Download miễn phí Luận văn Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 5
1.1. Khái luận về bảo hiểm nhân thọ 5
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam 22
1.3. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế quốc dân 27
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 31
2.1. Hoạt động bảo hiểm phải tổ chức kinh doanh theo các hình thức doanh nghiệp nhất định 31
2.2. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình kinh doanh có điều kiện 37
2.3. Tài chính doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 44
2.4. Trung gian bảo hiểm nhân thọ 50
2.5. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 54
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 57
3.1. Một số nhận xét về pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 57
3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 64
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

công ty bảo hiểm tương hỗ có giá trị tài sản và vốn góp rất lớn đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán và ổn định thị trường bảo hiểm ở các quốc gia này.
Về tổ chức bảo hiểm tương hỗ, Điều 70 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: "Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm" [25].
Về địa vị pháp lý của các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm (Điều 71), thì tổ chức, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu bảo hiểm đều có thể tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập. Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Ngoài ra, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng đã được quy định rất chi tiết, rõ ràng tại Nghị định 18/2005/NĐ-CP ngày 24/2/2005 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Các công ty bảo hiểm tương hỗ có những đặc điểm riêng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các thành viên hay các hội viên cùng có chung một nhu cầu bảo hiểm cho con người (có thể là tài sản hay trách nhiệm) thông thường họ có chung ngành nghề và nơi cư trú thường là gần nhau; họ cũng đồng thời là nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm. Khác với công ty cổ phần, cổ đông quyết định mọi vấn đề nhưng đối với công ty tương hỗ thì quyền biểu quyết đại hội là những người có hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai, các công ty bảo hiểm tương hỗ trước tiên thuộc quyền sở hữu tập thể của những người được bảo hiểm. Những người này đồng thời là người đóng góp và chính họ là những người được hưởng, cộng đồng của họ lại chính là nhà bảo hiểm cho họ.
Thứ ba, công ty bảo hiểm tương hỗ chính là sự giao hòa giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn và công ty không nhằm mục đích lợi nhuận.
Thứ tư, kết thúc năm tài chính số dư từ các khoản thu so với các khoản chi không được coi đó là lợi nhuận, khoản này thường được tăng cường cho các quỹ dự trữ, làm cơ sở giảm các khoản thu cho các hội viên trong năm tiếp theo.
Thứ năm, tất cả các hội viên đều bình đẳng, ngay khi ghi tên và nộp các khoản đóng góp họ có quyền bình đẳng trong các đại hội đồng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và họ có thể được bầu vào hội đồng quản trị. Chính các đặc điểm kể trên giải thích lý do vì sao hình thức công ty bảo hiểm tương hỗ lại phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Pháp luật một số nước đã có những quy định khá chi tiết đối với loại hình công ty bảo hiểm tương hỗ như Luật giám sát bảo hiểm Cộng hòa Liên bang Đức, Luật bảo hiểm Philipin, Luật kinh doanh bảo hiểm của Nhật bản và Luật bảo hiểm của Cộng hòa Pháp.
Theo Luật bảo hiểm của Cộng hòa Pháp, thủ tục thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng giống như thủ tục thành lập công ty bảo hiểm cổ phần. Tuy nhiên, trong điều lệ của công ty bảo hiểm tương hỗ bắt buộc phải có danh sách các nghiệp vụ bảo hiểm sẽ tiến hành, các điều kiện để gia nhập tổ chức và phạm vi hoạt động của các công ty bảo hiểm tương hỗ tương đối hẹp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2005/NĐ-CP ngày 24/2/2005 nêu trên thì số lượng thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thấp hơn 10 thành viên. Trong điều lệ phải ghi rõ các điều khoản mà hội viên phải đóng góp trong năm, quy định các khoản chi phí cho ban lãnh đạo, điều kiện phân chia số dư cho các thành viên hay giảm số đóng góp cho các thành viên vào tài khóa sau.
Đại hội cổ đông của các công ty bảo hiểm tương hỗ bao gồm: hay là tất cả các hội viên đã nộp các khoản đóng góp hay các đại biểu do hội viên bầu. Trong trường hợp bầu đại biểu, các hội viên có thể được chia thành các nhóm căn cứ vào các loại hợp đồng đã được ký hay tùy theo các tiêu chuẩn tương ứng hay theo nghề nghiệp. Nguyên tắc cơ sở của các công ty bảo hiểm tương hỗ là mỗi hội viên chỉ có một phiếu bầu tại đại hội đồng. Nhằm ổn định hoạt động của công ty, theo quy định của một số nước, trong đó có cộng hòa Pháp thì nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng quản trị công ty bảo hiểm tương hỗ là 6 năm, còn tại Việt Nam, theo Nghị định 18/2005/NĐ-CP nêu trên thì nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ quy định.
Đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 8 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, trong đó có 01 doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, 01 doanh nghiệp liên doanh và 06 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; chưa có một công ty bảo hiểm cổ phần và tương hỗ nào hoạt động.
2.2. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình kinh doanh có điều kiện
2.2.1 Chỉ được kinh doanh khi có Giấy phép
Kinh doanh bảo hiểm là một dịch vụ tài chính hết sức phức tạp, liên quan đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Cũng như các hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, kinh doanh bảo hiểm mang tính đặc thù. Chính vì vậy, ở tất cả các nước kể cả các nước có nền kinh tế tự do như các nước Tây Âu, Nhật Bản và Mỹ, bảo hiểm là hoạt động được kiểm soát hết sức chặt chẽ, muốn kinh doanh bảo hiểm doanh nghiệp phải được cấp phép, phải có vốn đăng ký ít nhất bằng vốn pháp định.
Hoạt động bảo hiểm gắn bó hữu cơ với sự phát triển kinh tế xã hội, với mọi ngành nghề, tổ chức và các tầng lớp dân cư. Diễn biến xấu trong hoạt động của một doanh nghiệp bảo hiểm ví dụ như: phá sản có thể có những tác động gây hậu quả khó một đối với xã hội không khác gì việc phá sản của một ngân hàng, đôi khi còn tệ hại hơn. Vì vậy, mặc dù Nhà nước ta đã xóa bỏ hầu hết các loại giấy phép hoạt động, không còn quy định về vốn pháp định đối với nhiều loại hình doanh nghiệp, nhưng riêng trong lĩnh vực bảo hiểm việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm được tiến hành theo một trình tự thủ tục hết sức chặt chẽ.
Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nguyên tắc cơ bản của sự quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Mục đích của việc cấp giấy phép nhằm đánh giá khả năng của công ty có đủ tiêu chuẩn và điều kiện về vốn, trình độ chuyên môn... để tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm hay không, đây cũng là hình thức để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Theo Điều 62 Luật kinh doanh bảo hiểm thì "thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm" là của Bộ Tài chính, "việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính Việt Nam" [25].
Điều 5 Lu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D bài giảng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Văn hóa, Xã hội 1
D Đạo đức kinh doanh và ví dụ một số doanh nghiệp Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
D Chọn một chương trình truyền thông một sản phẩm hoặc thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh Khách sạn và du lịch và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp Khách Sạn Du lịch Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Bài tập CCHN Kế toán APC môn Pháp luật về Kinh tế và Luật Doanh nghiệp Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top