiện môi trường pháp lý,
khuyến khích hơn nữa các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ thể
kinh tế trong và ngoài nước.
Nền kinh tế thị trường càng phát triển, sự vận động của các quan hệ kinh tế
càng phong phú, đa dạng thì quy mô và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, những
hành vi CTKLM xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi đó thực thi pháp luật cạnh
tranh còn chưa thực sự có hiệu quả, Cơ quan quản lý cạnh tranh còn chưa phát huy
hết vai trò của mình trong việc chống lại các hành vi CTKLM. Vì vậy vấn đề chống
CTKLM ở một quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập như Việt Nam hiện nay
là một vấn đề cấp thiết
Vì những lý do trên đây, người viết chọn đề tài "Cạnh tranh không lành
mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam." làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
II - TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Những năm qua, ở nước ta, pháp luật chống CTKLM ngày càng thu hút được
sự quan tâm đông đảo của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực. Nhiều công trình
khoa học ở những phạm vi và mức độ tiếp cận khác nhau đã đề cập đến cơ sở lý
luận về cạnh tranh và pháp luật chống CTKLM, tìm hiểu nội dung pháp luật chống
CTKLM của một số nước trên thế giới, nêu ra nhu cầu và phương hướng xây dựng
pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật chống CTKLM nói riêng ngày một
hoàn thiện hơn.
Tiêu biểu phải kể đến một số tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu
như: Tài liệu tham khảo “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Phát và
Bùi Nguyên Khánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Tài liệu tham khảo
“Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống CTKLM ở Việt Nam” của tác giả Đặng
Vũ Huân, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Tài liệu tham khảo“cạnh tranh và
xây dựng pháp luật cạnh tranh ở VN hiện nay” của Viện nghiên cứu nhà nước và
pháp luật, Nxb công an nhân dân, Hà nội, 2001; Tài liệu tham khảo “Pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh” của tác giả Nguyễn Như Phát, Viện nghiên
cứu nhà nước và pháp luật, 2005...
Luật cạnh tranh (LCT) của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
03/12/2004 và chính thức có hiệu lực ngày 01/07/2005 có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự điều tiết nền kinh tế theo cơ chế thị trường tại nước ta. Sau thời
điểm này cũng có nhiều tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu về vấn đề này
được đăng tải. Tiêu biểu như Đề tài NCKH cấp bộ, Những nội dung cơ bản của
Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và đề xuất áp dụng của TS. Tăng Văn Nghĩa,
2005; Đề tài NCKH cấp bộ “Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả
Luật cạnh tranh trong thực tiễn” của TS Tăng Văn Nghĩa, 2007; Tạp chí Luật học
của Trường ĐH Luật HN, số 6/2006 đăng bài “Đưa pháp luật chống CTKLM vào
cuộc sống” của tác giả Nguyễn Như Phát; Luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2008; Giáo trình “Luật cạnh tranh” của tác giả Tăng Văn Nghĩa,
Nxb giáo dục Việt Nam, 2009...
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, tạp chí đã đưa ra được thực trạng CTKLM,
xây dựng và đóng góp ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật
CTKLM đã được đăng tải trên các tạp chí như Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp
chí Luật học, Tạp chí kinh tế...
Tuy nhiên từ đó đến nay, sau hơn 4 năm LCT có hiệu lực, chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống thực trạng CTKLM tại Việt
Nam từ đó xây dựng và đưa ra các chế tài để Luật cạnh tranh của Việt Nam năm
2004 (LCT 2004) ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời xây dựng nền kinh tế cạnh
tranh ngày càng lành mạnh hơn trong quá trình hội nhập và phát triển.
III - MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
Pháp luật cạnh tranh, cụ thể là pháp luật phòng tránh CTKLM, đánh giá thực trạng
về CTKLM ở Việt Nam từ đó đưa ra đề xuất, giải pháp nhằm xử lý thỏa đáng hành
vi CTKLM ở Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Nghiên cứu, tìm hiểu về cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh nói chung và
pháp luật chống CTKLM nói riêng;
- Nghiên cứu các loại hành vi CTKLM và nghiên cứu thực trạng CTKLM
trên thị trường cũng như thực trạng xử lý và giải quyết tranh chấp về CTKLM ở
Việt Nam hiện nay;
- Đưa ra những đề xuất xử lý hành vi CTKLM ở Việt Nam.
IV - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật CTKLM, chủ yếu đề cập đến LCT
2004, thực trạng CTKLM ở Việt Nam. Bên cạnh đó luận văn cũng tham khảo một
số Luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới.
V - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để hoàn thành Luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp so sánh được sử dụng cho phép chúng ta tìm hiểu quan điểm
tiếp cận của pháp luật chống CTKLM từ thực tiễn điều chỉnh pháp luật của nước
ngoài cũng như thấy được khía cạnh quốc tế của CTKLM.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ
cơ sở lý luận về cạnh tranh nói chung và CTKLM nói riêng. Phương pháp thống kê
cũng được sử dụng để làm rõ thực trạng CTKLM và sự điều chỉnh pháp luật đối với
các hành vi CTKLM ở Việt Nam.
VI – BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh
tranh
Chương 2: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thực trạng cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam
Chương 3: Những đề xuất xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH
VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1.1 - Khái quát về cạnh tranh
1.1.1 - Khái niệm cạnh tranh
Kinh tế thị trường được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong
lịch sử phát triển của văn minh nhân loại khi con người đã trải qua sự thống trị của
kinh tế tự nhiên luôn làm cho xã hội vận động chậm chạp và sự thống trị của kinh tế
chỉ huy là mất động lực kinh tế, triệt tiêu chức năng động sáng tạo của con người.
Cho đến nay chúng ta không thể tìm ra được kiểu tổ chức kinh tế nào có hiệu quả
hơn kinh tế thị trường vì nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối với sự
nhạy bén và sáng tạo của con người thông qua môi trường cạnh tranh.
Trong thời kỳ chưa có nền sản xuất hàng hoá, thị trường chưa hình thành và
phát triển thì không thể có hiện tượng cạnh tranh giữa những người sản xuất với
nhau. Từ khi có nền sản xuất hàng hóa vào thế kỷ XIV – XV, cạnh tranh xuất hiện
trong cuộc cách mạng tư sản và công nghiệp.
Điều cần nhấn mạnh là cạnh tranh chỉ xuất hiện với đặc trưng là động lực
phát triển nội tại của nền kinh tế trước áp lực liên tục của người tiêu dùng đối với
giá cả buộc các chủ thể kinh doanh phải phản ứng tự phát, phù hợp với các mong
muốn thay đổi của người tiêu dùng, cạnh tranh cũng chỉ xuất thân là động lực thúc
đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhằm nâng cao năng xuất lao động, đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong điều kiện các yếu tố của sản xuất
như tài nguyên, chất xám, sức lao động... đều là hàng hoá. Hơn nữa cạnh tranh cũng
chỉ xuất hiện thực sự với đặc trưng là một cuộc đua tranh trong một nghành, một
lĩnh vực kinh tế nào đó khi có sự tham gia của các chủ thể kinh doanh có lợi ích cơ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH
VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ...............8
1.1 - KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH...........................................................8
1.1.1 - KHÁI NIỆM CẠNH TRANH ............................................................8
1.1.2 - CÁC HÌNH THỨC CẠNH TRANH .................................................10
1.1.3 - VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ.................................................................................................................14
1.2 - TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ................................15
1.2.1 - KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT CẠNH
TRANH ........................................................................................................15
1.2.2 - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH...............16
1.2.3 - VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH .......18
1.3 - PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH........20
1.3.1 - KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH.................................................................20
1.3.2 - CÁC QUAN NIỆM VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH....22
1.3.3 - NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH.................................................................25
CHƢƠNG II: HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ THỰC
TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM...................32
2.1- HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH .........................32
2.1.1 - KHÁI NIỆM......................................................................................32
2.1.2 - ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH ..............................................................................................33
2.1.3 - CÁC LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH......34
2.1.3.1 - CÁC LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH THEO LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM NĂM 2004...........34
2.1.3.2 - CÁC LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
ĐƢỢC QUI ĐỊNH TRONG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC .....36
2.2 - THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT
NAM.................................................................................................................45
2.2.1 - TỔNG QUAN....................................................................................46
2.2.2 - THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRÊN THỊ
TRƢỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................................48
2.2.2.1 - BÁN GIÁ THẤP NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH .....................................................................................................48
2.2.2.2 - KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH .....................................................................................................49
2.2.2.3 -QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH .....................................................................................................51
2.2.2.4 - CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP......................................................................56
2.2.2.5 - DÈM PHA, BÔI NHỌ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH..................58
2.2.2.6 - ÉP BUỘC KHÁCH HÀNG ......................................................59
2.2.2.7 - GÂY RỐI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP KHÁC......................................................................................61
2.2.2.8 BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH...........................................62
2.2.3 - NHẬN XÉT.......................................................................................65
2.3 - THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM ..........................................66
2.3.1 - THÔNG QUA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH ...............................66
2.3.2 - THÔNG QUA TÒA ÁN.....................................................................71
2.3.3 - ĐÁNH GIÁ........................................................................................74
CHƢƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM .............................................................68
3.1 - NHU CẦU XỬ LÝ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT
NAM.................................................................................................................77
3.2 - ĐỀ XUẤT XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Ở VIỆT NAM ..................................................................................................78
3.2.1 - HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH.................................................................79
3.2.2 - VỀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH ..............................................................................................83
3.2.3 - VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH GÂY RA ................................................................89
3.2.3.1 - THIỆT HẠI THỰC TẾ CỦA NGƢỜI BỊ HẠI .......................91
3.2.3.2 - TỔN THẤT VỀ CƠ HỘI KINH DOANH CỦA NGƢỜI BỊ
THIỆT HẠI.............................................................................................92
3.2.3.3 - CHI PHÍ NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC THIỆT HẠI .......93
2.2.3.4 - CHI PHÍ LUẬT SƢ...................................................................95
3.2.3.5 - BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CHO NGƢỜI TIÊU DÙNG......95
3.2.4 - SỬ DỤNG THỰC TIỄN TƢ PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ
VIỆC CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH...........................................96
3.2.5 - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHÁC...............................................................98
3.2.5.1 - NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ TỰ BẢO VỆ CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ NGƢỜI TIÊU DÙNG .......................................98
3.2.5.2 - XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP ................................................................................................100
3.2.5.3 - PHÁT HUY VAI TRÒ THƢƠNG LƢỢNG VÀ HOÀ GIẢI
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ..........................101
KẾT LUẬN........................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................104
CHƢƠNG II
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ THỰC TRẠNG
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM
2.1- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
2.1.1 - Khái niệm
Cạnh tranh với bản chất là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm nâng
cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được một mục tiêu hay một lợi ích kinh
tế nào đó. Để đạt được mục tiêu của mình, trong quá trình đó, doanh nghiệp có khả
năng sáng tạo rất nhiều cách thức ganh đua khác nhau, tạo ra những mức độ cạnh
tranh khác nhau, thậm trí xuất hiện cả những hành vi trái ngược với đạo đức kinh
doanh.
Thuật ngữ cạnh tranh lành mạnh và CTKLM là một trong những thuật ngữ
được sử dụng để biểu thị tính cạnh tranh trên thị trường ở khía cạnh đạo đức trong
kinh doanh của những người tham gia kinh doanh trên thị trường. Thông thường để
xác định một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp khác hay
không phải căn cứ vào chỉ tiêu thể hiện năng lực và trình độ trong kinh doanh như
quy mô đầu tư, doanh số, công nghệ, hiệu quả, lợi nhuận... Trong khi đó, một số
doanh nghiệp thay vì quan tâm quan tâm đầu tư để có được các chỉ tiêu trên họ tiến
hành cạnh tranh bằng các biện pháp thiếu trung thực, giả rối.
Xét ở góc độ khái quát, "CTKLM là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại
với các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích
của các nhà kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã
hội". [4, tr.30-31]
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Lợi thế cạnh tranh sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh Văn hóa, Xã hội 0
M Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam trong giai đạon 2007 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
D Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại việt nam Luận văn Kinh tế 1
W Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu cầu, phương hướng , nội dung xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
Q Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty vận tải ô tô Hàng không Luận văn Kinh tế 0
D Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Marketing 0
F Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May 19 Quân chủng phòng không - không quân Luận văn Kinh tế 0
B Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của nghành hàng không Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top