daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
một số xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, ý nghĩa đối với việc thực hiện đường lối đối ngoại của đảng và nhà nước ta hiện nay


Trong lịch sử của quan hệ quốc tế cho thấy, tham gia vào đời sống quốc
tế không chỉ có những quốc gia, mà còn bao gồm nhiều chủ thể quốc tế khác
với tính cách là những thực thể chính trị - xã hội có tính độc lập tương đối.
Đồng thời, nội dung, hình thức, quan hệ cũng ngày càng phong phú và đa
dạng; quy mô và phạm vi quan hệ ngày càng sâu rộng. Toàn bộ các chủ thể và
mối quan hệ tác động qua lại, đan xen nhau giữa các chủ thể đó tạo nên một
hệ thống cấu trúc quan hệ quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Các mối quan hệ quốc tế mặc dù diễn ra phức tạp và biến đổi không
ngừng, với những tác động nhiều chiều, song vẫn gắn bó với nhau trong một
chỉnh thể có tính hệ thống và tuân theo quy luật xã hội khách quan. Chính vì
vậy, cũng như mọi hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội khác, thế giới
loài người với tính hệ thống chỉnh thể của nó là những quá trình vận động
không ngừng theo những quy luật nhất định. Quá trình vận động đó, đến một
giới hạn nào đó sẽ đạt tới trạng thái ổn định tương đối - trạng thái cân bằng
động. Lúc đó các thành tố nằm trong hệ thống - mà ở đây là các chủ thể trong
hệ thống quan hệ quốc tế có mối liên quan bền vững, tác động, chi phối lẫn
nhau, tạo nên trạng thái ổn định bền vững của cả hệ thống quan hệ quốc tế.
“Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực biểu hiện cuộc đối đầu
Đông - Tây khốc liệt của thế giới đã đi đến điểm kết. Song, trật tự thế giới
mới vẫn còn đang trong quá trình hình thành. Dựa vào thực lực kinh tế, chính
trị và quân sự của mình, Mỹ không từ bỏ mục đích bá chủ thế giới. Tuy nhiên,
sự phát triển không ngừng của Nhật Bản, Tây Âu; sự vươn lên mạnh mẽ của
Trung Quốc; những cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhằm củng cố, bảo vệ độc lập,
chủ quyền của các nước thuộc “thế giới thứ ba” dưới nhiều hình thức, biện
pháp để chống lại sự can thiệp và ảnh hưởng của các nước lớn… đã tạo ra
những tương quan lực lượng không nhỏ đối với Mỹ. Điều này cho thấy, thế
giới hậu lưỡng cực đang hướng tới xác lập một trật tự mới với nhiều hướng
khác nhau: đơn cực, đa cực, nhất siêu đa cường,...


1


Sự kết thúc của “Chiến tranh lạnh” tuy không mở ra kỷ nguyên mới
hòa bình và thịnh vượng như nhân loại tiến bộ mong đợi vì những xung đột
sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo và các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều khu vực
vẫn diễn ra triền miên, song đã tạo ra những điều kiện khiến cho xu thế hòa
dịu, hòa hoãn trở nên chiếm ưu thế trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc
trên thế giới; tạo những tiền đề cho đa cực hóa các mối quan hệ - một điều
kiện quan trọng dẫn đến hình thành xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa, hội
nhập khu vực và quốc tế trong quan hệ quốc tế hiện nay.
1. Tình hình thế giới
Từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, phong
trào cộng sản công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, phong trào độc lập dân
tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia của các nước đang phát triển có những hạn
chế, song xu thế vận động của thời đại hiện nay vẫn là sự quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Về sự quá độ của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, biểu hiện ở hai vấn đề:
Một là, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại (Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên) đã trụ vững và giành
nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đặc
biệt, những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà Trung Quốc giành được
trong cải cách, mở cửa (trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới), Việt Nam
giành được trong đổi mới, khẳng định con đường sử dụng kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng
cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Hai là, từ năm 1998 đến nay, xuất hiện trào lưu cánh Tả ở Mỹ La Tinh.
Các lực lượng cánh Tả đã lên nắm quyền ở Vê-nê-du-ê-la (từ 1998), Chi-lê

(từ 2000), Bra-xin (từ 2002), Ác-hen-ti-na (từ 2003), Pa-na-ma (từ 2004), Uru-goay (từ 2004), Bô-li-vi-a (từ 2005), Ê-cu-a-đo (từ 2006), Ni-ca-ra-goa (từ
2007), Goa-tê-ma-la (từ 2007). Ở mức độ này hay mức độ khác, các chính
phủ cánh tả, tiến bộ ở các nước này đều tiến hành các cuộc cải cách mang tính
dân tộc, dân chủ nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, mở
rộng dân sinh, dân chủ… thể hiện khuynh hướng độc lập hơn với Mỹ. Bốn nước

2


Vê-nê-du-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Ni-ca-ra-goa lựa chọn con đường phát triển
theo hướng xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Thực tiễn cho thấy chủ
nghĩa xã hội đang là một lý tưởng có sức cuốn hút đông đảo quần chúng lao
động ở các nước Mỹ La Tinh tích cực tham gia vào tiến trình cải cách, tiến tới
xây dựng một xã hội mới.
Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ với nội
dung cơ bản là, cách mạng công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới và
sinh học… các yếu tố này cũng tham gia tích cực thúc đẩy nền kinh tế tri thức
mở rộng. Sự phát triển đó làm tăng nhanh sức sản xuất dẫn tới chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng. Mọi mặt đời sống xã hội đều thay
đổi. Thời kỳ quốc tế hoá nền sản xuất hiện đại, đồng thời cũng là thời kỳ thúc
đẩy nền kinh tế toàn cầu. Nhiều mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
thế giới đều thay đổi. Các quốc gia, dân tộc sống, quan hệ tuỳ từng trường hợp vào nhau
và đều đứng trước cơ hội để phát triển. Cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát
triển giữa các nước cũng diễn ra sâu sắc. Thời cơ và thách thức đặt ra đối với
tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển. Việc nắm bắt, khai thác
những thành tựu khoa học và công nghệ, thị trường vốn, lao động và các tiềm
năng khác sẽ là điều kiện để các nước đang phát triển vươn lên hay tụt hậu…
Cuộc đấu tranh giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, giữa hệ tư
tưởng Mác- Lênin và hệ tư tưởng tư sản đang diễn ra gay gắt, quyết liệt. Những
nội dung, hình thức biểu hiện trong cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc, giữa lao

động và bóc lột, giữa cưỡng chế, áp đặt và bảo vệ chủ quyền quốc gia cho nền
độc lập dân tộc mang sắc thái mới. Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản cách
mạng đang tăng cường chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” đối
với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển.
Các nước lớn tiếp tục giữ vai trò chi phối đối với cục diện thế giới,
quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau. Trên các vấn đề cụ thể và tại mỗi địa bàn cụ
thể có sự dàn xếp hay tranh chấp lợi ích đan xen rất phức tạp với nhau.
Cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách:
bảo vệ môi trường sinh thái, đấu tranh bảo vệ hoà bình, hạn chế bùng nổ dân
số, giải quyết đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo.

3


Những vấn đề này không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được,
mà phải có sự hợp tác đa phương của mọi quốc gia dân tộc. Mặt khác, cũng
phải có vai trò của Liên Hợp Quốc với cơ chế quốc tế phù hợp.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là vòng cung Đông Á, là khu
vực khá năng động, với tốc độ cao, có triển vọng. Nhìn chung, châu Á - Thái
Bình Dương là nơi tập trung nhiều quốc gia lớn, có tiềm năng. Ngoài các trung
tâm kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản còn có nhiều quốc gia là những nước công
nghiệp mới và các nước đang tiếp cận nền kinh tế phát triển như Trung Quốc và
một số nước Đông Nam Á… ở đây đang diễn ra xu thế nhiều mặt, nhiều tầng,
nhiều nấc thang, khu vực, tiều khu vực, tam, tứ giác kinh tế… với tiềm năng to
lớn và xu thế liên kết hợp tác trong khu vực không chỉ tạo đỉều kiện cho các
quốc gia châu Á - Thái Bình Dương phát triển, mà còn là nhân tố tác động to lớn
đến nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, ở khu vực cũng tiềm ẩn những nhân tố
gây mất ổn định, đáng chú ý là: tình hình phức tạp tại bán đảo Triều Tiên; vấn đề
Đài Loan; khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, những tranh chấp về ảnh hưởng và

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Một số dự báo lớn trong nền kinh tế xã hội Việt Nam năm 2030 Luận văn Kinh tế 0
N Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước một số dòng suối vùng Ba Vì ( áp d Luận văn Sư phạm 0
A Ứng dụng hàm phân tích điều hòa mô phỏng dao động dòng chảy một số sông lớn ở Việt Nam và ứng dụng n Luận văn Sư phạm 0
G Chế tạo, nghiên cứu một số tính chất của Perovskite có hằng số điện môi lớn và khả năng ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
B Một số định lý giới hạn dạng luật số lớn trong lý thuyết xác suất không giao hoán Khoa học Tự nhiên 2
M Nghiên cứu một số đặc trưng nhiệt động lực quy mô lớn thời kỳ bùng nổ gió mùa hè trên khu vực Nam Bộ Môn đại cương 0
B Áp dụng hình thái học và sinh học phân tử trong định loại sán lá gan lớn tại một số tỉnh miền Bắc - Khoa học Tự nhiên 0
D Tóm tắt ngành điện: Cuộc cải cách lịch sử đang diễn ra và một số công ty lớn sắp IPO <REE, NT2,...> Tài chính, Chứng khoán 9
O Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mối quan hệ với khách hàng lớn tại bưu điện huyện Văn Giang Luận văn Kinh tế 2
N Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của sâu răng hàm lớn thứ nhất ở trẻ 9 – 11 tuổi tại trường tiểu học Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top