coicomnhom

New Member

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu các giao thức liên mạng IP và ứng dụng của nó trong Internet





Giao thức phân giải địa chỉ ARP là một giao thức thuộc lớp mạng, giúp tìm địa chỉ vật lý của trạm đích. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng một bảng ánh xạ địa chỉ IP về địa chỉ vật lý và bảng này được lưu trong vùng nhớ tạm (ARP cache). Có 2 loại địa chỉ vật lý là: địa chỉ thay mặt bởi Ethernet, có địa chỉ phần cứng lớn và cố định và địa chỉ đại diên bởi proNET, có các địa chỉ phần cứng nhỏ và dễ cấu hình hơn. Vì thế cũng có 2 phương pháp ánh xạ địa chỉ vật lý là:
Ánh xạ địa chỉ trực tiếp: phương pháp ánh xạ này được áp dụng cho mạng proNET. Mạng này sử dụng các số nguyên nhỏ cho các địa chỉ vật lí và cho phép người sử dụng được phép chọn địa chỉ phần cứng khi cài đặt mạch giao tiếp vào máy tính. Người ta thường chọn địa chỉ phần cứng sao cho nó có các phần giống với địa chỉ IP. Sau đó, khi cài đặt mạch giao tiếp mạng, người ta sẽ chọn một địa chỉ vật lí tương ứng với địa chỉ IP đó. Với các mạng proNET việc tính địa chỉ vật lí từ địa chỉ IP thật là đơn giản. Việc ánh xạ này cũng có ưu điểm là không cần tham khảo với địa chỉ bên ngoài và khi có sự thêm bớt máy tính trong mạng cũng không ảnh hưởng đến độ chính xác của việc ánh xạ này.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệc chuyển tải đầy đủ thông tin đến một vùng tự trị AS với các chính sách định tuyến cần thiết, [11].
D. Quá trình xử lý định tuyến
Để hiểu rõ quá trình xử lý định tuyến ta xét ví dụ như Hình 3.7. Trong ví dụ này ta giả sử có 4 mạng nối với nhau thông qua các bộ định tuyến R1, R2, R3. Trong mỗi bộ định tuyến sẽ có các bảng định tuyến ghi rõ các đường đi, địa chỉ của mạng mà mình cần tới. Ở đây ta xét bảng định tuyến của R2 thể hiện ở Bảng 3.5. Nó cho biết đường đi mà bộ định tuyến R2 sử dụng. Bởi vì R2 nối trực tiếp vào các mạng 20.0.0.0 và 30.0.0.0, nó có thể sử dụng phương pháp phát chuyển trực tiếp để gửi tin tức hay dữ liệu tới một máy trên các mạng này. Ví dụ nếu có một gói tin gửi cho một máy trên mạng 40.0.0.0, R2 sẽ chuyển nó tới địa chỉ của bộ định tuyến R3 là 30.0.0.2, kế tiếp R3 sẽ phát chuyển gói tin một cách trực tiếp tới máy tính thuộc mạng 40.0.0.0. Gói tin từ R2 có thể đến được địa chỉ 30.0.0.2 bởi vì cả R2 và R3 đều được nối trực tiếp vào mạng 30.0.0.0. Hay một gói tin muốn gửi đến một máy thuộc mạng 10.0.0.0 thì bộ định tuyến R2 sẽ chuyển nó tới địa chỉ của bộ định tuyến R1 là 20.0.0.1, từ đó R1 sẽ chuyển datagram trực tiếp tới máy thuộc mạng 10.0.0.0. Do cả R1 và R2 đều nối trực tiếp với mạng 20.0.0.0 nên gói tin từ R2 có thể tới được địa chỉ 20.0.0.1. Tương tự như thế mà ở các bộ định tuyến R1 và R3 cũng có 1 bảng định tuyến từ đó giúp 4 mạng trên có thể liên thông với nhau, [10].
Hình 3.7. Mô hình 4 mạng nối với nhau qua 3 bộ định tuyến
Bảng 3.5. Bảng định tuyến của R2
Mạng cần đến
Định tuyến đến địa chỉ
20.0.0.0
Phát trực tiếp đến 20.0.0.2
30.0.0.0
Phát trực tiếp đến 30.0.0.1
10.0.0.0
20.0.0.1
40.0.0.0
30.0.0.2
Nguồn: luận văn tốt nghiệp, “ Giao thức IP và ứng dụng trong công nghệ VoIP”, Ngô Minh Khánh.
3.2.4. Địa chỉ IPv4
Trong việc truyền thông tin trên liên mạng Internet, thì điều cốt yếu là các gói tin phải đi tới đúng đích. Do đó, việc xác định đúng và duy nhất một host cho truyền thông là vô cùng quan trọng. Giao thức IP cung cấp một phương pháp đánh địa chỉ cho phép làm điều đó. Mỗi một host trên mạng tại một thời điểm được nhận dạng bằng một địa chỉ IP phiên bản 4 duy nhất không trùng lặp với bất kỳ host nào khác. Mỗi địa chỉ IPv4 là một số nguyên 32 bit biểu diễn dưới dạng 4 octets phân cách nhau bằng dấu chấm.
3.2.4.1. Các thành phần của địa chỉ IPv4
Cũng giống như các giao thức lớp mạng khác, địa chỉ IP dùng để định tuyến cho các IP datagram đi đến đích mong muốn. Địa chỉ IP được coi như là ký tự nhận dạng duy nhất để phân biệt các host trên mạng với nhau và giúp xác định vị trí chính xác của các máy trong mạng. Mỗi host trên mạng được ấn định một địa chỉ IP 32 bit duy nhất gồm 2 phần chính: chỉ số mạng và chỉ số host.
Chỉ số mạng dùng để xác định mạng và chỉ số này phải do trung tâm thông tin mạng InterNIC (Internet Network Information Center) phân phối, nếu mạng này thuộc liên mạng. Nhà cung cấp dịch vụ liên mạng ISP (Internet Service Provide) có thể có được các khối địa chỉ mạng từ InterNIC và chính nó cũng có thể phân phối vùng địa chỉ khi cần thiết. Chỉ số host dùng để nhận dạng host, phần này được ấn định bởi nhà quản lý mạng cục bộ.
3.2.4.2. Biểu diễn địa chỉ IPv4
Địa chỉ IPv4 là một nhóm gồm 32 bit chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 8 bit. Mỗi một bit trong nhóm có một trọng số nhị phân theo thứ tự các bittương ứng: 128, 64, 32, 16, 8, 4, 2, 1. Bốn nhóm bit này chia làm 2 phần: phần mạng và phần host. Phần mạng là duy nhất trên toàn liên mạng, còn phần host là duy nhất trong một mạng. Cấu trúc địa chỉ IPv4 được diễn tả cụ thể trong Hình 3.8.
Nguồn: luận văn tốt nghiệp,“ Nghiên cứu giao thức TCP/IP và ứng dụng của TCP/IP”, Trần Thị Bích Ngọc
Hình 3.8. Cấu trúc chung của một địa chỉ IPv4
Địa chỉ IPv4 nếu biểu diễn đúng thì gồm 32 bit 0 hay 1 đứng gần nhau và cứ 8 bit thì cách nhau một dấu chấm. Nhưng biểu diễn như thế thì quá dài và không được tiện lợi, vì thế địa chỉ IPv4 thường được biểu diễn dưới dạng thập phân giúp dễ nhớ. Ở dạng thập phân, địa chỉ IPv4 gồm các số cách nhau bởi dấu chấm. Mỗi số có giá trị nhỏ nhất là 0 (các bit trong nhóm của địa chỉ dạng nhị phân đều là 0) và giá trị lớn nhất là 255 (các bit của nhóm địa chỉ nhị phân đều là 1), [9, tr 121].
Phép toán giúp chuyển đổi địa chỉ dạng thập phân sang điạ chỉ nhị phân và ngược lại đó là trừ dần và cộng dồn. Quy tắc chuyển thập phân thành nhị phân (quy tắc trừ dần): lấy số thập phân trừ dần với các số 128, 64, 32, 16, 8, 4, 2, 1. Nếu trong phép trừ, số trừ mà lớn hơn hay bằng số bị trừ thì ta được 1, còn nếu số trừ nhỏ hơn số bị trừ thì ta có số 0. Sau khi thực hiện xong các phép trừ, ta được số nhị phân là các số 1 và 0 xếp theo trình tự của các phép trừ.
Ví dụ ta lấy một số dạng thập phân là 199 khi chuyển qua nhị phân tính theo trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Ví dụ về phương pháp trừ dần
2n (n=0 à7)
128
64
32
16
8
4
2
1
Trừ dần
199-128 = 71
71-64=7
7-4=3
3-2=1
1-1= 0
Nhị phân
1
1
0
0
0
1
1
1
Nguồn: luận văn tốt nghiệp,“ Nghiên cứu giao thức TCP/IP và ứng dụng của TCP/IP”, Trần Thị Bích Ngọc
Kết quả ta có số nhị phân: 11000111. Ngược lại, ta có thể đổi số nhị phân sang thập phân theo phương pháp cộng dồn. Ta thực hiện lấy từng con số cuả số nhị phân nhân với các số 128, 64, 32, 16, 8, 4, 2, 1 theo thứ tự. Sau đó, cộng dồn tất cả các kết quả lại ta sẽ được số thập phân tương ứng. Ví dụ, lấy số nhị phân thu được từ kết quả cuả phép tính trên là 11000111 chuyển lại thành số thập phân theo quy tắc cộng dồn trong Bảng 3.7, [3].
Bảng 3.7. Ví dụ về phương pháp cộng dồn
2n (n=0 à7)
128
64
32
16
8
4
2
1
Nhị phân
1
1
0
0
0
1
1
1
Cộng dồn
128
64
0
0
0
4
2
1
Nguồn: luận văn tốt nghiệp,“ Nghiên cứu giao thức TCP/IP và ứng dụng của TCP/IP”, Trần Thị Bích Ngọc
Sau khi cộng dồn: 128 + 64 + 4 + 2 + 1 = 199 ta được số thập phân ban đầu. Từ đó, dựa vào cấu trúc địa chỉ để tính số mạng và số host theo công thức sau:
Số mạng = 2(số bit biểu diễn)
Số host = 2(số bít biểu diễn thật sự) – 2 ( 1 địa chỉ quảng bá và 1 địa chỉ mạng).
Trên công thức tính số host ta trừ đi 2 là vì 2 địa chỉ này không được dùng. Nó gồm một địa chỉ quảng bá là địa chỉ IP có phần host chỉ gồm các bit 1. Nó được dùng khi phát dữ liệu tới tất cả các máy trong một mạng cụ thể và một địa chỉ mạng với vùng host trong địa chỉ IP chỉ toàn là bit 0.
Ví dụ ở địa chỉ IP 192.168.1.1 thuộc lớp C thì có địa chỉ quảng bá là: 192.168.1.255 và địa chỉ mạng là: 192.168.1.0. Biểu diễn địa chỉ IP 192.168.1.1 dưới dạng nhị phân và thập phân được thể hiện trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Biểu diễn địa chỉ IP dưới dạng nhị phân và thập phân
Dưới dạng nhị phân
11000000
10100110
00000001
00000001
Dưới dạng thập phân
192 . 168 . 1 . 1
3.2.4.3. Các lớp địa chỉ IPv4
Địa chỉ IP được chia thành 5 lớp là A, B, C, D, E để phù hợp với mục đích và độ lớn khác nhau của từng loại mạn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top