miss_hitle

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Dân chủ - Dân chủ hoá xã hội góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân - do dân - vì dân ở nước ta





 
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1. Dân chủ và dân chủ hoá xã hội 2
1.1. Dân chủ 2
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ 3
2. Dân chủ hoá xã hội 6
2.1. Cách tiếp cận 6
2.2. Dân chủ và dân chủ hoá ở nước ta 7
3. Một số giải pháp cơ bản thực hiện dân chủ hoá xã hội ở nước ta 10
3.1. Nhất quán quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền 10
3.2. Triệt để thực hành dân chủ trong Đảng theo 12 quy định tư cách của Đảng cầm quyền của Hồ Chí Minh và nguyên tắc tập trung dân chủ một cách thực sự 10
3.3. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy Nhà nước bao gồm 11
Kết luận 20
Tài liệu tham khảo 21
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n bãi miễn Chính phủ bất cứ lúc nào. "Nếu Chính phủ có hại cho dân chúng thì dân chúng đập đổ Chính phủ ấy đi".
Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân chủ thực sự, bởi vì trải qua bôn ba khắp thế giới Hồ Chí Minh đã thấy rõ thứ dân chủ giả hiệu, thức khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" mà các nhà nước tư sản làm cái bánh vẽ dùng để mỵ dân. Ngay sau khi giành được độc lập người đã thông báo bệnh quan liêu xa dân. Người nói: "Đảng không phải là nơi làm quan phát tài". Hay: "cán bộ thì cậy thế mình trong ban này, ban nọ rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quyên rằng dân bầu ra mình để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân; đè đầu cưỡi cổ dân".
Quan niệm về dân chủ ở Hồ Chí Minh là dân chủ triệt để, dân chủ thực sự dựa trên nhận thức phải thân dân, gần dân, yêu dân, kính trọng dân, học dân thì mới có thể tạo nên sức mạnh thực sự của cách mạng, Người viết: "có phát huy dân chủ cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên".
Trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chủ trương trước hết phải thực hành dân chủ trong nội bộ Đảng. Hồ Chí Minh đề ra 12 tư cách của một Đảng cầm quyền để thực hành dân chủ trong đảng và giữ mối quan hệ với nhà nước và nhân dân.
1. Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài, Đảng phải phấn đấu vì lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân.
2. Cán bộ Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng và biết thực hành cách mạng.
3. Khi Đảng ra các nghị quyết của đảng phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của cả nước và của địa phương.
4. Đảng phải chịu sự kiểm soát của quần chúng.
5. Hoạt động của đảng phải luôn luôn đứng về phía quần chúng.
6. Đảng phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng, học hỏi dân chúng, coi đó là một nguyên tắc.
7. Trong hoạt động đảng phải khôn khéo sử dụng những hình thức thích hợp.
8. Đảng không được che giấu khuyết điểm của mình, không sợ phê bình, phải sửa chữa khuyết điểm.
9. Đảng phải biết lựa chọn, sử dụng cán bộ nhất là những nhóm trung kiên, cán bộ lãnh đạo.
10. Đảng phải đấu tranh với những phần tử cơ hội, không cho bọn cơ hội chui vào hàng ngũ của đảng.
11. Đảng phải giữ nghiêm kỷ luật từ trên xuống dưới.
12. Đảng phải luôn tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các nghị quyết để kịp thời bổ sung, điều chỉnh thích hợp.
Quan điểm về dân chủ và thực hành dân chủ trong Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền được Đảng vận dụng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong quá trình lịch sử cách mạng nước ta.
Từ quan niệm về dân chủ, Hồ Chí Minh nêu lên tư tưởng nhà nước pháp quyền. Theo Người nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, luật pháp phải thể hiện bản chất dân chủ và quyền tự do dân chủ của nhân dân phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật: "luật pháp của chúng ta hiện nay bảo vệ hàng triệu người lao động... pháp luật của chúng ta phải thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình nhưng phải tôn trọng tự do của người khác, người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp".
2. Dân chủ hoá xã hội
2.1. Cách tiếp cận
Dân chủ hoá xã hội chính là quá trình làm cho dân chủ trở thành xã hội, phổ biến trong sinh hoạt xã hội, là quá trình làm biến đổi nhận thức và hành vi của toàn xã hội về dân chủ như là hệ giá trị cao, văn minh của con người, cho con người và vì con người là quyền tự quyết thiêng liêng của con người.
Để thực hiện dân chủ và dân chủ hoá xã hội, nhà nước cần:
- Xây dựng và tuyên truyền, giáo dục hình thành chuẩn mực văn hoá chính trị dân chủ trong bộ máy nhà nước và trong toàn xã hội.
- Xây dựng thể chế Nhà nước pháp quyền và hình thành hệ thống chính trị dân chủ - pháp quyền. Trong đó nhân dân là chủ thể quyền lực, là người quyết định hình thức và cách hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Dân thực hiện sự uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn đối với nhà nước và thực hiện quyền bãi miễn đại biểu đối với đại biểu dân cử, quan chức chính quyền và Chính phủ khi có sự lạm quyền, tha hoá quyền lực.
Nhân dân là chủ thể được tham gia vào công việc của Nhà nước, mọi chính sách của Nhà nước đều phải hỏi dân, dựa vào dân để thực hiện và để kiểm tra giám sát.
Nhà nước bảo đảm quyền tự do kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân.
Xây dựng thể chế chính trị, hệ thống chính trị phù hợp với tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền và xây dựng xã hội công dân.
- Bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong việc quyết định mọi vấn đề của Nhà nước trong đó, nguyên tắc tập trung dân chủ cũng phải dựa trên cơ chế bảo đảm thực sự dân chủ, phải dựa vào dân.
- Xây dựng quan hệ, tập quán dân chủ trong đời sống chính trị - xã hội. Coi dân chủ như là hơi thở, là cách tồn tại phát triển của các quan hệ xã hội.
2.2. Dân chủ và dân chủ hoá ở nước ta
ở nước ta, trải qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, đế quốc, dân chủ là khát vọng ngàn đời của cả dân tộc Việt Nam.
Chúng ta may mắn có thiên tài Hồ Chí Minh, mà tư tưởng và sự nghiệp của người gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân. Tư tưởng của Người về dân chủ ngay từ đầu là kim chỉ nam cho quá trình hình thành và xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Năm 1945, sau cách mạng tháng 8, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, chế độ chính trị nước ta bước sang giai đoạn mới là Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền.
Hiến pháp năm 1946 khẳng định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo" (Điều 1). Hiến pháp năm 1946 cũng khẳng định các quyền tự do, dân chủ của công dân về kinh tế, văn hoá, chính trị, quyền dân chủ tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực thi các quyền dân chủ với nhân dân; quy định hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước của nhân dân là Quốc hội và HĐND các cấp, thay mặt nhân dân quyết định và giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Về các giá trị dân chủ, trong điều kiện đất nước về xâm lăng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta coi giành độc lập dân tộc là giá trị dân chủ hàng đầu thiêng liêng nhất. Độc lập dân tộc là trên hết và trước hết gắn liền với tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Có độc lập dân tộc mới có tất cả. Độc lập dân tộc là mục tiêu hành động của toàn Đảng và toàn dân ta, trở thành động lực để cổ vũ, vận động, tổ chức toàn dân, huy động sức lực, trí tuệ, của cải, máu xương của toàn dân để chi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đổi Mới Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cho Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ Ở Đơn Vị Cơ Sở Các Binh Đoàn Chủ Lực Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay Văn hóa, Xã hội 0
I Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của văn phòng du lịch thuộc khách sạn dân chủ nhằm nâng cao Luận văn Kinh tế 2
M Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Dân Chủ Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng hoạt động kinh doanh của Văn phòng du lịch thuộc khách sạn Dân Chủ Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại khách sạn Dân Chủ Luận văn Kinh tế 0
A Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba- Kiến nghị nhằm thực h Luận văn Kinh tế 0
T Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top