daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP ............................... 3
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ....................................................................................................................4
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH............................................................................................................................................. 4
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................... 6
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC.......................................................................................................................................................11
LỚP 1 .................................................................................................................................................................................13
LỚP 2 .................................................................................................................................................................................15
LỚP 3 .................................................................................................................................................................................17
LỚP 4 .................................................................................................................................................................................19
LỚP 5 .................................................................................................................................................................................21
LỚP 6 .................................................................................................................................................................................23
LỚP 7 .................................................................................................................................................................................25
LỚP 8 .................................................................................................................................................................................28
LỚP 9 .................................................................................................................................................................................30
LỚP 10 ...............................................................................................................................................................................33
LỚP 11 ...............................................................................................................................................................................36
LỚP 12 ...............................................................................................................................................................................39
VI. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG.........................................................................................43
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC..................................................................................................................................44
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.........................................................................453
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung
học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng,
thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những
kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc
giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá
những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả
năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá
nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn
giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
– Giai đoạn giáo dục cơ bản:
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện
bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu
một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt
động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai
để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung4
học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.
Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan
đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với
nghề nghiệp tương lai.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu
cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát
triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các quan điểm sau:
1. Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí
luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng
nghiệp hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động hướng nghiệp; bản sắc
văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại.
2. Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình
được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động
thống nhất: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động
hướng nghiệp.
3. Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, cách,
không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và
các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học.
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng
với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành,5
phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung
quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống
và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc
của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.
2. Mục tiêu cấp tiểu học
Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực
hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành
những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.
3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành
vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm
với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng
lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực
nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện
phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.
4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu
học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các
điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc
sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp
tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.6
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ
yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực
tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích
ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Yêu cầu cần đạt về các năng
lực đặc thù này được thể hiện trong bảng sau:
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI CUỘC SỐNG
Hiểu biết về
bản thân và môi
trường sống
– Nhận biết được sự thay đổi
của cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ
của bản thân.
– Hình thành được một số
thói quen, nếp sống sinh hoạt
và kĩ năng tự phục vụ.
– Nhận ra được nhu cầu
phù hợp và nhu cầu không
phù hợp.
– Phát hiện được vấn đề và tự
tin trao đổi những suy nghĩ
– Xác định được những nét đặc
trưng về hành vi và lời nói của
bản thân.
– Thể hiện được sở thích của
mình theo hướng tích cực.
– Thể hiện được chính kiến khi phản
biện, bình luận về các hiện tượng xã
hội và giải quyết mâu thuẫn.
– Giải thích được ảnh hưởng của
sự thay đổi cơ thể đến các
trạng thái cảm xúc, hành vi của
– Xác định được phong cách của
bản thân.
– Thể hiện được hứng thú của
bản thân và tinh thần lạc quan về
cuộc sống.
– Thể hiện được tư duy độc lập và
giải quyết vấn đề của bản thân.
– Đánh giá được điểm mạnh, yếu và
khả năng thay đổi của bản thân.
– Khẳng định được vai trò, vị thế của
cá nhân trong gia đình, nhà trường và7
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
của mình.
– Chỉ ra được sự khác biệt
giữa các cá nhân về thái độ,
năng lực, sở thích và hành
động.
– Nhận diện được một số
nguy hiểm từ môi trường
sống đối với bản thân.
bản thân.
– Tìm được giá trị, ý nghĩa của
bản thân đối với gia đình và
bạn bè.
– Giải thích được tác động của sự
đa dạng về thế giới, văn hoá, con
người và môi trường thiên nhiên
đối với cuộc sống.
– Nhận biết được những nguy cơ
từ môi trường tự nhiên và xã hội
ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
xã hội.
– Giải thích được vì sao con người,
sự vật, hiện tượng xung quanh luôn
biến đổi và rút ra được bài học cho
bản thân từ sự hiểu biết này.
– Phân tích được ảnh hưởng của môi
trường tự nhiên và xã hội đến sức
khoẻ và trạng thái tâm lí của cá nhân
và chỉ ra được sự tác động của con
người đến môi trường tự nhiên, xã hội.
Kĩ năng điều
chỉnh bản thân
và đáp ứng với
sự thay đổi
– Đề xuất được những cách
giải quyết khác nhau cho
cùng một vấn đề.
– Làm chủ được cảm xúc,
thái độ và hành vi của mình
và thể hiện sự tự tin trước
đông người.
– Tự lực trong việc thực hiện
một số việc phù hợp với lứa
tuổi.
– Biết cách thoả mãn nhu cầu
phù hợp và kiềm chế nhu cầu
– Vận dụng được kiến thức, kĩ
năng đã học để giải quyết vấn đề
trong những tình huống khác nhau.
– Làm chủ được cảm xúc của bản
thân trong các tình huống giao
tiếp, ứng xử khác nhau.
– Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ
năng cần thiết để đáp ứng với
nhiệm vụ được giao.
– Thực hiện được các nhiệm vụ
với những yêu cầu khác nhau.
– Thể hiện được cách giao tiếp,
– Điều chỉnh được những hiểu biết,
kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân
phù hợp với bối cảnh mới.
– Thay đổi được cách suy nghĩ, biểu
hiện thái độ, cảm xúc của bản thân
để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ,
hoàn cảnh mới.
– Thể hiện được khả năng tự học
trong những hoàn cảnh mới.
– Thực hiện được các nhiệm vụ trong
hoàn cảnh mới.
– Thể hiện được sự tự tin trong
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh Trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị Luận văn Sư phạm 1
D Giáo án khối 2 sách luyện tập tin học theo phân phối chương trình của sở GDĐT TP.HCM Luận văn Sư phạm 0
T Xây dựng chương trình quản lý giáo viên trường THPT Hàng Hải Luận văn Kinh tế 0
T Chương trình an sinh giáo dục trong bảo hiểm thất nghiệp Luận văn Kinh tế 0
T Xây dựng chương trình quản lý giáo viên trường Mầm non Quán Toan Công nghệ thông tin 2
D Giáo án Hình học 12 - Chương III: Phương trình đường thẳng trong không gian Luận văn Sư phạm 0
D Sử dụng phần mềm ActivInspire giúp người học tìm hiểu kiến thức Chương 2, 3, 4 và 5 Giáo trình Thiên Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển chương trình nghiệp vụ bổ trợ cho các giáo viên Luận văn Sư phạm 0
N Ảnh hưởng của chương trình giáo dục mầm non hiện hành đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy hoc c Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top