Gaetan

New Member

Download miễn phí Luận văn Phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay





Hát ghẹo: Đây là một hình thức ca hát điển hình thể hiện tình kết nghĩa “nước anh, nước em” giữa cư dân mường Thục Luyện, Hùng Nhĩ (huyện Thanh Sơn) với cư dân Kinh ở xã Nam Cường (huyện Tam Thanh). Tục truyền, một năm đình làng Nam Cường bị cháy, nhờ có sự giúp đỡ của hai xã Thục Luyện, Hùng Nhĩ lấy gỗ, Nam Cường mới dựng lại được đền, từ đó họ kết nghĩa anh em. Do vậy, cứ đến ngày lễ thần Tản Viên 13/3 âm lịch và ngày hội đình Nam Cường 9/9 âm lịch họ lại gặp nhau. Hát ghẹo là hình thức hát chay, không múa, không có nhạc đệm, âm điệu của hát ghẹo vừa mang âm hưởng hát Ví của người Kinh, hát Rang của người Mường. Không khí cuộc hát vui vẻ, tự nhiên, không chịu ảnh hưởng của các loại nhạc lễ. Trong cuộc hát, mỗi lượt hai nam hát đối đáp với hai nữ, vừa hát vừa nhìn nhau, đối hợp câu, hợp giọng, phản ánh được tình kết nghĩa anh em và cảnh quan của miền trung du cũng như cuộc sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng [76, tr.90].



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

không ốm đau, bệnh tật. Thông thường, khi chơi người ta sử dụng 3 đến 4 đuống xếp liền kề nhau, 3 đến 4 đôi giữ một đuống, đôi đứng đầu tiên sẽ làm “cái”, cứ 2 nhịp đâm xuống lòng cối, xen 1 nhịp vào thành cối, tạo thành những âm thanh rộn ràng, mong muốn một năm sung túc, tươi vui [47, tr.122, 123].
Hội séc bùa (xách cồng): Nếu như trống đồng gắn với vị trí tôn quý của Nhà Lang, của đình làng thì cồng và chiêng lại gắn với cuộc sống của dân cư nơi thôn dã. Bộ cồng chiêng 12 chiếc với những kích cỡ khác nhau, tượng trưng cho 12 tháng trong một năm, chiếc cồng lớn nhất gọi là cồng “đàm” dùng để đánh âm trầm, cồng “khệ” (có nơi gọi là cồng vặn) dùng để đánh trùng âm, loại trung bình được gọi là cồng “đúm”, nhỏ nhất trong bộ cồng và có âm thanh cao nhất, thánh thót nhất là cồng boòng beng. Hội séc bùa được tổ chức vào nhiều dịp trong năm, nhưng phổ biến là trong dịp tết nguyên đán. Đầu năm phường bùa (bao gồm cả nam và nữ) từ 15 đến 20 người, đi thành hàng một, dẫn đầu là người mang cồng boòng beng, rồi đến cồng đúm, cồng khệ, cồng đàm. Đầu tiên phường bùa đến những nhà có hẹn trước để hát sắc bùa, theo tục lệ thì chủ nhà sẽ tập trung anh, em để đón nhưng cổng nhà vẫn đóng, phường bùa sẽ phải đánh cồng và hát bài hát mở cổng:
“Xúc xắc xúc xẻ
Nhà nào còn đèn còn lửa
Mở cửa cho chúng tui vào…”.
Chủ nhà mở cổng đón, phường bùa đi vào sân, vừa đi vừa đánh cồng và hát bài hát chúc tụng, ngợi ca:
“…Chúc tết nhà ông
Vườn trước có cau, vườn sau có mít
Vựa lúa nếp còn đến tháng năm
Gạo tẻ tháng mười chưa hết…” [76, tr. 146,147]
Sau cuộc hát, chủ nhà mang thóc gạo tặng phường bùa, nắm thóc trên tay chủ nhà được vãi nhẹ vào chiếc cồng đàm, người cầm cồng sẽ ngửa cồng đỡ lấy; thóc, gạo rơi vào lòng chiếc cồng giống như gieo mạ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, tốt tươi của mùa màng trong năm. Nhận thóc gạo từ chủ nhà, phường bùa hát bài tạ ơn rồi tiếp tục đi sang nhà khác [56, tr.31].
Múa trống đu: Đây là một trong những hình thức múa trống độc đáo của tất cả các làng người Mường ở Phú Thọ, nhưng nay chỉ còn được tổ chức ở xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn. Khi múa trống, người ta đặt một chiếc trống cơm lên trên mặt một chiếc trống cái, người đánh trống là một ông già và 6 đến 8 cặp trai, gái tay cầm kèm kẹp (hai thanh tre dài 40cm, rộng 4cm) xếp thành vòng xung quanh. Ông già tay cầm trống cơm, tay kia gõ vào trống cái theo nhịp, mỗi lần di chuyển ông thường gõ một tiếng vào mặt trống cái và dứ trống cơm về phía các cặp trai gái cho họ gõ cùng. Điệu múa vui vẻ, rộn ràng, giống như người cha và đàn con đang vui đùa với nhau, mừng mùa màng bội thu và gia đình hạnh phúc. Có người cho rằng: có thể xuất sứ của điệu múa là “múa trống đùa” và vì một lý do nào đó được gọi trệch thành múa trống đu [47, tr.32].
Hội đu quay (tu xe): đây là trò chơi ngày xuân, cho đến nay vẫn còn khá phổ biến ở các vùng Mường trong tỉnh. Hình thức chiếc đu quay gần giống với chiếc cọn nước, bốn cột gỗ lớn được chôn chắc chắn xuống đất, trên đỉnh cột bắc một trục xoay với các nan bằng gỗ, đầu mỗi đôi nan treo một ghế. Thường thì mỗi cây đu có 12 ghế ngồi (ghế đơn) dành cho 6 cặp nam, nữ. Chiều 29 tết, ông mo của làng sẽ làm lễ “cúng đu”, cỗ cúng sẽ do một gia đình trong làng đảm nhiệm (nhiệm vụ này được các gia đình luân phiên qua các năm). Khi chơi đu quay, người đạp đà sẽ trèo lên đỉnh cột, dùng chân đạp vào các nan cho đu quay tròn, các cặp chơi ngồi trên các ghế quay mặt vào nhau và hát những câu hát xuân, ví giao duyên, kết bạn. Hội đu kéo dài suốt nhiều ngày trong dịp tết, không chỉ thu hút các cặp trai, gái Mường đến tìm nhau trong hội đu, mà còn là dịp vui gặp gỡ của các ông, bà (ôông, mế) trong ngày xuân. Đu quay là một trò chơi đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo và cả sức khoẻ của các chàng trai mường từ khi dựng đu đến hết hội. Người Mường quan niệm, nếu khi cúng đu mà đổ vỡ bát đĩa, không cắt được tiết gà, cỗ cúng xong không mời mọi người ăn mà đem về nhà… thì chơi đu sẽ có người ngã. Do vậy, cho đến nay đĩa để bày cỗ cúng người ta vẫn dùng đĩa cắt từ lá chuối tươi, cúng xong sẽ mời tất cả mọi người có mặt lúc đó ăn cỗ tại gốc đu. Hội đu bắt đầu vào sáng mùng một tết, nhưng thường thì hát ví đu chỉ nhộn nhịp về đêm; hội đu quay kéo dài đến hết tháng giêng, sau đó người ta tháo rời cây đu, đem gỗ ngâm xuống ao làng, đợi mùa xuân năm sau.
Hát ghẹo: Đây là một hình thức ca hát điển hình thể hiện tình kết nghĩa “nước anh, nước em” giữa cư dân mường Thục Luyện, Hùng Nhĩ (huyện Thanh Sơn) với cư dân Kinh ở xã Nam Cường (huyện Tam Thanh). Tục truyền, một năm đình làng Nam Cường bị cháy, nhờ có sự giúp đỡ của hai xã Thục Luyện, Hùng Nhĩ lấy gỗ, Nam Cường mới dựng lại được đền, từ đó họ kết nghĩa anh em. Do vậy, cứ đến ngày lễ thần Tản Viên 13/3 âm lịch và ngày hội đình Nam Cường 9/9 âm lịch họ lại gặp nhau. Hát ghẹo là hình thức hát chay, không múa, không có nhạc đệm, âm điệu của hát ghẹo vừa mang âm hưởng hát Ví của người Kinh, hát Rang của người Mường. Không khí cuộc hát vui vẻ, tự nhiên, không chịu ảnh hưởng của các loại nhạc lễ. Trong cuộc hát, mỗi lượt hai nam hát đối đáp với hai nữ, vừa hát vừa nhìn nhau, đối hợp câu, hợp giọng, phản ánh được tình kết nghĩa anh em và cảnh quan của miền trung du cũng như cuộc sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng [76, tr.90].
Ngoài các hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian nêu trên, người Mường ở Phú Thọ còn có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng khác như: ném còn, múa mỡi, múa đâm ống…
Trong tục cưới: Cũng giống như một số các dân tộc khác, việc cưới xin là một trong những sự kiện quan trọng của một đời người, kiếp người, đây không chỉ là dịp vui cho riêng đôi trai gái, mà là ngày hội cho cả hai họ và cả mường. Trước khi tiến tới hôn nhân, đôi trai gái có quyền được gặp gỡ hẹn hò trong các lễ hội, trong các phiên chợ, trong các buổi cùng nhau đi làm đồng; họ có thể gặp gỡ, có thể tặng nhau những kỷ vật làm tin như chằm bạc (vòng bạc), chiếc túi vải tự dệt…nhưng quan trọng hơn cả vẫn là những quyết định của cha mẹ. Người Mường nặng quan niệm “môn đăng hộ đối”, quan niệm hôn nhân ngoại tộc (chín đời vẫn góp giỗ nên không được lấy nhau); từ đó việc kén vợ, chọn chồng cho con rất khắt khe, nhiều khi những quy định ấy lại trở thành tai hoạ, trở thành nguyên nhân cho sự đổ vỡ những quan hệ tình cảm của đôi trai gái. Hôn nhân của người Mường xưa có rất nhiều thủ tục, có nơi từ lúc nhà trai đem miếng trầu đầu tiên đến xin nhà gái cho đôi trẻ qua lại tìm hiểu đến lúc tổ chức đám cưới (thường là 3 năm) phải có đủ 12 “cái lễ”, hình thức rất nhiêu khê và phức tạp, gây tốn kém tiền của không ít; trong thời gian 3 năm đó chàng trai phải mang đến nhà gái (đôi gà, yến gạo nếp, chục lít rượu) và các loại bánh phù hợp với các ngày lễ; đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phương pháp giải bài tập điện phân xu hướng mới năm học 2019-2020 lần 1 Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho Luận văn Kinh tế 0
X Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại công ty khách sạn du lịch Luận văn Kinh tế 0
Z Phương pháp luận định hướng giải quyết vấn đề ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tị Kiến trúc, xây dựng 0
N Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Kiến trúc, xây dựng 0
K Phương hướng và những giải pháp để phát triển kinh tế HTX nông nghiệp Kiến trúc, xây dựng 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
H Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại Công ty bá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top