blood_of_dicth

New Member

Download miễn phí Khóa luận Quan hệ ngoại thương và chính sách ngoại thương giữa Việt Nam với Canađa





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC CANAĐA VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM - CANAĐA 3
I. Tổng quan về đất nước canađa 3
1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 3
1.1 Sông hồ ở Canađa 4
1.2. Khí hậu 6
1.3. Động, thực vật 7
1.4. Tài nguyên thiên nhiên 8
2. Tình hình chính trị, xã hội 9
2.1 Về dân số, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo 9
2.2 Đời sống xã hội, chính trị 12
3.Tình hình kinh tế Canađa trong giai đoạn hiện nay 14
4. Ngoại thương của Canađa với các nước khác 18
4.1. Hoạt động xuất khẩu 20
4.2 Hoạt động nhập khẩu 24
4.3 Các bạn hàng chính của Canađa 28
4.3.1. Tình hình xuất khẩu hàng của Canađa sang các nước 28
4.3.2 Tình hình nhập hàng của Canađa từ các nước 30
II. Quan hệ Việt Nam - Canađa 33
1. Lịch sử quan hệ Việt Nam - Canađa 33
2. Ý nghĩa của sự phát triển quan hệ hai nước 34
CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CANAĐA 37
I. Thực trạng chính sách ngoại thương giữa Việt Nam và Canađa 37
1. Những mặt tích cực 37
2 Những mặt hạn chế 40
II. Thực trạng quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam Và Canađa 41
1.Tình hình chung 41
2. Tình hình xuất khẩu hàng của Việt Nam sang Canađa 43
3.Tình hình nhập khẩu hàng của Việt Nam từ Canađa 50
4. Đánh giá chung về quan hệ ngoại thương Việt Nam và Canađa 54
4.1 Những kết quả đạt được 54
4.2 Những mặt còn tồn tại 56
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY QUAN HỆ NGOẠI THƯƠNG GIỮA HAI NƯỚC 60
I.Triển vọng mở rộng quan hệ ngoại thương Việt Nam-Canađa 60
1. Thuận lợi 60
2. Khó khăn 61
II. Một số kiến nghị thúc đẩy quan hệ ngoại thương giữa hai nước 64
1. Đối với nhà nước và các bộ ngành 64
2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 67
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kí với nhau một loạt các điều ước kinh tế thương mại như : Hiệp định hợp tác kinh tế kĩ thuật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Quebec (16/1/1992), Hiệp định chung về hợp tác phát triển giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canađa (21/6/1994), Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canađa về một số sản phẩm dệt (16/11/1994), Tuyên bố thoả thuận về hợp tác phát triển giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canađa (16/11/1994), Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canađa về thương mại và mậu dịch (13/11/1995), Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canađa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (14/11/1997), Bản ghi nhớ Việt Nam-Canađa về dự án dịch vụ và phát triển hạ tầng (7/3/2000), Bản ghi nhớ Việt Nam-Canađa về dự án Trường cao đẳng cộng đồng (11/9/2001), Bản ghi nhớ Việt Nam-Canađa về dự án hỗ trợ chính sách giai đoạn II (25/7/2001). Vì vậy mà trong trong thời gian qua hai nước đã tạo được môi trường hợp tác và tin tưởng lẫn nhau và với lòng tin giờ đây hai nước có thể hợp tác trên mọi lĩnh vực, thương mại, văn hoá, viện trợ bởi vì sự hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho hai bên.
Canađa sẽ thu được rất nhiều lợi ích khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Ngoài giá trị về địa lí-kinh tế - quân sự, Việt Nam còn có vị trí địa lí-kinh tế quan trọng. Dung lượng thị trường của Việt Nam hiện nay chưa lớn nhưng về tiềm năng lại không nhỏ một khi Việt Nam trở thành “ con rồng mới “ ở Đông Nam á trong tương lai không xa. Điều này được chứng minh bằng sự phát triển kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua. Những lợi thế của việt Nam cũng không phải nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và còn ở mức sơ khai đặc biệt là tiềm năng về dầu khí, khoáng sản, nông lâm hải sản với nguồn nhân lực dồi dào, cần cù và có trình độ giáo dục tốt. Với số dân hơn 80 triệu và mức sống đang cần được cải thiện sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng, làm Việt Nam trở thành một thị trường nhiều tiềm năng, có sức hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh quốc tế. Hơn nữa nhà nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa đổi mới hệ thống kinh tế, tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút đầu tư và buôn bán. Những điều này sẽ tạo ra một hình ảnh mới đầy hứa hẹn với các nhà kinh doanh nói chung và của Canađa nói riêng.
Đối với Việt Nam, quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tạo lập quan hệ với các nước sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển nhanh chóng và rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế. Ngoài các nước ASEAN, các nước khác cũng luôn tạo ra sức ép cho Việt Nam phải xúc tiến việc hội nhập. Quá trình này sẽ thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế mạnh mẽ hơn sang cơ chế thị trường với định hướng hơn nữa vào xuất khẩu, cải thiện hơn nữa mạng lưới buôn bán. Chiều hướng này sẽ có lợi cho chúng ta là đưa nền kinh tế lên một quy mô lớn hơn, có sự liên kết chặt chẽ hơn với nền kinh tế thế giới, thay thế cho chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu trước đây đã bị lạc hậu. Đồng thời quá trình này cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội tìm hiểu và xâm nhập vào thị trường mới, nhiều tiềm năng như thị trường Canađa chẳng hạn. Thị trường Canađa là một thị trường lớn, dân số đông, đời sống nhân dân cao, kinh tế phát triển do đó sức mua đối với những mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh rất lớn. Nhưng bên cạnh đó cũng đòi hỏi ở người cung cấp một chất lượng cao tương xứng. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ trong kinh doanh và chất lượng của hàng hoá của mình để có thể khai thác hiệu quả, tương xứng với tầm vóc của thị trường này. Cũng từ thị trường này, chúng ta có thể nhập khẩu những loại máy móc thiết bị kỹ thuật cao, những hàng hoá cần thiết cho sản xuất công nghiệp ở Việt Nam. Từ đó chúng ta sẽ thúc đẩy nền công nghiệp phát triển hơn nữa, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp và dần nâng cao đời sống nhân dân.
Chương II: Chính sách ngoại thương và thực trạng quan hệ ngoại thương việt nam – Canađa
Để có thể đưa ra các kiến nghị hiệu quả phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canađa, chúng ta cần hiểu rõ chính sách đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng giữa hai nước cũng như thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về chính sách ngoại thương giữa hai nước.
I. Thực trạng chính sách ngoại thương giữa Việt Nam và Canađa
1. Những mặt tích cực
Chính sách đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng giữa hai nước nhìn chung rất cởi mở và hợp tác cả trên bình diện song phương và đa phương. Hai nước có nhiều điểm tương đồng trong các quan điểm về chính sách đối ngoại và có tiềm năng hợp tác nhiều mặt.
Về quan hệ đa phương, chúng ta cũng đã và đang chứng kiến sự hợp tác giữa hai nước ngày càng tăng. Hai nước ngày càng hợp tác trên nhiều tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế hơn. Sự hợp tác ngày càng cụ thể và có chiều sâu hơn. Canađa và Việt Nam cũng nỗ lực vì các mục tiêu quốc tế trong diễn đàn của Liên Hiệp quốc, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức này từ cuối những năm 1970. Hội nghị thượng đỉnh APEC 11/1997 do Canađa làm chủ tịch ở Van-cu-vơ đã quyết định kết nạp Việt Nam vào APEC trong năm 1998. Từ đó đến nay, hai nước luôn tích cực hợp tác trong diễn đàn này. Tổ chức các nước có sử dụng tiếng Pháp cũng là một diễn đàn đa phương quan trọng thể hiện sự hợp tác rõ nét giữa hai nước. Đây là diễn đàn quan trọng mà hai nước đã hợp tác nhiều mặt để thúc đẩy mục tiêu và lợi ích chung. Canađa là một trong những nước giúp đỡ và ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong lĩnh vực thương mại đa phương nói chung và gia nhập WTO nói riêng. Canađa là một trong những nước thành viên WTO đầu tiên ủng hộ và giúp đỡ thiết thực nhất cho việc gia nhập tổ chức này của Việt Nam.
Về quan hệ song phương, hai nước đã có mối quan hệ hợp tác mang tính chất truyền thống, đối tác tin cậy. Việt Nam và Canađa đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973 khi mà cuộc chiến tranh ở Việt Nam còn chưa kết thúc. Canađa đã có những đóng góp tích cực cho công cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân Việt Nam.
Từ những năm đầu 1990, chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển ngày càng tốt đẹp giữa hai nước. Có thể nói rằng hiện nay quan hệ giữa hai nước đã chuyển sang một thời kì mới, thời kì hợp tác toàn diện trên nhiều mặt. Một loạt các hiệp định hợp tác giữa hai nước đã được kí kết như: Hiệp định hợp tác kinh tế (6/1994), Hiệp định hợp tác phát triển (11/1994), Hiệp định thương mại (11/1995), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (11/1997). Những hiệp định này đặc biệt là hiệp định thương mại đã thể hiện rõ chính sách ngoại thương cởi mở và hợp tác giữa hai nước.
Tính cởi mở và hợp tác của chính sách ngoại thư...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top