Download miễn phí Giáo trình Động vật học





Chân khớp là ngành lớn trong giới động vật, chiếm khoảng hơn 2 phần 3 số
loài động vật có trên hành tinh. Có các đặc điểm chung như sau: Cơ thể cùng với
các phần phụ phân đốt, hình thành bộ xương ngoài, xuất hiện ống khí (cơ quan hô
hấp) vàống manpighi (là cơ quan bài tiết)của nhóm sống trên cạn



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iống tốt, cho năng suất
cao, kháng bệnh và sâu tốt, kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, luân canh, thay đổi
giống nuôi, trồng...
Sử dụng các biện pháp cơ học và lý học: Diệt trừ sâu hại bằng cách dùng bẫy
đèn, hào nước, bắt bằng tay, vợt, ánh nắng, tia cực tím...
Các biện pháp hoá học: Sử dụng hạn chế, phải đúng lúc và đúng thuốc, nên sử
dụng nhiều thuốc có nguồn gốc thảo mộc.
Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch của sâu hại như côn trùng ký sinh, bắt
mồi ăn thịt (ong ký sinh, bọ rùa, kiến, cá...). Sử dụng các nguồn bệnh sẵn có như vi
khuẩn, nấm (vi khuẩn Bacilus thuringiensis, vi nấm Bauveria basiana, vi rút...).
Nhìn chung không thể loại bỏ một biện pháp nào cả trong đấu tranh chống sâu
hại, tuy nhiên biện pháp sinh học vẫn đang được khuyến khích sử dụng ngày càng
nhiều và hiệu quả thật to lớn vì những tính chất ưu việt của nó.
3. Nguồn gốc và hướng tiến hoá của Có ống khí
Tổ tiên của chúng là giun đốt (nhóm giun nhiều tơ). Trong các nhóm động vật
chân khớp thì nhóm Có khí quản đã thích nghi với điều kiện trên cạn từ rất sớm.
Chúng sống trong đất ẩm, thảm mục hay trên bề mặt đất. Tuy vậy chúng vẫn có
nhiều đặc điểm có quan hệ với đời sống dưới nước như phân đốt đồng hình, hô hấp
qua bề mặt cơ thể, hệ bài tiết biến đổi từ hậu đơn thận... Để thích nghi với điều kiện
sống trên cạn, có ống khí đã hình thành đầu có số đốt ổn định, hình thành cơ quan
hô hấp là ống khí, cơ quan bài tiết là ống malpighi.... Nhiều chân còn có nhiều đặc
điểm cổ như phân đốt đồng hình, nhiều đốt, chưa phân biệt phần ngực với phần
bụng, bụng còn phần phụ chuyển vận... Ngược lại côn trùng thì tiến hoá theo hướng
ổn định phần ngực và phần phụ ngực (đặc biệt là xuất hiện cánh giúp cho côn trùng
phát tán nhanh chóng), phần phụ bụng tiêu giảm, số đốt bụng thu gọn. Bên cạnh đó
côn trùng còn hình thành nhiều đặc điểm quan trọng như hoàn chỉnh ống khí, ống
malpighi, tăng cường tầng cuticun chống mất nước, thụ tinh trong... Nhờ vậy côn
194Simpo PDF Merge and Split Unregistered phiên bản -
trùng phát triển rất mạnh và đã chiếm lĩnh hầu hết mọi sinh cảnh và nhanh chóng
thích nghi mà ít nhóm động vật nào sánh được.
Đối với lớp động vật nhiều chân thì nhóm động vật chân môi là nhóm cổ hơn
thể hiện số đốt nhiều, phân đốt đồng hình, còn nhóm chân kép thì phân hoá xa hơn
do cơ thể đã có hiện tượng tập trung từng đôi đốt.
Đối với lớp côn trùng thì nhóm Hàm trong (Hàm ẩn) còn gần với tổ tiên hơn thể
hiện các đặc điểm như chưa có cánh, chưa có biến thái, phần bụng còn nhiều đốt và
vết tích phần phụ. Tuy vậy phần phụ miệng ẩn kín trong xoang miệng đã thể hiện sự
gắn bó với môi trường đất và thảm mục. Nhóm Hàm ngoài (Hàm lộ) phát triển theo
hướng ổn định số đốt, phát triển phần phụ miệng, hình thành cánh, xuất hiện biến
thái... Đầu tiên xuất hiện nhóm biến thái không hoàn toàn, sau đó xuất hiện nhóm
biến thái hoàn toàn (sớm hơn 70 triệu năm).
Hoá thạch cổ nhất của động vật nhiều chân tìm thấy vào đầu kỷ Đevon, cách
đây khoảng 400 triệu năm, sau đó 20 triệu năm (Đevon giữa) mới xuất hiện côn
trùng cổ như bộ Đuôi bật (Collembola), Hàm cổ (Archaetognatha). Nhóm côn trùng
có cánh xuất hiện sau đó 80 triệu năm (cuối cacbon) gần như đồng thời với các
nhóm côn trùng cổ còn tồn tại đến ngày nay như các bộ Gián, Chuồn chuồn, Phù
du... Thời gian mà nhóm côn trùng có cánh chiếm lĩnh không gian ít nhất tới 100 triệu
năm, khi mà bò sát hay chim chưa xuất hiện (hình 9.65).
195
Hình 9.65 Quan hệ phát sinh của côn trùng (theo Hickman)
Hàm hở
Phát triển trực tiếp
Biến thái nửa
Có cánh
Cánh xếp trên thân
Hàm kín
Râu nhỏ,
bụng kéo dài
Biến thái đủ
Râu phát triển, bàn
chân 4 đốt, cánh sau
dạng màng
Phàn phụ miệng
tiêu giảm; râu nhỏ
Miệng kiểu nghiền
Simpo PDF Merge and Split Unregistered phiên bản -
V. Nguồn gốc và tiến hoá của động vật Chân khớp
Việc xác định nguồn gốc của chân khớp đã cho thấy chúng có nguồn gốc từ
giun nhiều tơ (trước đây người ta đã xếp chung động vật giun đốt và chân khớp vào
một nhóm chung được gọi là ngành phân đốt (Articulata).
Con đường chuyển từ giun đốt sang chân khớp là theo hướng phức tạp hoá
cấu tạo cơ thể, cụ thể là sự phân đốt từ đồng hình sang dị hình, phức tạp hoá cấu
trúc vỏ cơ thể như hoàn chỉnh biểu bì, phân hoá bao biểu mô cơ thành bó cơ, hình
thành thể xoang hỗn hợp, biến đổi chi bên thành phần phụ phân đốt, hình thành tim
từ mạch máu lưng, phát triển mắt kép và nhất là quá trình đầu hoá (biến đổi các đốt
phía trước thành đầu và phần phụ của chúng thành phần phụ miệng). Về nội quan
thì phát triển ống khí và ống malpighi (ống malpighi vừa có khả năng bài tiết vừa có
khả năng tái hấp thu nước); hình thành quá trình thụ tinh trong... Gần đây người ta
phát hiện loài giun nhiều tơ sống trong đất ẩm ở Malaixia (Lycastis vivax,
Lycastopsis amboinensis) có cấu tạo thích nghi với điều kiện trên cạn như có vỏ
cuticun dày, các hốc da giống như mầm của các khí quản, nhánh bụng của chi bên
phân đốt. Điều này gợi cho ta bước chuyển từ tổ tiên giun đốt của động vật chân
khớp đến tổ tiên chân khớp của động vật có khí quản ở cạn là nhóm nhiều chân.
Động vật chân khớp đã sớm phân hoá thành nhiều nhánh khác nhau về mức
độ đầu hoá, sự phân đốt của trưởng thành và ấu trùng...
Nhánh tiến hoá sớm nhất và thấp nhất là ngành Trùng ba thùy, xuất hiện từ Đại
cổ sinh. Khác với nhóm Có mang là không có đôi râu ngoài, phần phụ đầu không
phân biệt với phần phụ ngực. Trùng ba thùy chỉ tồn tại đến cuối Đại cổ sinh, thế hệ
con cháu của chúng hình thành nên động vật Có kìm. Đôi râu thứ nhất mất đi, phần
phụ đầu biến đổi thành đôi kìm, đôi chân xúc giác và 2 đôi chân. Hai đôi phần phụ
của thân thường hợp với đầu làm thành phần phụ của khối đầu ngực. Phần phụ của
các đốt bụng trước thường làm nhiệm vụ hô hấp, các đôi sau tiêu giảm. Như vậy
Trùng ba thuỳ là nhóm trung gian để chuyển từ Giun nhiều tơ sang Có kìm. Trong
nhóm Có kìm thì động vật Giáp cổ còn giữ đặc điểm hô hấp bằng mang, còn Hình
nhện chuyển lên đời sống trên cạn.
Nhánh tiến hoá thứ 2 là động vật Có mang được đặc trưng là 4 đốt thân trước
hình thành đầu mang 4 đôi phần phụ là đôi râu ngoài và 3 đôi hàm. Tuy nhiên mức
độ đầu hoá ở giáp xác còn thấp: đầu của Chân mang (Branchiopoda), giáp xác lớn
còn là đầu nguyên thuỷ (protocephalon).
Nhánh thứ 3 là động vật Có khí quản. Khi chuyển lên trên cạn, chúng đã mất đi
một số đặc điểm của giun đốt và hình thành nên một số đặc điểm mới về cấu tạo
như phần phụ một nhánh, mất mang, ống dẫn thể xoang còn lại ở một số loài, còn
phần lớn được thay thế bằng ống malpighi, râu tương ứng với râu trong của giáp
xác. Bốn đốt đầu tập trung thành 1 khối, phần phụ 3 đốt đầu sau hình thành phần
phụ miệng.
Ba nhánh trên phân hoá rất sớm, mỗi nhóm chân khớp đều có đốt ấ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top