Download miễn phí Tiểu luận Phương pháp luận định hướng giải quyết vấn đề ở Việt Nam





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. CƠ SỞ KHÁCH QUAN NẢY SINH VẤN ĐỀ 2

1. Khái quát chung ở các nước trên thế giới 2

2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam 3

II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5

1. Một số quan niệm sai lầm về mặt phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong phân phối thu nhập 5

2. Phương pháp luận định hướng giải quyết vấn đề ở Việt Nam 8

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cáo của Liên hiệp quốc, trong hơn 3 thập kỷ qua, mặc dù nền kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng: thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng 3 lần, GDP của thế giới tăng 6 lần, nhưng hố ngăn cách giữa người giầu và người cùng kiệt trên thế giới ngày càng sâu thêm, thu nhập của 358 nhà tỷ phú trên hành tinh lớn hơn các khoản thu nhập tổng cộng của gần 2,3 tỷ người cùng kiệt nhất, chiếm 45% dân số thế giới. Bên cạnh đó, chênh lệch thu nhập giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đã tăng 3 lần.
Trong hơn 30 năm qua, thu nhập của nhóm 20% người cùng kiệt nhất hành tinh đã giảm xuống còn 1,4% thu nhập của thế giới. Trong khi đó, phần thu nhập của nhóm 20% người giàu nhất thế giới đã lên tới 80%. Điều đáng lưu ý là từ năm 1965 đến 1980, có 200 triệu người có thu nhập giảm dần và từ năm 1980 đến 1993 có trên 1 tỷ người rơi vào tình trạng trên. Ở Mỹ hiện nay, số của cải do 1% những người giàu nhất nắm giữ đã tăng từ 20 đến 30% của cải quốc gia. Ở một số nước khác như Braxin, Goatemala, Panama, thu nhập của những người giàu gấp 30 lần thu nhập của những người nghèo. Trong một thế giới của sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, khi mà xã hội lẽ ra phải đang được hưởng những lợi ích từ sự đi lên của kinh tế, thì nhiều nước đang phải đối mặt với tình trạng mà trong đó sự chênh lệch giữa người giàu và người cùng kiệt "đang gia tăng với tốc độ đáng báo động". Ngay những nước phát triển như Mỹ, Canada và Anh cũng không thoát khỏi xu thế này. Và mặc dù đã và đang được chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, hai quốc gia lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ cũng thất bại trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều nước tại châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi. Chỉ riêng tại khu vực phụ cận sa mạc Sahara, số người cùng kiệt đã tăng lên tới gần 90 triệu trong thời gian hơn 1 thập kỷ (từ 1990 tới 2001). Thế giới ngày nay đã phân cực hơn so với 10 năm trước.
Thực tế, không có tăng trưởng kinh tế thì không giải quyết được cùng kiệt đói và bất công. Nhưng phải chăng đói cùng kiệt và bất công là tất yếu trên con đường phát triển, là cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế?
Thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam
Thời kỳ 1976-1985, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ở nước chỉ đạt 2% trong khi tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 2,4%, nền kinh tế tăng trưởng thấp, làm không đủ tiêu dùng và dựa vào nguồn lực bên ngoại ngày càng lớn.
Tại Đại hội VI của Đảng năm 1986, Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới. Những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế là thực hành dân chủ hóa đời sống kinh tế, chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại từ đơn phương sang đa phương theo hướng kinh tế mở, đa dạng hóa hình thức và đa phương hóa quan hệ.
Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định. Thời kỳ từ năm 1986 tới nay là thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng bình quân 1986 1990 là 4,5%, thời kỳ 1991-1995 là 8,2%, thời kỳ 1996-2000 là 7% và từ 2001-2007 là 7,6%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngang bằng Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc. Cơ chế mới đi vào thực tiễn từ năm 1989, chế độ tem phiếu bị xóa bỏ, lạm phát phi mã được kìm lại, đời sống vật chất của số đông nhân dân bước đầu được cải thiện. Mỗi năm thêm 1 triệu lao động có việc làm. Trong 5 năm, khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường đã tăng gấp đôi (bình quân mối năm tăng 7,4%). Số lượng đáng kể nhà ở và đường giao thông được cải tạo, xây dựng ở cả thành thị và nông thôn đã nâng cao hơn điều kiện ăn ở, đi lại và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Tuy nhiên, mức độ cải thiện không đều giữa các tầng lớp, giữa các vùng. Tình trạng phân hóa giàu cùng kiệt ngày càng mở rộng giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ còn nhiều khó khăn, lạc hậu. Khu vực thành thị và nông thôn đều có sự tăng thu nhập, tuy nhiên chênh lệch thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn vẫn ở mức hầu như không đổi, khoảng 2,1 lần. Chênh lệch giữa vùng có thu nhập cao nhất là Đông Nam bộ với vùng có thu nhập thấp nhất là Tây Bắc là 3,1 lần. Các vùng Tây bắc, Tây nguyên vẫn là những vùng có mức thu nhập thấp, mặc dù trong những năm gần đây cũng có sự gia tăng đáng kể về thu nhập bình quân. Tình hình này cho thấy sự phân hóa thu nhập theo vùng, miền vẫn còn khá gay gắt.
Ở một phương diện nhất định, phân hóa giàu cùng kiệt thể hiện rõ nhất sự bất bình đẳng xã hội. cùng kiệt đói không phải vấn đề xã hội ở các nước lạc hậu mà có tính toàn cầu. Xóa đói giảm cùng kiệt là một điểm son, là thành tựu lớn của Việt Nam, song tốc độ giảm cùng kiệt có xu hướng chậm lại, tình trạng tái cùng kiệt còn nhiều. Phân phối thu nhập không được thực hiện một cách đồng đều. Một phần lớn thu nhập được chuyển sang những người sở hữu các nguồn lực khác ngoài lao động thay vì chuyển một phần thoả đáng cho những người sở hữu sức lao động mà thiếu các nguồn lực khác. Vì vậy, khoảng cách giữa nhóm người giàu và nhóm người cùng kiệt ngày càng dãn ra. Hệ số chệnh lệch giữa các nhóm cùng kiệt và nhóm giàu qua các năm của Việt Nam qua có xu hướng gia tăng, ví dụ: năm 1990 là 4,1, năm 1991 là 4,2 đến năm 2006 là 8,6 lần.
Hệ số chênh lệch giữa nhóm người giàu (chiếm 20% dân số có thu nhập cao nhất)
và nhóm cùng kiệt (chiếm 20% dân số có thu nhập thấp nhất)
[Nguồn: Ngân hàng thế giới, khu vực châu Á – Thái Bình Dương]
Chưa bao giờ Việt Nam có nhiều triệu phú USD như năm 2007. Cũng chưa bao giờ khoảng cách giàu cùng kiệt lại bức bách đến vậy" -  tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - nhìn nhận tại Diễn đàn quốc tế về chuyển đổi kinh tế năm 2008 tại Hà Nội ngày 2/4/2008. Bất bình đẳng xã hội, nhất là trong phân phối về mặt vật chất, trước hết là tài sản, thu nhập đang là một tồn tại khách quan trong xã hội. Rõ ràng trong thời gian qua, nhất là qua 20 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử như Đảng ta đã khẳng định, có rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa giải quyết tốt. Bài toán phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội; giữa nhu cầu phát triển xã hội hiện đại với lợi ích từng người dân, từng cộng đồng vẫn chưa có lời giải tốt.
Vấn đề đặt ra ở đây là “giải pháp nào để có thể giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay?”
PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một số quan niệm sai lầm về mặt phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong phân phối thu nhập
Thực tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã tồn tại nhiều hướng khác nhau để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:
Tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn tới bất bình đẳng
Những người theo quan điểm này cho rằng tăng trưởng kinh tế được đảm bảo bằng bất bình đẳng trong phân phối và làm gia tăng sự bất bình đẳng này. Họ lập luận như sau: chỉ tầng lớp có thu nhập cao mới có khả năng tích lũy và đó là nguồn gốc đảm bảo đầu tư chủ yếu cho tăng trưởng nên bất kỳ sự phân phối nào làm giảm mức độ tập trung thu nhập này đều ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế. Lập luận này không phải không có cơ sở thực tiễn lịch sử của sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhờ quá trình tích tụ và tập trung tư bản kèm theo sự bần cùng hóa một tầng lớp đông đảo trong xã hội mà cuộc cách mạng công nghiệp có được lực đẩy phi thường. Đó cũng là cách giải thích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản của Các Mác. Ông chỉ ra quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự bất bình đẳng lớn tới mức nó trở thành lực cản đối với sự phát triển tiếp theo.
Những lập luận đầy đủ nhất về tăng trưởng đối lập với công bằng được trình bày trong lý thuyết của Athur Lewis bàn về các nước đang phát triển. Dựa trên giả thuyết của Ricardo và Mác cho rằng, lao động có thể được sử dụng với số lượng không hạn chế ở mức tiền lương cố định chứ không phải nguồn lực khan hiếm, Lewis đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế với nguồn lao động không có giới hạn hay mô hình lao động dư thừa. Trong mô hình này, ông cho rằng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập sẽ tăng trong thời kỳ đầu và chỉ sau khi đạt đến sự phát triển cao mới giảm đi. Theo Lewis, bất bình đẳng không chỉ là kết quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế mà đồng thời còn là nguyên nhân của tăng trưởng. Bởi lẽ phân phối có lợi cho những người thu nhập cao sẽ tạo mức tiết kiệm cao.
Mô hình Lewis cho rằng bất bình đẳng góp phần vào phát triển kinh tế và các cố gắng nhằm phân phối lại “một cách hấp tấp và vội vã” sẽ có nguy cơ bóp chết tăng trưởng kinh tế. Sự tăng thêm nhất thời của bất bình đẳng là cái giá phải trả cho sự thành công và nếu tất cả mọi người biết chờ đợi phát triển đi theo tiến trình của nó, họ sẽ được lợi đúng lúc. Mô h...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Áp Dụng Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Trong Dạy Học Đọc - Hiểu Văn Bản Truyện Dân Gian Luận văn Sư phạm 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa và phương pháp luận Môn đại cương 0
H Phương pháp chứng từ kế toán - Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Phương pháp định giá trong doanh nghiệp Việt Nam Lý luận và thực tiễn Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận và thực tiễn trong phương pháp chứng từ kế toán Luận văn Kinh tế 2
D Tiểu luận môn động học xúc tác các phương pháp phân tích nhiệt Khoa học Tự nhiên 0
I Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học ở nướ Luận văn Sư phạm 0
D Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp d Tâm lý học đại cương 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này. Sự vận dụng của Đảng ta. Môn đại cương 0
D Nghiên cứu xử lý thu hồi phốt pho trong nước thải chăn nuôi bằng phương pháp kết tủa struvite. Luận Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top